Thứ Tư, 25/12/2024Mới nhất
Zalo

Sự phức hợp đằng sau vẻ đơn giản

Thứ Sáu 27/06/2008 15:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chỉ có 19 bàn thắng được ghi từ ngoài vòng cấm trong tổng số 73 lần lưới của các đội rung lên (tính đến trước trận bán kết 2). Nhưng lại rất hiếm những bàn thắng solo, kiểu rê dắt qua người hàng loạt áp sát khung thành mang tính kinh điển, nếu không muốn nói là không có; và thiếu cả những cú nã đại bác. Các đội bóng cũng rất sẵn sàng phạm lỗi để ngăn chặn đối thủ, nhưng lại mới chỉ có 2 bàn thắng tạm được coi là đá phạt trực tiếp.

Vì thiếu các nhà kỹ thuật ?

Rất khó để tin như vậy vì từ những đội bóng đã lọt sâu hay đã bị knock-out ngay từ vòng bảng đều sở hữu những cầu thủ có tiềm năng hoặc đã phô diễn được những kỹ năng đột phá kiểu độc diễn này. Pháp có Henry, Ribery và Benzama. Bồ Đào Nha có C.Ronaldo, Simao, Queresma, Nani. Hà Lan có Robben, van Persie. Croatia có Modric. Tây Ban Nha có Silva, Villa, Iniesta. Nga có Ashravin...

Những cầu thủ kỹ thuật như Cristiano Ronaldo không đạt được phong độ cao nhất

Cũng rất khó để có sự trùng lặp tuyệt đối ở việc tất cả các cá nhân nói trên cùng sa sút phong độ. Trái lại, rất nhiều người trong số họ đã đóng góp rất nhiều vào thành công ở các mức độ khác nhau của các đội bóng như những cá nhân ở đội tuyển như Modric, Silva, Villa, C.Ronaldo, Ashravin chẳng hạn.

Và không thể nói là các cầu thủ chưa có đủ cảm xúc để đạt tới trạng thái tâm lý ngẫu hứng khi có bóng trong chân, bởi người ta đã và đang thấy khá nhiều những trận đấu có diễn biến và kết thúc tựa như những bộ phim của Mỹ.

Thế thì vấn đề của nó chỉ có thể là yêu cầu đấu pháp của các đội bóng trong một xu thế bóng đá càng không có đất cho sự tồn tại của các pha bóng mang tính cá nhân đơn lẻ, nhưng có thể sẽ không bao giờ chìm vào quên lãng kiểu như cú solo của Saeed Al Owairan của Saudi Arabia vào lưới Bỉ ở World Cup 1994 chứ chưa nói tới những siêu phẩm của Maradona trong quá khứ.

Nói như vậy để thấy rằng, tiêu chí để nhìn nhận và tôn vinh một bàn thắng không phải đã hoàn toàn thay đổi. Bên cạnh việc coi bàn thắng của Wesley Sneijder vào lưới Italia (từ cú phản công của Van de Vaart qua chân Van Brocnkhorst, nối bởi cái đầu của De Kuyt trước khi người dứt điểm ngả bàn đèn vào góc hẹp), người ta vẫn chờ đợi 1 tình huống solo vĩ đại.

Mặt trái của sự phổ biến của sơ đồ 4-5-1

Trong số những đội bóng lọt sâu vào giải, chỉ có Tây Ban Nha là khá trung thành với sơ đồ 4-4-2 trong các trận đấu (ở thời điểm xuất phát). Số còn lại đa phần đeo đuổi sơ đồ 4-5-1 với những biến thể của nó (khá rõ là 4-2-3-1).

Chính sự phổ biến này đã khiến các chuyên gia kỹ thuật cả khi họ dám vượt rào (so với yêu cầu của các HLV), họ cũng không thể thực hiện được điều đó. Sơ đồ 4-2-3-1 với số đông ở khu trung tuyến và 3 lớp phòng ngự là thứ kháng sinh mạnh đủ để ngăn cản những pha đột phá cá nhân. Ở nó, hoạt động phòng ngự gồm khâu bọc lót và khâu áp sát được sản sinh ra khá tự nhiên.

Những cú xâm nhập vòng cấm vì thế cần cả những hoạt động mang tính hỗ trợ của các đồng đội, như việc di chuyển không bóng, lôi kéo người chẳng hạn. Bàn thắng của Lahm vào lưới thủ môn Rustu Recbe của Thổ Nhĩ Kỳ mới chỉ mang dáng dấp của cú solo đã phải cần tới Podolski chạy tách biên để tạo ra khoảng trống ở phía trong vòng cấm. Mà điều này lại hiếm xảy ra bởi không phải đội bóng nào cũng có những cá nhân, vị trí mang sẵn tâm lý phục vụ đồng đội.

