Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

VFF mổ xẻ thất bại của U-23 VN tại SEA Games 24 như thế nào?

Thứ Sáu 21/12/2007 16:32(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Sáng nay 21/12 tại Hà Nội, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã mở một cuộc tọa đàm về kết quả của U-23 nam tại SEA Games 24. Thể thao VTC xin ghi lại ý kiến của các nhân vật liên quan.

Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ: "Tôi có nhận phần trách nhiệm cá nhân trong thất bại của U-23 VN tại SEA Games 24. Riêng trách nhiệm của các phòng ban liên quan, của từng cá nhân cụ thể thì sau đây chúng tôi sẽ mổ xẻ tiếp sao cho có tình, có lý.

Chúng tôi đã thống nhất với nhau rằng không nên nói xấu, đổ tội cho người vắng mặt là HLV Riedl nên VFF sẽ chỉ thảo luận để tìm ra nguyên nhân, trách nhiệm trong thất bại của đội tuyển tại Thái Lan.

Ông Nguyễn Trọng Hỷ: Mọi người cứ nói thẳng nói thật trước báo chí và công luận. Tôi không yêu cầu hay đưa ra định hướng né tránh. Ảnh: VTC

Tuy nhiên, việc cụ thể ra sao, cái nào liên quan đến cơ chế, cái nào liên quan đến năng lực quản lý... thì hiện tại chưa thể rõ được.

Tôi mong báo chí giúp chúng tôi giải thích thế nào để người hâm mộ thông cảm cho những khó khăn của VFF. Ví dụ như việc trả lời câu hỏi tại sao mình thuê HLV ngoài mà khi họ không làm được việc lại không thể sa thải hay như việc có sự chênh lệch trong đối xử giữa các cầu thủ với VĐV các môn khác.

Có người gợi ý với tôi là các VĐV môn khác đạt thành tích rất cao, cấp châu lục hoặc Đông Nam Á phải đi tầu hỏa thi đấu trong khi các tuyển thủ bóng đá thi đấu kém cỏi lại đi máy bay. Thú thật là câu hỏi này tôi rất khó trả lời.

Các cấp tham mưu có đề xuất cho các cầu thủ di chuyển bằng tầu hỏa đi thi đấu tôi cũng không dám ký quyết định vì các cầu thủ ngay ở cấp CLB cũng thường xuyên đi máy bay rồi chưa kể họ tập trung trong một thời gian ngắn nên yêu cầu phải cắt ngắn thời gian di chuyển...".

Phó Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng: "Tôi không đổ lỗi cho Thường vụ Ban chấp hành VFF khóa trước mà anh Phan Anh Tú khi đó là Quyền Tổng thư ký VFF đàm phán, ký kết hợp đồng vì vào thời điểm đó chúng ta cho là làm tốt. VFF khi đó cũng rất cẩn thận khi thuê hẳn một công ty tư vấn về luật pháp có tiếng ở Hà Nội với chi phí 80 triệu đồng để bịt kín các khe hở trong các điều lệ hợp đồng.

Phải đến thời điểm này mới thấy có một điểm rất dở là để ông Riedl cầm một lúc cả 3 đội ĐTQG, U-23 và hoặc Olympic quốc gia.

Riêng về kết quả của U-23 VN tại SEA Games 24 thì theo quan điểm của cá nhân tôi là nhục nhã. Bóng đá thắng thua là bình thường nhưng cách thua như trận tranh HCĐ với Singapore là không chấp nhận được".

Năm 2008 tới đây, chúng ta sẽ xây dựng song song ĐTQG và U-23 quốc gia để làm các nhiệm vụ khác nhau để tránh quá tải cho các cầu thủ. Sẽ có một cuộc cách mạng về tiền lương cho các Trợ lý người Việt Nam cũng như các tuyển thủ trong năm 2008 này.

