Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Tạm biệt Azzurra: Các anh đi, lòng tifosi tràn đầy giận dữ…

Thứ Ba 24/06/2008 14:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Đến EURO 2008 với tư cách là đội đương kim VĐTG, nhưng Italia đã không thể hiện được bất cứ điều gì về phong độ xuất sắc và sự chắc chắn đã đưa họ đến vinh quang tột đỉnh đoạt được trên đất Đức.

Điều đọng lại trong người hâm mộ và cả các nhà chuyên gia sau thất bại này là gì? Một cảm giác trống rỗng. Nhưng không chán nản và quá thất vọng. Azzurra đã bao giờ tạo cho các tifosi cảm giác hy vọng nào ở giải này đâu?

1. Có một sự thật ít người nói ra: Azzurra là một trong những đội bóng không được yêu thích nhất giải. Các tifosi có thể nhận được những tình cảm ưu ái theo cách khác, vì họ dễ thương, gần gũi và hiền lành, nhưng đội tuyển Thiên thanh lại bị báo chí nhìn nhận những ngôi sao Hollywood, xa lánh, kiêu kì và ngạo mạn. Thái độ ấy được thể hiện với chính các tifosi hết mực yêu mến họ. Lí do đơn giản: họ là những nhà VĐTG, và vì thế, phải cư xử với họ theo một cách trọng vọng hơn?


Sự làm cao ấy dần dần bớt đi cùng với tiến trình của giải. Những thất bại gây sốc ngay từ đầu giải đã làm cho những người Azzurra có một thái độ cư xử tích cực hơn với mọi người. Nhưng khi họ tỏ ra dễ thương nhất, gần gũi nhất và vui vẻ nhất, khi những ngôi sao Thiên thanh đã tỏ ra thân thiện hơn với các tifosi, đã chào họ, cho họ chữ kí sau một buổi tập kín, thì họ bị loại. Quá muộn để khiến cho ai đó thay đổi quan điểm và định kiến về họ.
 
Sự ra đi cay đắng trên chấm penalty của Italia không gợi nên những tiếc nuổi và thất vọng như cái cách mà Hà Lan đã chứng tỏ, và đã thua tan nát; như cách mà Bồ Đào Nha đã chịu trận trước Đức và đặc biệt, như những trải nghiệm đau đớn mà Croatia đã trải qua khi gục ngã ở giây tận cùng trong một trận đấu đem lại biết bao xúc cảm cho những người hâm mộ trái bóng tròn. Bóng đá là thế ư, nghiệt ngã và kinh khủng vậy ư? Italia đã đem đến những cảm xúc tương tự cho các tifosi 2 năm trước, với những chiến thắng phút chót, với thắng lợi Cúp vàng trên chấm penalty, nhưng ở EURO này, điều gì đã gợi lên từ những người Azzurri? Không gì cả.

Một mớ hỗn độn những sai lầm và sửa chữa, những thay đổi nhân sự cho đội hình xuất phát, những hy vọng mong manh vừa lóe lên rồi lại vụt tắt nhanh chóng, mỗi một trận đấu qua là những hy vọng, hết vào ngôi sao này (Del Piero), đến ngôi sao khác (Cassano), ngôi sao khác nữa (Toni) để rồi tất cả cùng thất vọng khi câu trả lời là con số 0 và cuối cùng, đành phó mặc số phận vào đôi tay của một người (Buffon) mà nếu không có anh, Ý đã ra về từ trước đó 2 trận. Có gì để thông cảm cho họ một khi họ không thể hiện bất cứ điều gì đáng để ngợi ca?
 
2. Bốn trận đấu đã qua của Italia ở EURO 2008 là một sự thất vọng lớn về cá tính, về phong độ và lối chơi, là một sự chắp vá thực sự của Donadoni, người giờ đây đang chịu búa rìu dư luận trong những cuộc công kích quá đáng để trút mọi gánh nặng thất bại. Ngay cả những người đã ủng hộ ông cũng quay sang chỉ trích ông. Họ đúng, bên cạnh một sự thiếu khách quan trong nhận định: Donadoni là sản phẩm của LĐBĐ Italia thời hậu Calciopoli và ông cần phải được ca ngợi vì đã chấp nhận nắm ĐT vào thời điểm không một HLV tên tuổi nào của Italia dám làm điều ấy.


