Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Điểm lại những trường hợp bị "thổi giá" sau VCK Euro

Thứ Sáu 15/07/2016 09:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Sau mỗi kỳ Euro hoặc World Cup, giá trị chuyển nhượng của nhiều ngôi sao thường bị tăng vọt, đôi khi vượt xa giá trị thực. Chẳng hạn sau kỳ Euro 2016 vừa rồi, một loạt gương mặt của nhà á quân Pháp bị đẩy giá lên mức kinh hoàng như Paul Pogba (120 triệu euro), Antoine Griezmann hay Dimitri Payet (100 triệu euro).

Tuy nhiên không phải lúc nào màn trình diễn tại một giải đấu lớn cũng phản ánh thực chất tài năng của họ. Nhiều câu lạc bộ đã ôm hận vì mua phải những món hàng hớ sau Euro. Nhiều CLB nên nhìn lại bài học từ quá khứ để tránh phạm phải sai lầm ở kỳ chuyển nhượng mùa hè này.

1. Savo Milosevic (Euro 2000, từ Zaragoza sang Parma, 25 triệu euro)

Diem lai nhung truong hop bi thoi gia sau VCK Euro hinh anh
 

 

Chơi ấn tượng trong màu áo Real Zaragoza sau hai mùa giải đầu tiên, nhưng phải đến Euro 2000, tiền đạo của đội tuyển Nam Tư (cũ) mới rực sáng. Anh đoạt danh hiệu Vua phá lưới giải đấu cùng Patrick Kluivert (Hà Lan) với 5 bàn thắng. Vậy là, Parma phải mất tới 25 triệu euro mới có được ngôi sao của giải vô địch bóng đá châu Âu. Song họ nhanh chóng phải thất vọng tràn trề. Milosevic chỉ ghi được có vài bàn cho đến khi bị Lazio đẩy trở lại Zaragoza theo diện cho mượn vào đầu năm 2002 và không bao giờ có cơ hội trở lại thành Rome.

2. Sergio Conceicao (Euro 2000, từ Lazio sang Parma, 17 triệu euro)

Diem lai nhung truong hop bi thoi gia sau VCK Euro hinh anh 2
Conceicao (số 11)

 

Kỳ chuyển nhượng sau VCK Euro 2000 quả thực quá thê thảm với Parma. Ngoài Milosevic, đội bóng từng thuộc tập đoàn bơ sữa Parmalat nổi tiếng số 1 Italia cho đến lúc phải tuyên bố ... phá sản còn đưa về tiền vệ chủ lực của ĐT Bồ Đào Nha ở giải đấu đó, Sergio Conceicao. Cầu thủ sinh năm 1971 này đã ghi tới 3 bàn cho Seleccao (chỉ kém trung phong Nuno Gomes 1 bàn) và có màn trình diễn tổng thể ấn tượng. Nhưng anh rốt cục chỉ ghi được vỏn vẹn 5 bàn thắng cho câu lạc bộ mới và bị thanh lý sau đúng 1 mùa, còn sớm hơn cả đồng đội Milosevic.

3. Andrey Arshavin (Euro 2008, từ Zenit sang Arsenal, 20 triệu euro)

Diem lai nhung truong hop bi thoi gia sau VCK Euro hinh anh 3
 

 

Thực ra, phải 6 tháng sau Euro khi mà đội bóng lâm vào sa sút và cần phải tăng cường nhân sự, Arsenal mới phá lệ chỉ ra một đống tiền để đưa về ngôi sao tuyển Nga. Cần nhớ rằng, từ xưa đến nay, Wenger nổi tiếng keo kiệt, hiếm khi bạo tay trên TTCN nên vào thời điểm đó, bản hợp đồng mang tên Arshavin thực sự là một bom tấn của Arsenal. Tại Euro 2008, tiền đạo sinh năm 1981 này đã thi đấu ấn tượng, giúp tuyển Nga lọt vào bán kết và chỉ chịu thua TBN đội sau đó đoạt chức vô địch. Bản thân Arshavin đã lọt vào đội hình tiêu biểu của giải đấu và là cầu thủ kiến tạo nhiều nhất giải đấu. Bởi thế, Arshavin nghiễm nhiên được coi như một ngôi sao đầy tài năng ngày đến Emirates. Nhưng sau giai đoạn khoảng hơn 1 năm chơi khá ổn, Arshavin bắt đầu sa sút để rồi dần mất chỗ đứng tại Pháo thủ thành London và dứt áo ra đi vào năm 2013 (trở về CLB cũ Zenit). Arshavin rõ ràng là bản hợp đồng không thật sự thành công của Arsenal.