Liên quan đến việc tại sao ông Riedl quên tiết kiệm sức lực cho sân chơi SEA Games mà dành cho Asian Cup 2007 và Vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008, tôi cho rằng không thể trách ông Riedl được vì ông ấy là HLV chuyên nghiệp.

Những thành tích tốt của ĐTQG, Olympic QG và U-23 QG tại các sân chơi lớn sẽ khiến thương hiệu của ông ấy rất có giá trị. Lương tháng của ông ấy có thể lên tới 50.000 USD. Vấn đề là ta cũng chưa hiểu và có cách để thuyết phục ông ấy tập trung cho sân chơi chính là SEA Games 24".

Cựu danh thủ Trần Duy Long: "Lứa cầu thủ này không bằng các thế hệ đàn anh từ năm 1998 trở lại đây. Tôi thấy họ có kỹ thuật cơ bản quá kém. Tôi xem U-23 VN tập tại Đầm Sen trước khi đi SEA Games mà thấy buồn quá. Tuyển thủ quốc gia gì mà lật cánh 4 quả có đến 3 quả hỏng trong tư thế thong dong, không người kèm và với tốc độ thấp.

Ông Trần Duy Long: Góp ý bằng miệng với HLV Riedl không được thì phải góp ý bằng văn bản. Ảnh: VTC

Kỹ thuật kém thế cộng với sự quá tải về thể lực dẫn đến việc rối loạn đội hình khi vào trận tại SEA Games 24.

Liên quan đến công tác huấn luyện của HLV Riedl, tôi thấy ông ấy không hiểu cầu thủ của mình. Khi ngồi xem trận VN - Myanmar cùng anh Lê Thụy Hải, HLV của Bình Dương, khi Vũ Phong bước lên chấm 11 mét, anh Hải đã nói ngay với tôi là "Chết rồi, ai lại để Vũ Phong đá penalty, nó sẽ đá lên trời. Ở đội tôi, có bao giờ Vũ Phong được đá penalty đâu". Quả nhiên sau đó là Vũ Phong sút vọt xà thật.

Tôi nghĩ việc liên hệ mật thiết giữa HLV trưởng người nước ngoài với các HLV tại các CLB trong thời gian tới phải siết chặt. Không ai hiểu cầu thủ - tuyển thủ bằng HLV của họ ở các địa phương.

Tôi góp ý một điểm nữa là cần phải tăng cường công tác y học thể thao cho các đội tuyển bóng đá. Ngay cả việc đơn giản như khám sức khỏe, đo chiều cao - cân nặng, sự biến đổi các chỉ số sinh học của các tuyển thủ mà U-23 VN cũng không làm trong khi đây là việc làm sơ đẳng trong thể thao.

Bóng đá trước đây hồi tôi thi đấu luôn làm thế, các môn thể thao khác hiện nay cũng làm như vậy. Thế mà không hiểu vì sao trong năm 2007 này, U-23 VN không có lấy một lần kiểm tra sức khỏe cho các tuyển thủ từ đó đưa ra cường độ tập luyện - thi đấu thích hợp cho từng người.

Tôi có nghe nói là anh Mai Đức Chung khuyên ông Riedl nên để cho một vài trụ cột nghỉ ngơi trước thềm SEA Games 24 nhưng ông Riedl không nghe và vẫn bắt họ đi Trung Đông thi đấu nên bị quá tải. Nếu chúng ta kiểm tra sức khỏe cho các tuyển thủ, trình bày bằng văn bản các thông số kỹ thuật về tình trạng sức khỏe của họ để gửi đến ông Riedl thì chắc là ông ấy phải nghe thôi".

Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia Nguyễn Sỹ Hiển: "Phân tích nguyên nhân thất bại của U-23 VN thì có nhiều. Tuy nhiên, tôi cho rằng chính do quan điểm thích thành tích của cả chúng ta cũng như cá nhân ông Riedl nên U-23 VN đã dồn quá nhiều sức cho Vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008 và Asian Cup 2007.

