(Bongda24h) - Theo những thông tin mới nhất được đăng tải trên website của cả hai CLB Inter và Chelsea, thì tiền vệ người Bồ Đào Nha Ricardo Quaresma đã chuyển tới đội bóng thành London theo một hợp đồng cho mượn từ phía nhà đương kim vô địch Italia cho đến hết mùa giải này. Nhưng đằng sau sự ra đi của Quaresma còn là những giọt nước mắt chứa đầy cay đắng của anh. Ra đi để khẳng định đó chính là mục tiêu của RQ7.
Vũ Anh Tuấn, 13/6k đường thống nhất, phường 11, quận Gò Vấp, TpHồ Chí Minh
Địa ngục Meazza
Trận đấu với Torino hôm chủ nhật vừa rồi cũng chính là trận đấu cuối cùng của cựu cầu thủ Porto cho Inter trong mùa giải này, nhưng đồng thời đó có lẽ cũng chính là thời khắc khó khăn nhất trong sự nghiệp “quần đùi áo số” của cầu thủ 26 tuổi này. Được Mourinho cho ra sân ở đầu hiệp 2 nhưng những gì anh thể hiện trên sân đã cho thấy, anh không còn là chính anh nữa rồi! Khuôn mặt hiện lên sự buồn bã, chán nản và đó chính là những gì anh đã có được sau 5 tháng ở Italia, các tờ báo thay phiên nhau “hành hạ” anh bằng những cái tít nghe rất kêu đại loại như “thùng rác vàng” hay “hàng dởm”. Tệ hơn nữa khi anh bị chính các cổ động viên nhà la ó khi cầm bóng, một điều xúc phạm với những cầu thủ như Quaresma, những người luôn chơi bóng do cảm hứng tạo ra.
Quaresma là mẫu cầu thủ với lối chơi sáng tạo và hoa mỹ |
Có lẽ nhiều nguời sẽ cho rằng Mou đã quá điên rồ khi bỏ ra 18,6 triệu Euro để có anh. Nhưng tất cả hãy nhìn lại xem anh đã làm được những gì tại Porto trước khi hãy chỉ trích. 4 năm tại Bồ Đào Nha, có lẽ chính là thời gian tươi đẹp nhất của “Cigano”, đó cũng chính là nơi mà anh đã cho tất cả mọi người thấy đâu là thứ bóng đá của nghệ thuật và cảm hứng. sân Dragao trong 4 năm đó đã thực sự biến thành sân khấu riêng cho RQ7, những pha biểu diễn kĩ thuật cá nhân thì khỏi phải bàn, vì nó còn khiến cho các đối thủ của anh cảm thấy hứng thú khi gặp Porto nhưng trên hết vẫn là những cú vẩy má ngoài thuộc loại quái kiệt của bóng đá thế giới mà người ta vẫn gọi là “Trivela”, ngón nghề mà chỉ có thể sử dụng một cách hay và hiệu quả nhất dưới bàn chân của anh. Thậm chí một chương trình dạy bóng đá của UEFA đã làm một show riêng cho anh về kĩ năng này. Lại nhắc về “Người đặc biệt” và để trả lời cho câu hỏi tại sao Quaresma chính là cầu thủ mà ông muốn mang về nhất Meazza bởi vì một lẽ đơn giản chính “Special one” cũng từng là nạn nhân dưới đôi chân ma thuật này khi Chelsea gặp Porto ở Champions League 2006-2007 với 1 bàn thắng vào lưới Cech và vô số những pha đi bóng mang tính “trêu ngươi” hàng thủ The Blues, chính điều đó đã thôi thúc Mou có bằng được tiền vệ này nhưng chuyện gì đã xảy ra tại Inter Milan?
