Thứ Ba, 05/11/2024Mới nhất
Zalo

Bản hùng ca xứ Wales tại Euro 2016: Khi nỗi khổ đau cũng có giá trị…

Thứ Tư 06/07/2016 13:44(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

58 năm là cả một đời người! Có những người bất hạnh đã không còn chờ được tới ngày chứng kiến ĐT xứ Wales trở lại một giải đấu lớn song ngược lại, những ai đã được nghe, được thấy, được cảm nhận bầu không khí chiến thắng lúc này phải nói chẳng khác nào lên thiên đường. Càng chịu nhiều đau đớn bao nhiêu, niềm vui giờ càng lớn lao bấy nhiêu.


Xứ Wales nổi tiếng với niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Chả thế mà ngôi sao Gareth Bale luôn khẳng định rằng dù đẳng cấp có thể không bằng ĐT Anh song về tinh thần chiến đấu và sự đam mê cống hiến họ nhỉnh hơn người hàng xóm đáng ghét. Họ có một bài quốc ca mà cảm giác chỉ cần nghe xong tất cả người dân sẵn sàng bước ra chiến trường. Các tuyển thủ xứ Wales cũng vậy và chưa khi nào tại Euro 2016 này chúng ta thấy họ xuất hiện sự lo sợ.

DT xu Wales Khi noi kho dau cung co gia tri… hinh anh
ĐT xứ Wales tại World Cup 1958

Từ đời này qua đời khác, niềm đam mê bóng đá và khao khát chứng kiến ĐTQG xuất hiện ở một giải đấu lớn đã được lan truyền và ngày càng cháy bỏng hơn. Bất kể đã 58 năm qua, ĐT xứ Wales
chẳng thể góp mặt ở VCK World Cup hay Euro, tinh thần ấy vẫn không đổi. Từ lúc biết sút vào quả bóng và gào thét trên đời, những người ở đất nước nằm trên bán đảo phía tây Vương quốc Anh đã tự nguyện cam kết tuyệt đối cùng ĐTQG.

Dù nước Anh có hàng loạt siêu sao đời này qua đời khác, Scotland từng 5 lần tham dự World Cup liên tiếp (1974-1990), Bắc Ireland có Gerry Armstrong tỏa sáng rực rỡ tại World Cup 1982, họ vẫn không có ý định “phản bội” ĐT xứ Wales. Cũng đã có biết bao cầu thủ tới từ vùng đất có dân số khoảng 3 triệu người đã được chiêu dụ để chuyển sang khoác áo cho các đội tuyển khác thuộc Vương quốc Anh song đã từ chối (bao gồm cả Gareth Bale). 

Từ khi còn là một đứa trẻ, phần lớn trong số họ đã ngồi trước TV hoặc được gia đình đưa tới những nơi đông người để xem ĐTQG thi đấu. Trong lịch sử, Wales đã sản sinh ra nhiều cầu thủ tên tuổi như Leighton James, John Toshack, Neville Southall, Ryan Giggs, Gary Speed, Ian Rush, Mark Hughes hay Craig Bellamy… nhưng đồng thời cũng chìm trong một lời nguyền tưởng chừng không bao giờ chấm dứt.

DT xu Wales Khi noi kho dau cung co gia tri… hinh anh 2
Kể từ đó, họ biến mất ở các giải đấu lớn

Kể từ khi dừng chân trước Brazil ở tứ kết World Cup 1958 bởi bàn duy nhất của Vua bóng đá Pele, làm nền cho một tài năng lớn bắt đầu ra mắt thế giới, xứ Wales đã không thể giành quyền tham dự một giải đấu lớn. Không một ai trong số các tuyển thủ xứ Wales dự Euro 2016 hiện nay ra đời trước thời khắc gây tranh cãi vào năm 1977 khi họ thua Scotland bởi bàn thắng bằng tay của Joe Jordan và đánh mất cơ hội dự giải đấu lớn lần đầu tiên sau 20 năm.

Nó như thể sự khởi đầu của sự bất công dành cho liên tiếp các thế hệ tiếp theo của xứ Wales. Những giọt nước mắt của “Những chú rồng” đã rơi vào năm 1985 khi lịch sử lặp lại và người Scotland lại một lần nữa giật lấy giấc mơ của họ. Trước lượt trận cuối cùng vòng loại World Cup 1994, thế hệ của những Southall, Rush, Speed, Giggs... bằng điểm Romania và cần một chiến thắng để lọt vào VCK nhưng rốt cục đã thua 1-2 ngay tại Cardiff bởi bàn thua trong những phút cuối.

