Nếu một trọng tài mắc lỗi nhận định lần đầu tiên, người ta sẽ nghĩ đó là một điều khó tránh. Trọng tài cũng là con người! Nếu lần thứ hai, có thể trọng tài đó có vấn đề về năng lực. Lần thứ ba và thứ tư, rồi nhiều hơn nữa, sự nghi ngờ tất sẽ lớn dần lên, tới mức có thể khẳng định là tính hệ thống.
Trọng tài Vũ Bảo Linh là người được ông Lê Thụy Hải và Calisto rất nhớ |
Mùa 2007, trận đấu giữa HPHN với Sông Lam ở sân Hàng Đẫy, trọng tài Vũ Bảo Linh cũng suýt nữa khiến trận đấu bị vỡ vì cho các cầu thủ HPHN hưởng quả penalty trong khi hầu hết đều cho rằng đó không thể là một tình huống phạm lỗi của đội khách Sông Lam.
Và mới đây, trận đấu giữa Thể Công và T&T HN cũng ngay tại Hàng Đẫy, trước sự chứng kiến của cả ông Phó trưởng ban tổ chức Dương Nghiệp Khôi và gần 1 vạn khán giả, cú kéo người của một hậu vệ T&T HN với tiền vệ Raphael của Thể Công ở phút 85 rõ ràng là một pha phạm lỗi trong vòng cấm, nhưng chẳng có quả penalty nào hết. Cả BHL và các cầu thủ dự bị của Thể Công đều nhảy dựng cả lên rồi thất vọng tràn trề vì trọng tài Vũ Bảo Linh đã khoát tay cho trận đấu tiếp tục.
Những người làm công tác trọng tài ở Việt Nam thường hay bảo, một quả penalty thổi trong những giây phút cuối là điều tối kỵ, nếu tránh được là tốt nhất. Sau trận HPHN – Sông Lam, trọng tài Linh cũng được nhắn gửi như thế.
Nhưng, V-League 2009 là cuộc chơi hứa hẹn sự khốc liệt trong cạnh tranh, số phận của các đội bóng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng chỉ vì một quyết định. Cuộc chơi ấy cần những trọng tài vừa tinh về nghề vừa đủ dũng cảm để ra quyết định dù đó là một quyết định khó khăn, đến trong một thời điểm nhạy cảm (cuối trận đấu).
Luật phải là luật Hiệp hai, Cao Sỹ Cường co chân sút bóng vào lưới của Thể Công dù trước đó trọng tài đã cắt còi. Trong tình huống ấy, khó có thể bảo Cường không nghe thấy tiếng còi hay quá tập trung vào pha bóng vì anh đứng rất gần. Trọng tài Linh có thể và cần rút thẻ vàng, vì đó là luật, nhưng cuối cùng cũng chỉ là một sự nhắc nhở. |
(Theo Thể Thao Văn Hóa)