ĐT Iran rời World Cup 2018: Khi phụ nữ được phép vào sân
Thứ Sáu 29/06/2018 20:41(GMT+7)
Suýt tiễn Bồ Đào Nha về nước, ĐT Iran rời World Cup 2018 trong thế ngẩng cao đầu, đặc biệt trong thời gian nửa tháng ngắn ngủi đó, nhiều phụ nữ Iran lần đầu tiên có cơ hội bước vào sân cổ vũ cho đội tuyển.
Ấn tượng Á châu
Khác với sự bạc nhược quốc gia láng giềng Saudi Arabia, ĐT Iran để lại ấn tượng mạnh mẽ với lối chơi kiên cường. Nằm tại bảng đấu cực khó với sự xuất hiện của hai ông kẹ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Iran vẫn chiến đấu đến phút cuối mang đến sự kịch tính cho bảng B World Cup 2018.
|
ĐT Iran rời World Cup 2018 nhưng vẫn để lại ấn tượng mạnh. |
Không theo đuổi lối chơi có phần "vẽ vời" như Saudi Arabia, ĐT Iran chơi thứ bóng đá phòng ngự phản công hiện đại, uy hiếp đối thủ bằng những tình huống bóng dài và bóng bổng. Với chiều cao trung bình 183.4 cm, Iran đứng thứ 12 trong danh sách những đội cao nhất World Cup 2018.
Nhờ thế mà từ đội bóng bị đánh giá thấp nhất bảng, Iran suýt tạo nên địa chấn để giành vé vào vòng 16 đội.
Iran thường chơi lép vế trước các đối thủ nhưng sẵn sàng tạo cú bật trong những cơ hội lên bóng ít ỏi. Đặc biệt, sự bền bỉ của Iran là điều cả ba đội bóng tại bảng B đều cảm thấy khó chịu. Ma-rốc thua ở những phút bù giờ từ một pha phạt góc, Bồ Đào Nha cũng thua ở phút bù giờ.
|
ĐT Iran rời World Cup 2018 nhưng khiến Bồ Đào Nha - ĐKVĐ châu Âu phải toát mồ hôi hột. |
Thậm chí ở những phút cuối cùng, nếu cú sút của Mehdi trong thế đối mặt có thể thành bàn, Cristiano Ronaldo và đồng đội sẽ phải xách vali về nước. Còn Iran có cơ hội tạo nên lịch sử với lần đầu tiên vượt qua vòng bảng ở một kỳ World Cup.
Cùng với Nhật Bản, Iran đã có thế giới thấy sự tiến bộ nhanh chóng của bóng đá châu Á. Đó là cơ sở để lục địa đông dân nhất thế giới tự tin hơn khi bước ra đấu trường thế giới trong những năm sau này.
World Cup 2018 cho nữ giới
Kể từ 1980, một năm sau cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran, lệnh cấm nam giới và phụ nữ được vào sân vận động cổ vũ cùng lúc được ban hành. Đã bốn thập kỷ trôi qua, các sân vận động gần như trở thành nơi riêng của cánh đàn ông khi phụ nữ chẳng được bước vào.
|
Người hâm mộ của ĐT Iran tại World Cup 2018 kêu gọi các SVĐ tại Iran cho phép nữ giới vào sân cổ vũ. |
Vì một phần lý do liên quan đến chính trị, nhiều người Iran háo hức tới Nga trong dịp World Cup 2018. Trước trận gặp Tây Ban Nha, 15.000 người hâm mộ Iran tập trung ở Tatarstan, thủ phủ của Kazan. Họ hát vang và cùng nhau nhảy múa.
Không ít phụ nữ lần đầu tiên được hưởng cảm giác bước vào sân vận động.
Một CĐV nữ Iran chia sẻ trên Omnisport: "Tôi chưa bao giờ vào sân trước kia, tôi thực sự mong mọi người cảm nhận được sự phấn khích này, bởi đây là một cảm giác hoàn toàn khác biệt. Tôi thấy rất buồn về việc phụ nữ không được vào sân, chẳng lý gì lại thế cả".
"Tất nhiên là tôi có thể theo dõi các trận đấu qua TV, nhưng việc phụ nữ vào sân cổ vũ trực tiếp chẳng có gì sai trái".
|
Nhiều nữ CĐV Iran lần đầu tiên được hưởng cảm giác vào sân cổ vũ bóng đá. |
Một người khác nói thêm: "Thật buồn khi phụ nữ không được vào sân cổ vũ các trận đấu bóng đá ở Iran. Thế nên rất nhiều người đến đây để cổ vũ cho đội tuyển. Tôi hy vọng trong tương lai, phụ nữ Iran sẽ được vào sân ở các trận đấu tại nước mình".
Ở Iran, vấn đề có dỡ bỏ đạo luật cho phép phụ nữ vào sân vẫn gây tranh cãi. Nhất là khi bóng đá nữ tại quốc gia Tây Á đang phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gần đây. Dù sao đi nữa, World Cup 2018 vẫn là dịp để những người phụ nữ Iran có thể tận hưởng cảm giác mà có lẽ trong đời chưa bao giờ trải qua.
Xem thêm những bài viết khác trên Bongda24h.vn về ĐT Iran tại World Cup 2018:
Như Đạt (TTVN)