Sự thiếu nhạy cảm và sáng suốt của Donadoni trong những hoàn cảnh then chốt đã góp phần tác động tiêu cực lên đội bóng Thiên thanh. Việc ông gọi Del Piero và Cassano trước giải, để rồi phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực sáng tạo của những con người từ lâu đã không còn đóng góp và gắn bó cho ĐTQG ấy cho thấy ông không kiên định với con đường và những con người ông đã chọn trong suốt 16 tháng cầm quân trước đó. Việc bảo thủ bám mãi vào một sơ đồ 4-3-3 thiên về tấn công (nhưng lại cực kém trong tấn công) cho thấy ông không có những giải pháp thích hợp cho những hoàn cảnh cần sự linh hoạt.
 
Một minh chứng đơn giản: Một đội bóng đá 4 trận mà chỉ ghi được 3 bàn thắng, đều từ các tình huống bóng chết là một đội bóng tồi, cho thấy nó quá thiếu những giải pháp tấn công và ghi bàn, dù sơ đồ 4-3-3 nặng về tấn công. Mà đội bóng ấy đâu phải được tập hợp bởi những con người kém cỏi: họ có những 2 vua phá lưới các giải VĐQG (Toni, Del Piero), 1 chân sút mới nổi (Borriello) và tổng cộng số bàn 5 tiền đạo đã có trong đội hình cho các CLB lên tới gần 140 cho mùa bóng qua.
 
Họ không ghi bàn không phải chỉ là lỗi của riêng họ, mà còn là lỗi của HLV. Câu hỏi: tại sao Donadoni cứ bám mãi vào việc nhồi bóng cho Toni đánh đầu mà không có những giải pháp khác? Nếu đưa bóng lên trời không được, sao ông ta không kéo nó xuống mặt đất? Câu trả lời: tiền đạo đá bóng sệt tốt nhất mà Azzurra đang có là Borriello chỉ dự giải này với tư cách khách du lịch, chân sút có phong độ hay nhất giai đoạn cuối mùa bóng qua và cũng là người có thể xử lí bóng tốt nhất trong thế quay lưng lại khung thành, Inzaghi, phải ngồi nhà xem tivi!

Trận đấu tốt nhất của Italia tại giải này là trận nào? Trận gặp Pháp. Để sống sót, người Ý đã đổ hết lỗi cho trọng tài trong 2 trận đầu, đã kêu gào về một sự dàn xếp giữa Hà Lan và Romania sau đó, để rồi chơi một trận cực hay trước đội áo Lam. Trên thực tế sự “cực hay” ấy theo đúng phong độ của một nhà VĐTG như báo chí Italia ca ngợi chỉ có thể được hiện thực hóa bằng việc Pháp mất người dẫn dắt (Ribery) sau 9 phút, bị đuổi một hậu vệ (Abidal) sau 24 phút và Hà Lan đánh bại Romania. Mà thực ra, người ta tiếc cho Rumania hơn. Đội bóng ấy đã không giết Italia ngay từ trận thứ 2 vì một pha cứu bóng xuất sắc của Buffon (thực ra, đó là một sai lầm của Mutu).
 
Những điều kì diệu như đã xảy ra ở World Cup 2006 đã không còn nữa. Khối người chắp vá giữa lực lượng trẻ, những người đoạt Cúp vàng Berlin và những người thân cận với Donadoni (Panucci, Di Natale) đã cùng thất bại. Đã có những cố gắng sửa chữa sai lầm, đã có những thay đổi (nhưng không thực sự triệt để), đã có những nỗ lực không ngừng để chứng tỏ mình, nhưng đã quá muộn, vì cái gốc của vấn đề là ở chỗ, Italia không có một cá tính và phong cách nổi trội nào, với một lối chơi bế tắc và một HLV bất lực.

Tinh thần chiến đấu và chiến thắng của ngày ấy đã lui xa vào dĩ vãng, để bây giờ trong lòng các tifosi tràn ngập sự giận dữ với Donadoni, với các thần tượng của họ, trong một sự tiếc nuối khôn nguôi về Lippi. Có lẽ ông sẽ thay Donadoni, nhưng liệu ông có thể đưa niềm tin và sự tự hào trong các tifosi trở lại?

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X