(Bongda24h) - Trước trận đấu với Rumani, HLV Marco van Basten tuyên bố Hà Lan sẽ không buông súng trong trận đấu mang ý nghĩa thủ tục. Không ai tin đó là sự thật, nhưng rốt cuộc là Hà Lan vẫn thắng. Vậy đâu là lý do khiến đội bóng màu cam quyết không nhả cho đối thủ?
Vì sự nhút nhát của Rumani...
Chưa bao giờ cơ hội đi tiếp lại sáng hơn với Rumani đến vậy. Trước một Hà Lan không còn động lực thi đấu và chơi với đội hình 2, đội quân của HLV Virto Piturca cần một chiến thắng với cách biệt tối thiểu là có quyền đi tiếp mà không cần quan tâm đến kết quả trận giữa Italia và Pháp. Thậm chí trong trường hợp chỉ có một điểm trước Hà Lan và cuộc chiến còn lại có kết quả hòa tương tự, chiếc vé lọt vào tứ kết vẫn thuộc về người Rumani. Nhưng...
Rumani đã chết vì quá nhút nhát |
Ở đời ai học được chữ ngờ, trước đội hình 2 của Hà Lan, Rumani chơi một thứ bóng đá vô hồn, bị động. Tâm lý sợ thua hay nói cách khác, sự nhút nhát đã khiến cho những đôi chân đến từ xứ "ma cà rồng" cơ cứng khi không thể triển khai lối chơi chắc chắn trong phòng ngự mà đầy thanh thoát trong tấn công. Piturca vẫn áp dụng lối chơi phòng ngự phản công quen thuộc đang mang lại 2 trận hòa quý giá trước Pháp và Hà Lan. Tính hiệu quả trong lối chơi đó đã khiến ông không ngần ngại khi bê nguyên phiên bản trong trận đấu đêm qua. Lẽ dĩ nhiên, trước một Hà Lan luôn thăng hoa với những pha tấn công đa dạng, Rumani đã không thể ngăn được sức tàn phá của cơn lốc. Đoán đội vô địch, trúng thưởng lớn Ví dụ: EU DUC gửi 8581
EU [Tên đội] gửi 8581
Thông tin chi tiết, xem tại đây
... hay Hà Lan quá mạnh?
Hà Lan 2 cũng mạnh không kém Hà Lan 1 |
Chỉ có 2 cái tên trong đội hình 1 ra sân ở trận đầu đêm qua là trung vệ Boulahrouz và tiền vệ phòng ngự Engelaar. Nhưng với 9 cầu thủ mới, "Hà Lan 2" vẫn chứng tỏ họ mạnh không kém "Hà Lan 1" là mấy. Heitinga như một bức tường thép ở hàng thủ, De Zeeuw chơi chẳng khác so với De Jong là mấy. Trong khi đó bộ ba tấn công của đội bóng áo Cam thì ai cũng biết. Mũi nhọn Huntelaar là vua phá lưới giải VĐQG Hà Lan khi ghi tới 33 bàn trong 34 trận chơi cho Ajax. Robben đạt trình độ và đẳng cấp của một trong những cầu thủ chạy cánh hay nhất thế giới trong khi Van Persie luôn là sự lựa chọn số một của Arsene Wenger tại Arsenal.
Nhưng điều quan trọng là Hà Lan có động lực để chiến đấu. Với những cầu thủ trẻ luôn khát khao thể hiện mình, đây là cơ hội để cho họ chứng tỏ đẳng cấp. Hơn nữa, tâm lý thoải mái "thua cũng được mà hòa cũng chẳng sao" khiến cho những cầu thủ của "Hà Lan 2" nhập cuộc tự tin và tha hồ trình diễn khả năng của mình. Nhìn thế trận mà các cầu thủ trẻ của Basten tạo được trước một Rumani chắc chắn và tính toán, mới thấy khoảng cách giữa hai đội hình của Hà Lan không kém nhau là mấy. Thậm chí có một số vị trí còn chơi tốt như trường hợp của Robben hay van Persie.
