Vài ngày trước Premier League đã công bố lịch thi đấu chính thức của Giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2019/20. Nhưng mùa giải Premier League lần thứ 28 trong lịch sử, sẽ khởi tranh từ ngày 9/8 tới, cũng chứng kiến nhiều bước đột phá quan trọng, gắn liền với những điểm mới được ban hành của IFAB – Hội đồng Liên đoàn bóng đá quốc tế.
Vài ngày trước Premier League đã công bố lịch thi đấu chính thức của Giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2019/20. Nhưng mùa giải Premier League lần thứ 28 trong lịch sử, sẽ khởi tranh từ ngày 9/8 tới, cũng chứng kiến nhiều bước đột phá quan trọng, gắn liền với những điểm mới được ban hành của IFAB – Hội đồng Liên đoàn bóng đá quốc tế.
Bóng chạm tay
Cố ý dùng tay chơi bóng, đương nhiên phạm luật. Điều này quá rõ ràng không cần bàn tới. Chi tiết thay đổi quan trọng nhất chính là việc “vô tình để bóng chạm tay” của cầu thủ tấn công trong một tình huống có thể tạo ra cơ hội ghi bàn hoặc trực tiếp dẫn tới bàn thắng. Những tình huống kiểu này, trọng tài sẽ thổi phạt lỗi dùng tay chơi bóng.
|
Premier League mùa giải mới có gì… mới? |
Một ví dụ đáng chú ý: Ở trận tứ kết lượt về Champions League mùa trước, tiền đạo Tottenham – Fernando Llorente đã vô tình để bóng chạm tay trước tình huống ghi bàn thắng cho đội nhà. Pha ghi bàn được công nhận.Trận đấu đó Tottenham thua 3-4 nhưng đi tiếp vào bán kết sau 2 lượt trận có tỉ số hòa 4-4 và lợi thế ghi nhiều bàn thắng hơn trên sân khách. Mà pha lập công của Llorente chính là điểm mấu chốt. Kể từ mùa tới, những tình huống tương tự kiểu Llorente nếu xảy ra ở Premier League, bàn thắng sẽ không được công nhận, thay vào đó sẽ thổi phạt hành vi “để bóng chạm tay” của cầu thủ tấn công.
Tuy nhiên, nếu bóng chạm tay một cầu thủ phòng ngự ở một khoảng cách quá gần, trong khi tay của cầu thủ phòng ngự khép sát vào thân mình, hoặc cử động tay là hoàn toàn tự nhiên phù hợp với chuyển động chung của cơ thể, trọng tài, theo khuyến nghị của IFAB, sẽ diễn giải theo hướng đó là tình huống không-chủ-ý-dùng-tay chơi bóng và không thổi phạt.
VAR – Trợ lý trọng tài video chính thức được áp dụng
Bàn thắng, tình huống thổi phạt đền, Thẻ đỏ và một số lỗi nặng ảnh hưởng đến diễn biến và kết cục trận đấu (bao gồm cả lỗi việt vị) mà đội ngũ trọng tài trên sân không thể kiểm soát hay theo kịp, đấy là những trường hợp mà VAR sẽ đóng vai trò trợ lý quan trọng.
Đội ngũ VAR của Premier League tại trung tâm phân tích ở Stokley Park, sẽ thông báo tới trọng tài các tình huống quan trọng cần phải xét lại. Video các tình huống cần tới sự hỗ trợ của VAR sẽ được trích xuất theo yêu cầu của trọng tài chính và ngay sau đó được chiếu trên màn hình lớn của các sân vận động tại Premier League (cho tới thời điểm hiện tại, Anfield – Liverpool và Old Trafford – Man Utd là 2 sân hiếm hoi không có màn hình lớn kiểu này) để các CĐV có thể xem ngay tại sân bóng.
Tương tự Bundesliga hay La Liga, những giải đấu đã áp dụng VAR từ mùa trước, trọng tài được quyền yêu cầu các cầu thủ hai đội trở lại sân, dù đã thổi còn kết thúc hiệp một hoặc kết trận, trong trường hợp VAR phát hiện ra một tình huống quan trọng bị bỏ qua, như bàn thắng, thẻ đỏ hay một quả phạt đền.
Thay người
Đây là một thay đổi cực kì quan trọng nhằm rút ngắn khoảng thời gian “chết” trong các trận đấu bóng đá. Theo đó, như tất cả các trận đấu ở bất kì giải đấu nào trên toàn Thế giới, một cầu thủ tại Premier League, kể từ mùa tới, khi được thay ra sẽ BẮT BUỘC phải di chuyển ra đường biên sân gần vị trí của mình nhất, thay vì “túc tắc” ra bắt tay bắt chân đồng đội thế chỗ mình ở khu vực đường biên dọc giữa sân.
Quả phát bóng lên
Luật cũ: Mỗi khi thủ môn (hoặc hậu vệ) thực hiện quả phát bóng lên, các cầu thủ của cả 2 đội phải đứng bên ngoài khu vực 16m50. Quả phát bóng lên chỉ hợp lệ khi bóng ra khỏi vòng cấm địa của đội phát bóng. Cầu thủ, của cả đội tấn công lẫn phòng ngự, cũng chỉ được phép nhận/ chạm bóng ở bên ngoài vòng 16m50.