Ông Nguyễn Sỹ Hiển: Bài học quá tải vì ham thành tích đã có từ năm 1966 mà đến giờ vẫn mắc. Ảnh: VTC

Năm 1966, ĐTVN đã vướng phải vấn đề này khi ham thể hiện trước các đội bóng CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc nên cuối cùng phải chật vật mới hòa được Campuchia vì các cầu thủ quá oải khi bước vào giải.

Đáng nhẽ ra những trận vô bổ như Vòng loại World Cup 2010 gặp UAE hay vòng 3 Vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008, chúng ta chỉ nên cử đội hình dự bị tham dự để các trụ cột có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng sức".

Giám đốc Trung tâm HLTTQG 1 (nguyên Tổng thư ký VFF) Phạm Ngọc Viễn: "Với tư cách là Phó đoàn TTVN tham dự SEA Games 24 trong đó có phụ trách môn bóng đá, tôi khẳng định là không có chuyện tiêu cực hay mất đoàn kết của U-23 VN tại SEA Games 24.

Theo tôi, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của U-23 VN là tính sai điểm rơi phong độ, nhịp sinh học của các cầu thủ. Nguyên tắc đơn giản là tập luyện, làm quen với giờ thi đấu tối thiểu 15 ngày cũng không được U-23 VN thực hiện.

Tôi thấy các cầu thủ chơi bóng tại Thái Lan lúc nào cũng trong trạng thái như buồn ngủ. Họ đã quen đá lúc 18-20h trong 2 tháng liền nay phải chuyển sang chơi lúc 14h30-15h30".

Đội trưởng U-23 Lê Công Vinh: "Trách nhiệm về thất bại phần lớn thuộc về cầu thủ chúng em. Trong 5 trận tại SEA Games 24 thì chúng ta không còn là chính mình, không thể hiện được lối chơi kỹ thuật, đẹp mắt.

Thầy trò ông Mai Đức Chung cũng nhận lỗi về mình. Ảnh: VTC

U-23 VN cũng không có bài miếng gì để thắng đối thủ. Ngay cả trận thắng Malaysia cũng là do đối phương tự mắc sai lầm.

Thay mặt cho toàn đội, em cũng xin nói là không có mất đoàn kết trong nội bộ đội bóng. Chưa bao giờ U-23 VN có sự thống nhất, đoàn kết giữa các nhóm cầu thủ từ Nam ra Bắc như thời gian qua".

Ông Dương Vũ Lâm là Phó chủ tịch phi chuyên môn của VFF !?

Trong buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch VFF phụ trách chuyên môn Dương Vũ Lâm ngồi như hóa đá.

Trong khi tất cả các lãnh đạo, phòng ban chức năng liên quan của VFF trình bày quan điểm, chính kiến của mình thì ông Lâm im lặng từ đầu đến cuối dù rằng ông là người chịu trách nhiệm cao nhất của VFF về vấn đề chuyên môn.

Không biết có phải ông buồn do nhận được lệnh của Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ phải ở nhà mổ xẻ nguyên nhân thất bại của U-23 VN thay vì đi Bali, Indonesia đầy nắng và gió để tham dự cuộc họp Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (tổ chức nơi ông cũng đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch) nên vô cảm trước các vấn đề mà gần một trăm con người phải ngồi cùng nhau để bàn bạc, đúc rút kinh nghiệm hay không?

Cũng liên quan đến vấn đề chuyên môn của U-23 VN, HLV của Halida Thanh Hóa là ông Trần Văn Phúc đã bức xúc với các lãnh đạo VFF về việc bao kinh phí cho hơn 30 vị Ủy viên Ban chấp hành sang Thái Lan xem U-23 VN thi đấu trong khi không thèm có 1 suất cho Hội đồng HLV quốc gia.

Ông Phúc nói: "Chúng tôi không được xem U-23 VN thi đấu nhưng mấy hôm nay phải ngồi làm kiểm điểm. Chúng tôi không được chứng kiến màn trình diễn của thầy trò ông Riedl thì biết gì mà nói. Đó là chưa kể, chúng tôi còn phải làm kiểm điểm, không biết thế nào thì làm bản kiểm điểm thế nào được".

