Chúng tôi tìm tới nhà nguyên chủ tịch VFF khóa 4 Mai Liêm Trực chỉ với mục đích là thử hỏi ý kiến ông về cung cách làm việc và điều hành của VFF hiện nay nhân sự kiện sân Vinh vừa diễn ra tình trạng “đổ máu”.
Ngôi nhà của ông Trực, người từng giữ tới chức Tổng giám đốc tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục trưởng tổng cục bưu điện, Thứ trưởng thường trực Bộ bưu chính viễn thông rất đẹp về vị trí và cả diện tích nhưng lại chẳng có vẻ gì là “hoành tráng” kiểu nhà ...quan. Ấy thế mà căn nhà này lại là nơi hay lui tới của cánh báo chí mảng internet và thông tin hơn là hỏi ông về bóng đá, cho dù thời điểm ông Trực nắm vị trí chủ tịch VFF, bóng đá Việt Nam được ví như sóng thần, động đất. Cũng dễ hiểu với những sự viếng thăm ấy, bởi cánh báo chí rất “khoái” ông Trực ở chỗ luôn nói thẳng, nói thật và hơn nữa, sau những buổi nói chuyện như thế, gã phóng viên nào cũng thừa nhận rằng, tầm hiểu biết của mình đã được nâng tầm lên một chút. Tuy vậy, cũng chẳng phải vì sự dễ gần ấy mà CLB các nhà báo CNTT bình chọn ông Mai Liêm Trực là nhân vật số 1 có ảnh hưởng tới sự phát triển Internet ở Việt Nam. Ông Trực xứng đáng được hơn thế bởi sớm nhận ra xu hướng phát triển Internet, đã thuyết phục cho mở Internet và tạo điều kiện về mặt quản lý cho Internet phát triển ở Việt Nam. Phòng khách nhà ông Liêm Trực giản tiện và hiếm thứ gọi là đắt tiền, trên nóc tủ sách là 4 quả bóng. Dường như 4 quả bóng ấy là minh chứng duy nhất cho cái thời ông Trực dám “nhảy vào lửa” ngồi chiếc ghế chủ tịch VFF nửa nhiệm kỳ 4. “Hai quả bóng kỷ niệm 1 trăm năm FIFA, một quả được tặng ở World Cup 2002, một quả được tặng ở World Cup 2006 - ông Trực khoe ngay- và tôi biết các bạn đến hỏi tôi về vấn đề gì rồi. Chắc lại “xin ý kiến” về vụ việc ở sân Vinh, đúng không? *Bóng đá và.. . mặt bằng xã hội “Tôi dù không còn làm ở VFF mấy năm rồi nhưng vẫn theo dõi bóng đá đều lắm. Tôi đặt rất nhiều báo thể thao. Sự cố ở sân Vinh thực sự là một nỗi đau- Ông Trực nói. Ý của ông Mai Liêm Trực là cái đau của một người hâm mộ, một người mà ông vẫn nói là “đứng ngoài” để “vỗ tay” hơn là cứ ôm lấy việc. Bản thân ông khi còn làm chủ tịch VFF cũng đã “thấm” nỗi đau của người đứng đầu bộ máy này. Đó là thời điểm mà bóng đá Việt Nam xảy ra hai sự cố liên tiếp là bời thường HLV Letard hơn 3 tỷ và đặc biệt thất bại của đội tuyển Việt Nam tại Tiger Cup 2004. Sau đó trên báo chí, ông Trực đã có một phát biểu “để đời”: “Bộ máy VFF thấp hơn mặt bằng xã hội”. Người trong lòng VFF tất nhiên là không bằng lòng. Bây giờ hỏi lại, ông Trực vẫn nheo mắt cười: “Cho đến giờ, tôi vẫn không “đính chính” câu nói ấy đâu. Sẽ có những người không hài lòng nhưng tôi chắc chắn đó là sự thật. Bộ máy VFF khi đó, cấp điều hành và quản lý dẫm chân nhau chẳng khác nào vừa đá bóng, vừa thổi còi. Làm sao mà hiệu quả được”. Ông ví bóng đá như đứa con được cưng chiều trong xã hội, ngược lại niềm tin mà người hâm mộ gửi gắm là quá lớn. Và với bộ máy VFF như khóa trước thì “thấp