4. Roman Pavlyuchenko (Euro 2008, từ Spartak Moscow sang Tottenham, 18 triệu euro)

Diem lai nhung truong hop bi thoi gia sau VCK Euro hinh anh 4
Pavlyuchenko (số 19)

 

Giống như Arsenal, Tottenham đã mang về một tuyển thủ Nga khác: Roman Pavlyuchenko sau khi quá ấn tượng trước thành tích lọt vào tới bán kết Euro 2008 của đội bóng xứ Bạch Dương. Tiền đạo này đã ghi được 3 bàn ở giải đấu đó, chỉ kém Vua phá lưới David Villa (TBN) 1 bàn cũng như thể hiện tầm ảnh hưởng lên hàng công.  Nhưng chỉ sau vài tháng trăng mật tại câu lạc bộ mới, Pavlyuchenko đã đánh mất mình. Anh thậm chí còn gây hấn với huấn luyện viên trưởng để rồi phải thường xuyên làm bạn với băng ghế dự bị. Ra đi sau 4 mùa giải nhạt nhòa tại sân White Hart Lane, tiền đạo người Nga là bản hợp đồng không đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo Tottenham.

5. Michael Owen (Euro 2004, từ Liverpool sang Real Madrid, 14 triệu euro)

Diem lai nhung truong hop bi thoi gia sau VCK Euro hinh anh 5
 

 

Thần đồng một thời của bóng đá Anh đã nổi tiếng từ khi còn rất trẻ trong màu áo CLB Liverpool và từng thiết lập ra vô số kỷ lục. Sau khi kết thúc Euro 2004, ban lãnh đạo Real Madrid quyết định đưa anh về Santiago Bernabeu. Nhưng đây có lẽ là quyết định sai lầm nhất trong sự nghiệp của Owen. Anh toàn phải làm bạn với băng ghế dự bị trong phần lớn thời gian, do liên tục dính chấn thương cũng như Los Blancos vốn dĩ chưa bao giờ thiếu siêu sao. Chỉ một năm sau, Owen trở lại Premier League khoác áo Newcastle và không bao giờ tìm lại được phong độ đỉnh cao như khi còn khoác áo The Kop. Về sau, chân sút sinh năm 1979 này còn có thời gian thi đấu cho Man Utd.
 

► Xem thêm thông tin lịch thi đấu Ngoại hạng Anh và kết quả bóng đá Anh.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

5 cái tên không ai ngờ sẽ tỏa sáng ở VCK Euro 2016

5 cái tên không ai ngờ sẽ tỏa sáng ở VCK Euro 2016

5 cái tên không ai ngờ sẽ tỏa sáng ở VCK Euro 2016

(Bongda24h.vn) – Cuối cùng thì một kỳ Euro kịch tính và đầy bất ngờ cũng đã hạ màn. Giải đấu năm nay chứng kiến nhiều siêu sao xuất chúng như Thomas Muller, Harry Kane hay Lewandowski thi đấu tậm tịt. Tuy nhiên, có rất nhiều cầu thủ kém tên tuổi hơn đã vụt sáng. Hãy điểm qua 5 cái tên gây ấn tượng nhất trong số đó.

HLV Fernando Santos: Người đàn ông của những viên... “bi sắt”

HLV Fernando Santos: Người đàn ông của những viên... “bi sắt”

HLV Fernando Santos: Người đàn ông của những viên... “bi sắt”

Người phương Tây hay dùng ẩn dụ “có bi” để nói những người đàn ông dũng cảm, quyết đoán, dám nghĩ dám làm (bạn hẳn biết câu chuyện Van Gaal tụt quần cho các cầu thủ Bayern xem “bi” để chứng tỏ ông đủ quyết đoán để loại bất kỳ ai). Và theo cách nói ấy, thì Fernando Santos, HLV của Bồ Đào Nha, là người đàn ông mang... bi sắt!

5 lý do khiến ĐT Pháp nhận thất bại cay đắng trước BĐN

5 lý do khiến ĐT Pháp nhận thất bại cay đắng trước BĐN

5 lý do khiến ĐT Pháp nhận thất bại cay đắng trước BĐN

(Bongda24h.vn) – Đội tuyển Pháp đã bất ngờ gục ngã trước đối thủ bị đánh giá yếu hơn là Bồ Đào Nha dù có lực lượng vượt trội cùng sự cổ vũ từ các khán giả nhà. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến kết cục đáng tiếc này cho đoàn quân thiện chiến của HLV Didier Deschamps.

Tiền đạo Eder: Chàng trai đi về phía mặt trời

Tiền đạo Eder: Chàng trai đi về phía mặt trời

Tiền đạo Eder: Chàng trai đi về phía mặt trời

(Bongda24h.vn) – Chẳng ai dám tin rằng người sẽ quyết định trận chung kết EURO 2016 lại là một chàng trai đến từ băng ghế dự bị, ngay cả khi Mario Gotze đã làm điều tương tự cách đây 2 năm tại Maracana. Nhưng với một cầu thủ luôn mang trong mình tố chất bùng nổ như Eder thì không ai quá sốc với kịch bản đó.

Xem thêm
top-arrow
X