Luật mới: Khi trái bóng đã-chuyển- động sau cú phát bóng, được tính là hợp lệ và mọi cầu thủ, ở bất kì vị trí nào trên sân đều có quyền tranh chấp (trừ người vừa phát bóng). Luật mới để đảm bảo tính liên tục của một trận đấu bóng đá, giảm bớt các tình huống cố ý câu giờ từ cả hai phía.
Thẻ vàng & Thẻ đỏ
Luật cũ: Nếu trọng tài quyết định phạt thẻ một cầu thủ, sau 1 tình huống phạm lỗi, trận đấu phải tạm dừng và sẽ chỉ tiếp tục khi trọng tài thực hiện xong phần việc của mình.
Nhưng theo luật mới áp dụng từ Premier League 2018/19, nếu phía đội tấn công có ý định thực hiện quả đá phạt nhanh sau tình huống bị phạm lỗi và trong thời khắc ấy trọng tài chưa đưa ra quyết định phạt thẻ, đội tấn công được quyền làm điều đó. Thẻ phạt sẽ được trọng tài rút ra sau khi tình huống bóng đó kết thúc.
Điểm đáng chú ý nằm ở chỗ: nếu cầu thủ phạm lỗi xứng đáng nhận thẻ đỏ trực tiếp mà đội tấn công triển khai đá phạt nhanh thì khi tình huống bóng đó kết thúc, anh ta (tức cầu thủ phạm lỗi nặng trước đó) sẽ CHỈ BỊ PHẠT Thẻ vàng thay vì Thẻ đỏ.
Thả bóng
Theo luật cũ, trọng tài sẽ thực hiện thả bóng và khi trái bóng chạm đất mọi cầu thủ của 2 đội trên sân đều có quyền tranh chấp, trừ phi có chỉ thị đặc biệt từ trọng tài chính hoặc sự đồng thuận giữa cầu thủ hai đội.
Luật mới: nếu vị trí diễn ra hành vi “thả bóng”của trọng tài là ở vòng 16m50 của một đội, thì bóng sẽ được thả về cho thủ môn của đội bóng ngự. Còn nếu vị trí “thả bóng”diễn ra ở ngoài vòng cấm địa 1 trong 2 đội, thì bóng sẽ được “thả” ưu tiêu cho cầu thủ của đội chạm bóng gần nhất trước khi trận đấu tạm dừng. Tất cả cầu thủ còn lại trên sân sẽ phải đứng xa vị trí thả bóng ít nhất 4,5 yards (tức khoảng hơn 4m).
Kỳ nghỉ Đông
Nếu để ý kĩ lịch thi đấu của Premier League 2019/20 chúng ta sẽ thấy một khoảng thời gian “trống” từ sau vòng đấu thứ 28 (ngày 8/2) cho đến trước vòng 29 (ngày 22/2). Hai tuần đó chính là kì nghỉ Đông đầu tiên trong lịch sử Premier League, chính thức áp dụng từ mùa tới. Dù chuỗi trận “marathon” truyền thống của bóng đá Anh, từ Giáng sinh – Lễ Tặng Quà – Năm Mới vẫn diễn ra nhưng ít nhất sau hàng chục năm, Premier League rốt cuộc cũng đã có một “Kì nghỉ Đông”.
Và những điểm mới khác
-Đội giành phần thắng trong việc tung đồng xu trước trận, được quyền chọn có thực hiện việc đá giao bóng trước hay không.
-Ở mỗi pha ném biên, các cầu thủ phía đối phương phải đứng cách điểm ném biên tối thiểu 2m.
-Trong những tình huống đá phạt mà “hàng rào” đội phòng ngự có từ 3 người trở lên, thì cầu thủ tấn công – thuộc bên được quyền đá phạt – phải đứng cách “hàng rào” tối thiểu 1 yards (xấp sỉ 0,915m). Hiểu một cách đơn giản, việc cầu thủ tấn công đứng xen lẫn vào hàng rào của đội phòng ngự ở các tình huống đá phạt mà chúng ta vẫn chứng kiến nhiều năm qua, sẽ không còn tiếp diễn nữa.
-Các hành vi ăn mừng bàn thắng quá khích, đả kích đối thủ hay “không phù hợp thuần phong mỹ tục” đều sẽ phải nhận thẻ vàng, kể cả trong trường hợp bàn thắng sau đó không được công nhận.
-Nếu bóng, vì 1 lý do nào đó, chạm vào người trọng tài và làm thay đổi quyền kiểm soát bóng của 1 đội, thậm chí ảnh hưởng hoặc tạo ra một cơ hội ghi bàn, trận đấu sẽ phải tạm dừng để trọng tài thực hiện việc thả bóng.
Lược dịch: https://www.skysports.com/football/news/11095/11740961/premier-league-new-rules-explained
AUGUST