hơn mặt bằng” là quá đúng. Đó chính là lý do khiến ông Trực trở thành người đi tiên phong trong công cuộc cải cách bộ máy VFF, thậm chí đưa ra một ý tưởng rất lạ: Cơ cấu tổ chức của VFF phải mang dáng dấp của một tổng công ty. Bây giờ hỏi lại: “Ông còn thấy VFF thấp hơn mặt bằng xã hội nữa không?”, ông Trực lại nói rằng: “Không hiểu mọi người có nhận ra không, một trong các vấn đề khá trì trệ của thể thao Việt Nam chính là ở tư duy quản lý nhà nước quá mờ nhạt, chưa theo kịp được với yêu cầu của xã hội, chưa bắt kịp tiến trình phát triển của xã hội hiện nay. Lâu nay ta cứ nghĩ, người đứng đầu VFF cứ phải là quan chức nào đó thì mới làm được. Nhưng đâu phải thế!” Những bí mật bây giờ mới bật mí Thế rồi, ông Mai Liêm Trực “lái” vấn đề sang chuyện khác một cách khéo léo: “Ap lực cho những người làm VFF lớn lắm, tôi rất hiểu điều ấy và thương anh em, họ là sinh nghề tự nghiệp, dấn thân vào bóng đá khác gì “tử vì đạo”. Ông Trực kể lại rằng cuộc họp ấy diễn ra tới 1 giờ sáng, riêng ông Trực đã kiêm quyết không “trảm” ông Nguyễn Sỹ Hiển bởi nếu làm như thế hóa ra lại dồn hết trách nhiệm chỉ cho 1 người? “Bây giờ cũng thế, tôi mới đọc báo thấy chuyện yêu cầu anh Dương Nghiệp Khôi từ chức. Cá nhân tôi thấy rằng, sẽ chẳng ai làm tốt hơn anh Khôi được nữa đâu? Trảm một người thì dễ, nhưng vấn đề là ai thay? Và người được thay ấy có đảm bảo được công việc tốt như người trước không lại là chuyện khác”. “Quản lý là một nghệ thuật”- ông Trực nói và điều mà cho đến giờ ông tiếc nhất không phải là việc “không ra ứng cửa Chủ tịch VFF khóa 5 mà chính là không xúc tác để tiến trình xã hội hóa sâu hơn nữa.Ông Mai Liêm Trực khi còn làm Chủ tịch hành LĐBĐ Việt Nam. Với cầu thủ Lê Công Vinh.
Còn nhớ thời điểm ấy, báo chí tập trung “đánh” 4 vị tứ trụ triều đình là PCT Trần Duy Ly, trưởng ban kỷ luật Vũ Hạng, trưởng ban thi đấu-trưởng đoàn Nguyễn Sỹ Hiển và TTK Phạm Ngọc Viễn. Ông Trực là người đứng đầu VFF nhưng ít ai động tới vì là dân “ngoại đạo” lại không phải là người trực tiếp gây ra những sự cố trên.Với cựu phó chủ tịch VFF Nguyễn Sỹ Hiển
Sau trận thua Indonesia ở Tiger Cup 2004, HLV Tavares từ chức thì cũng tại nhà tôi một cuộc họp kín đã diễn ra với gần đầy đủ thành phần cộm cán ở VFF chỉ để quyết một vấn đề là ngoại chuyện thuyết phục cho ông Tavares từ chức còn để “trảm” trưởng đoàn Nguyễn Sỹ Hiển để an báo chí và dư luận sau sự kiện khủng khiếp ấy”.
“Cũng tại ngôi nhà này, tôi và mấy người bạn doanh nhân đã bàn tới việc thuê HLV trưởng- ông Trực tiết lộ- Họ sẵn sàng đặt lên bàn 500.000USD mà không đòi hỏi gì cả, không cần đánh bóng thương hiệu, chỉ vì đam mê bóng đá mà muốn đóng góp chỉ cần thuê được HLV giỏi. Tôi mang chuyện này ra bàn bạc rồi nhưng có lẽ là do mình không tiếp tục ở VFF nữa nên mọi chuyện chỉ dừng lại ở đó. Bây giờ còn có nhiều người cũng có tiền, muốn đóng góp lắm chứ. Nhưng có lẽ họ vẫn ngại, ngại bộ máy VFF không “chuyển” tiền của họ thành hiệu quả trong bóng đá. ..”
(Theo VTC Thể Thao 24h)