Xứ Wales: Trên đôi cánh của rồng đỏ thần thoại
Trong lần đầu tiên tham dự Euro, xứ Wales đang viết nên một câu chuyện cổ tích thật sự, giống như những gì mà họ đã làm được ở World Cup 1954, giải đấu mà họ...

Năm 2003, xứ Wales chỉ còn cách ngày hội bóng đá tại Bồ Đào Nha sau đó 1 năm có 2 lượt trận play-off với Nga. Song ai ngờ sau trận hòa 0-0 lượt đi, họ lại gục ngã trên sân “Thiên niên kỷ” tại Cardiff bởi bàn thua duy nhất tới từ Vadim Evseev. Đã có quá nhiều tổn thương đã đến với những thế hệ cha ông và có cảm giác mỗi hậu bối xứ Wales ngày nay đều bị ám ảnh mỗi khi bước vào vòng loại các giải đấu lớn.

Quan trọng là niềm tin và hy vọng nơi người hâm mộ của đất nước này thì vẫn nguyên, trở thành nền tảng cho thành công trong thời đại mới. Từ khi lên nắm quyền tại ĐTQG thay cho người bạn Gary Speed qua đời vì tự sát, Chris Coleman đã thực hiện một cuộc cách mạng. Ông không ngần ngại trao cơ hội cho những mầm non tương lai của xứ Wales và trải qua thời gian, họ càng bản lĩnh hơn.

DT xu Wales Euro 2016
Euro 2016 đánh dấu sự trở lại ấn tượng của "Những chú rồng"

Ngoại trừ trận thua thiếu may mắn trước Anh trong những phút cuối, xứ Wales đã toàn thắng 2 trận còn lại vòng bảng để giành ngôi đầu và chỉ phải hàng xóm khác là Bắc Ireland tại vòng 1/8. Vượt qua với tỷ số 1-0, thử thách thực sự đã tới với “Những chú rồng” khi đụng Bỉ ở tứ kết. Nhưng bất kể bị đánh giá thấp hơn nhiều, bất kể đã bị dẫn trước từ sớm, thầy trò Coleman vẫn thể hiện sức tranh đấu khủng khiếp đã trở thành thương hiệu và ngược dòng thắng lại 3-1.

Ngày hội bóng đá tại Pháp hè này đã kéo dài dài hơn so với dự kiến với người dân xứ Wales song họ chưa hề muốn dừng lại. Câu khẩu hiệu “Đừng bắt tôi về nhà!” được căng ra trước cổng sân Stade Pierre-Mauroy hôm vừa rồi hóa ra không phải chỉ để cho vui. Sau biết bao chờ đợi và thất vọng, ĐT xứ Wales đã đền đáp xứng đáng cho người dân của mình. Họ giống như một chú chim trong truyền thuyết nhiều năm không bay, nhiều năm không hót nhưng khi đã bay thì vút tận trời xanh, đã hót thì khiến người người khiếp sợ.

Câu chuyện của xứ Wales chỉ ra một điều rằng đôi khi những khổ đau không phải là dấu chấm hết. Tới một lúc nào đó, người ta sẽ nhận ra rằng nó sẽ càng làm tôn vinh thêm những niềm vui sau này. Cũng như những kẻ thù vậy, họ từng khiến ta khó chịu nhưng đôi khi lại như những người bạn khiến ta có thêm động lực để vươn lên. Dù điều gì có xảy ra ở trận bán kết với Bồ Đào Nha, Bale cùng đồng đội vẫn là những người anh hùng của ĐTQG, của cả bán đảo 3 triệu dân này.   

Mạnh Hùng

⇒ Xem bóng đá online và thông tin chuyển nhượng mới nhất.
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

Tấm gương EURO 2016: Bóng đá là không từ bỏ

(Bongda24h.vn) – Bóng đá là một trò chơi của tập thể mà mỗi cá nhân đều phải thi đấu vì lợi ích chung của cả đội. Ở một góc độ nào đó, mỗi cầu thủ cần hiểu rõ đúng thực lực của mình để có nên tiếp tục cống hiến cho đội bóng hay nhường chỗ cho những cái tên khác xứng đáng hơn. Những nhà vô địch EURO 2016 đã cho chúng ta thấy được bài học đó.

Xem thêm
top-arrow
X