Với chủ trương chơi với sơ đồ yêu thích 4-3-3 Mou đã mang về Quaresma và Mancini, 2 trong số những cầu thủ chạy cánh nhất thế giới mùa hè rồi. Nhưng Inter không giống Chelsea thưở nào khi không có được một Lampard cực hay ở tuyến dưới hay một Drogba đúng nghĩa của một trung phong cắm đã khiến cho Nerazzuri chơi khá chệch choạc đầu mùa, khi Ibra luôn có thói quen di chuyển rộng để tìm bóng và Quarema cũng không còn được chơi tự do như hồi ở Porto và nhất là từ trước tới nay Inter chưa bao giờ chơi 4-3-3 dù đó là Mancini, Zaccheroni hay Cuper, sơ đồ này tỏ ra quá lạ lẫm với các cầu thủ Xanh-đen, những người chỉ quen với 4-4-2 hay 4-3-1-2 từ lâu. Và Mou cũng đã cho thấy cái “đặc biệt” mà ông tự vẽ nên cũng chỉ là hư danh khi không dám làm cuộc cách mạng này đến cùng, với đấu pháp đã làm nên tên tuổi của ông mà chuyển sang giải pháp quen hơn với Nerazzuri là 4-3-1-2. những điều đó cho thấy sức ép của thành tích thật khủng khiếp và Mou cũng chỉ giỏi võ mồm mà thôi.
Quaresma có lẽ không hợp với lối chơi của Inter Milan |
Và đương nhiên khi quay về với lối chơi mà Macio ngày trước đã dày công xây dựng thì Inter lại chơi an toàn hơn và số phận của các chuyên gia chạy cánh như Figo, Mancini và cả Quaresma là xếp xó trên băng ghế dự bị nhường chỗ cho những “công nhân” như Zanetti, Cambiasso, Muntari hay Stankovic. Như một hệ quả tất yếu chẳng có cầu thủ nào mài đũng quần trên băng ghế dự bị lại đá hay được nhất là với những cầu thủ như Quaresma. 45 phút trận gặp Torino vừa rồi Cigano đã không còn là chính mình mà chỉ là một cái thân xác mang cái tên của anh mà thôi, chẳng có mấy pha đi bóng kĩ thuật và nhất là những quả Trivela trứ danh đã không tồn tại, mà chỉ còn những pha bóng lập bập, những quả chuyền hỏng. Chính thái độ của các Interista và của Mourinho đã khiến những cảm hứng luôn bay bổng trong anh chỉ còn là quá khứ. Người viết bài này có cảm giác là mỗi lần bóng đến chân RQ7 thì anh tỏ ra “sợ bóng” chỉ muốn chuyền quả bóng đi càng nhanh càng tốt (điển hình là cú sút lên… tận khán đài gần cuối trận), khi mà những tiếng la ó, nhục mạ luôn thường trực bên tai cầu thủ mang áo số 77 này. 19 lần ra sân (trong đó 9 lần từ băng ghế dự bị) và chỉ 1 bàn thắng đó chính là kết quả “làm việc” sau hơn 5 tháng ở Milano của Quaresma đã chính thức khép lại những tháng ngày đen tối của tiền vệ người Bồ tại Inter Milan.
Dù chỉ là hợp đồng cho mượn nhưng đây có thể là nơi mà cầu thủ sinh ra ở Lisbon có thể lấy lại những gì đã tạo nên tên tuổi của anh khi mà ngôi nhà mới Stamford Bridge “vừa lạ, vừa quen”. Có rất nhiều thuận lợi cho Quaresma khi nguời dẫn dắt Chelsea là Scolari và Big Phil chính là người hiểu tài năng của tiền vệ này hơn ai hết khi đã từng dìu dắt anh trong những tháng ngày ở tuyển Bồ Đào Nha, trong khi những đồng đội ở tuyển quốc gia như Deco, Carvalho, Bosingwa hay Fereira sẵn sàn giúp đỡ anh vượt qua khó khăn. Chí có một điều chắc chắn rằng không khí ở Chelsea sẽ ấm cúng hơn rất nhiều so với sự lạnh lẽo ở địa ngục Inter và đó chính là điều quan trọng giúp RQ7 tìm được cảm hứng như lúc còn ở Porto.
Scolari và Quaresma đã từng có thời gian làm việc với nhau |
Yêu những pha bóng đẹp của anh và người ta lại hi vọng rằng nó sẽ được tái hiện trên thảm cỏ nước Anh, nơi những C.Ronaldo, Torres đã thành công với lối chơi kĩ thuật, thì tất cả đều có cơ sở để tin rằng Quaresma sẽ thành công. Hi vọng là vậy và cầu chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với anh, RQ7 ạ!