Vị HLV người gốc Hải Phòng cũng cho hay Hội đồng HLV quốc gia không đồng ý với việc sử dụng HLV Riedl từ cách đây hơn nửa năm.

"Tôi không phủ nhận ông Riedl có khả năng nhưng việc sử dụng một HLV bị bệnh tật khiến quá trình huấn luyện bị ngắt quãng là vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tối thiểu.

Tôi cũng thấy không hài lòng với việc VFF để mặc cho ông Riedl nằng nặc gọi lại một anh què là Nguyễn Huy Hoàng vào ĐTQG và để anh này đá chính dù Huy Hoàng kiên quyết không muốn lên tuyển".


(Theo VTC)

Có thể bạn quan tâm

Tongkat Ali – Cây thuốc quý từ thiên nhiên

Tongkat Ali – Cây thuốc quý từ thiên nhiên

Tongkat Ali – Cây thuốc quý từ thiên nhiên

Tongkat Ali (hay còn gọi là Mật Nhân, Bá Bệnh, Bách Bệnh), là một loại cây có nhiều chất dinh dưỡng và công dụng tốt cho sức khoẻ, được coi là cây thuốc quý trong đông y. Trong dân gian, cây mật nhân được sử dụng để chữa rất nhiều bệnh lý khác nhau. Một trong những điểm đặc trưng của Mật Nhân, đó là vị đắng như mật.

Ngọc Oanh - Gương mặt khả ái ghi dấu ấn trên TikTok

Ngọc Oanh - Gương mặt khả ái ghi dấu ấn trên TikTok

Ngọc Oanh - Gương mặt khả ái ghi dấu ấn trên TikTok

Võ Thị Ngọc Oanh, một biểu tượng của sự kiên cường và sáng tạo trên nền tảng TikTok, đã trải qua một hành trình đầy khó khăn và nỗ lực để đạt được vị trí nổi bật như ngày hôm nay. Với id: oanhcuibap33 trên TikTok Live Việt Nam, cô đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người hâm mộ với nghệ danh này.

Đức DZ - Chàng trai nổi tiếng trên Tiktok Live nhờ sở hữu nụ cười tỏa nắng

Đức DZ - Chàng trai nổi tiếng trên Tiktok Live nhờ sở hữu nụ cười tỏa nắng

Đức DZ - Chàng trai nổi tiếng trên Tiktok Live nhờ sở hữu nụ cười tỏa nắng

Hot Idol Đức Dz được cộng đồng mạng app giải trí TikTok Live biết đến nhờ sở hữu nụ cười tỏa nắng, luôn tràn đầy niềm vui trong mỗi phiên Live. Anh chàng sở hữu kênh ID TikTok: ducdz8880 có nhiều người theo dõi, anh có tên thật là Lê Văn Đức hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Quảng Ninh. Cùng tìm hiểu thêm về anh chàng này qua bài viết sau nhé!

Cô nàng Idol live Ngọc Hằng: Sự nỗ lực làm nên thành công

Cô nàng Idol live Ngọc Hằng: Sự nỗ lực làm nên thành công

Cô nàng Idol live Ngọc Hằng: Sự nỗ lực làm nên thành công

Minh chứng cho câu nói: “Sự nỗ lực làm nên thành công” đã được Idol Live sở hữu ID TikTok: ng__hang chứng minh. Được biết, tên thật của cô là Đào Ngọc Hằng, là một Live Creator tiềm năng trên nền tảng TikTok Live Việt Nam. Cô được cộng đồng mạng biết đến với ngoại hình xinh xắn và những buổi Live tràn đầy năng lượng tích cực. Là gương mặt nổi trội thường xuyên xuất hiện trong các sự kiện lớn nhỏ do TikTok tổ chức.

Xem thêm
top-arrow
X