Những cú sút xa biến mất. Cũng vì 4-5-1 ?

Khi 2 đội bóng cùng bày ra sơ đồ chiến thuật 4-5-1, nó luôn dẫn tới tình trạng một trận đấu luôn có chục cầu thủ ở khu vực giữa sân và riêng ở khu vực trước vòng cung 16m50 có tối thiểu 4 cầu thủ thuộc về đội bóng phòng ngự. Quả là không hề dễ dàng để người ta có thể phóng ra những cú sút tầm xa mà thành bàn.

Tây Ban Nha là đội thực hiện nhiều cú sút xa nhất

Vấn đề không hẳn là do các đội bóng thiếu những xạ thủ. Trong số các đội bóng chịu khó sút xa, chỉ có các tiền vệ Nga là không thật chuẩn xác, sút 53 lần và có tới 28 lần bóng đi lên trời hoặc hướng theo các biển quảng cáo.

Các con số thống kê cho thấy Tây Ban Nha (trước trận bán kết) là đội bóng thực hiện nhiều cú sút xa nhất: 64 lần và dù tỉ lệ đi về phía khung thành chiếm đa số (38), nhưng họ cũng không thể có những bàn thắng theo cách đó từ các tiền vệ. 2 bàn thắng của các De La Red và Fabregas đều là những tình huống áp sát trong vòng cấm.

Khả năng tận dụng sai lầm

Có một điều khác cũng khá ngạc nhiên, ấy là các đội bóng có xu hướng phạm lỗi rất nhiều để ngăn chặn đối thủ. Nhưng ở Áo và Thụy Sĩ mùa Hè này lại thiếu những đội bóng hay nói chính xác là cầu thủ có thể trừng phạt những lỗi đó để biến thành những bàn thắng.

Không tính trận bán kết 2 đêm qua, mới chỉ Ballack của Đức và De Rossi của Italia đã tự bản thân biến cú sút phạt của mình thành bàn thắng. Nếu phân tích kỹ hơn, bàn thắng của De Rossi vào lưới ĐT Pháp lẽ ra đã không có nếu nó không chạm vào mũi giày chân trái của Henry làm đổi hướng bay của trái bóng. Cú sút của Ballack dù đã có đồng đội chạm chân để lấy nhịp hóa ra lại là cú đá phạt trực tiếp đúng nghĩa (dù UEFA không tính) và nó đánh đổi được lấy chiến thắng của ĐT Đức trước đồng chủ nhà Áo. Xét rộng hơn, Đức cũng chính là đội bóng biết dàn xếp đá phạt tốt nhất, với 2 cú đá phạt chiến thuật trước khi người thứ hai băng vào đánh đầu (trận Đức – Bồ Đào Nha 3-2).

Chỉ có khả năng tận dụng sai lầm của các cá nhân thủ môn và hậu vệ cho tới thời điểm này là đáng kể. Và dường như những trận đấu đỉnh cao của EURO 2008 lại nhờ những tình huống như thế là chủ yếu. 2 chiến thắng theo kiểu mưa gôn và rượt đuổi ngoạn mục có sự tham dự của người Đức (trước Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ cùng với tỉ số 3-2) lại là những trận đấu có nhiều sai sót cá nhân nhất.

Bóng đá đang thay đổi. Khoa học phân tích và các con số thống kê xuất hiện kín mít trong những cuốn sổ tay hay những file tư liệu ngày càng trở nên quan trọng hơn với các HLV và các đội bóng. Chính bởi thế, bóng đá khi không còn những cú solo hay những pha dàn xếp cho tuyến hai băng lên dứt điểm và các tình huống bóng chết không hẳn đã là lẽ sống thì cũng chẳng thể nói bóng đá ngày nay càng trở nên đơn giản được.

Phía sau những bàn thắng đơn giản là những lao động mang tính hệ thống và chất xám nhiều hơn. Người Đức có mặt trong trận chung kết có vẻ nhờ đến cả những yếu tố may mắn (khi đối thủ sai sót), nhưng khi họ cũng mắc những lỗi tương tự mà vẫn chiến thắng thì đó chính là thành quả của sự lao động.

Kỹ thuật, đẹp mắt quả là không đủ trở thành những yếu tố đơn phương làm nên chiến thắng!

(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X