Vì tình bạn giữa Basten và Donadoni...
Chiến thắng của Hà Lan giúp Van Basten trọn cả đôi đường |
Ngay sau trận hòa với Rumani, Donadoni đã nhấc máy và gọi cho Basten mà mong rằng Hà Lan sẽ đá hết sức trong trận đấu cuối. Tất nhiên, Donadoni nhận được cái gật đầu của người bạn thân tại Milan năm nào. Nhưng trên thực tế Van Basten chỉ giữ đúng một nửa lời hứa khi ông chỉ đạo các học trò của mình chơi hết mình trong trận đấu cuối. Còn nửa lời hứa kia, ông bỏ ngỏ bởi ông chỉ tung ra sân đội "Hà Lan 2".
Tất nhiên không ai có thể trách nhà cầm quân 42 tuổi ở điểm này. Phía trước vẫn là vòng tứ kết đầy rẫy những khó khăn, nếu tung ra đội hình "xịn" sẽ là một sự mạo hiểm. Ai biết được liệu sẽ có thêm cầu thủ nào dính chấn thương hay dính những thẻ phạt không cần thiết. Trong trường hợp Hà Lan có thua thì cũng chẳng trách được Basten.Vì tình bạn mà để mất một cái lớn và vĩ đại hơn rất nhiều thì là một điều không nên. Cũng may cho Basten và Donadoni là Hà Lan đã không thua. Basten thì được tiếng là giữ lời hứa và Fair - play còn Italia của Donadoni lách qua khe cửa hẹp vào tứ kết. Như vậy là trọn cả đôi đường tình và lý.
...hay còn những tính toán nào khác?
Italia sẽ là một đối thủ xứng tầm với TBN ở tứ kết |
Dù có thua Rumani trong trận đấu đêm qua, Hà Lan vẫn cứ nhất bảng C. Họ cũng chẳng được quyền chọn đối thủ ở tứ kết. Nhưng có Hà Lan lại có một quyền khác là chọn đối thủ cho Tây Ban Nha, đội đã chắc suất đứng đầu bảng D. Nghe thì có vẻ hơi phi logic nhưng hóa ra đây là một điều hoàn toàn logic. Tây Ban Nha khá mạnh ở mùa giải năm nay. Họ đã trình diễn một thứ bóng đá tấn công đầy ngẫu hứng ở hai lượt trận đầu tiên. Xét về phong độ hiện tại đội bóng xứ sở đấu bò được xếp ngang cơ với Hà Lan. Do vậy, theo lịch thi đấu, nếu Hà Lan và Tây Ban Nha cùng thắng ở tứ kết, họ sẽ là đối thủ của nhau tại bán kết.
Khả năng này rất dễ xảy ra bởi cả hai đang được đánh giá là những ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch. Do vậy, nếu tính toán, Basten sẽ có quyền để "chọn" cho Tây Ban Nha một đối thủ khó chịu để dẫu sao nếu không thắng được thì đối thủ ấy cũng "quần" cho TBN tốn sức. Rumani là một đội bóng có thể lực và sức mạnh, nhưng họ lại không có được đẳng cấp của một đội bóng lớn (trận thua Hà Lan đêm qua là một ví dụ điển hình). Nhưng đây lại là thứ mà cả Italia và Pháp không thiếu. Thông thường, Tây Ban Nha cũng chỉ chơi hay ở vòng đấu bảng, còn khi đã lọt vào sâu hơn, họ lại thường vấp ngã.
Tất cả những phân tích chỉ mang tính tương đối bởi chẳng ai biết được Basten đang nghĩ gì? Liệu Hà Lan có thực sự giúp sức cho Italia thật hay chỉ là những tính toán của nhà cầm quân 42 tuổi này? Những dẫu sao kết cục cũng đã diễn ra. Hà Lan "dắt" Italia vào tứ kết còn thày trò Basten được tung hô như những "đấng cứu thế" cho nền bóng đá của đất nước hình chiếc ủng.
La Quế