(Bongda24h) - 64 HCV - 58 HCB - 82 HCĐ, tổng cộng là 204 tấm huy chương cùng vị trí thứ 3 toàn đoàn, đó là thành tích của đoàn TTVN tại SEA Games 24. Không thực sự ấn tượng nhưng cái cách mà TTVN đạt được thành tích cũng khiến NHM cả nước hài lòng…
Thành côngĐiền kinh VN đã thống trị ở các nội dung chạy ngắn và trung bình
Chúng ta đã giành HCV ở 19/32 bộ môn bằng với thành tích tại Sea Games 23 tại Philippines lần trước nhưng về “chất” có những thay đổi rõ rệt. Nhiều đội tuyển đã vượt chỉ tiêu HCV đăng kí ở nhà một cách ấn tượng như bắn súng, điền kinh, vật, wushu, đấu kiếm, bắn cung, thể dục.
Điều đáng nói ở những bộ môn thuộc nội dung thi đấu Olympic thể thao Việt Nam đã tạo được những bước tiến mới. Ở bộ môn điền kinh chúng ta đã thống trị các nội dung chạy ngắn nữ và chạy trung bình cả nam và nữ. Những VĐV như Thanh Hằng, Đình Cương, Vũ Thị Hương còn phá tới 4 kỉ lục Sea Games. Thậm chỉ những thành tích này đã tiệm cận được với chuẩn để tham dự Olympic năm sau tại Bắc Kinh. Môn vật cũng để lại những ấn tượng tốt đẹp khi các đô vật của chúng ta đã thống trị thảm đấu bằng một phong độ tuyệt vời, giành 8/9 HCV( chiếc còn lại do trọng tài thiên vị trắng trợn nước chủ nhà).
Bắn súng là bộ môn xuất quân đầu tiên nhưng đã giành được những thành công vang dội. Những xạ thủ như Mạnh Cường, Xuân Vinh…. Đã góp phần khẳng định Việt Nam là thê lực về bộ môn này ở đấu trường Đông Nam Á khi chúng ta chỉ đứng sau nước chủ nhà Thái Lan về tổng số HCV. Tuy chưa đủ sức vươn tới tầm Olympic nhưng TDDC và đấu kiếm cũng chứng tỏ được khả năng của mình khi đều vượt chỉ tiêu HCV. Đặc biệt bộ môn TDDC với các VĐV Ngân Thương, Hà Thanh, Minh Tuấn, Phước Hưng cũng thể hiện được đẳng cấp vượt trội của chúng ta với các đối thủ trong cùng khu vực.TDDC xuất sắc với 5HCV
Không thể không nói tới môn bơi dù chúng ta chỉ giành được một HCV nhưng đó thực sự là “vàng ròng”. Cùng với Điền kinh bơi là môn cơ bản nhất trong hệ thống thi đấu Olympic tuy nhiên các VĐV Việt Nam chưa bao giờ tỏ ra cạnh tranh trong môn này. Nhưng chàng trai người Hải Phòng Nguyễn Hữu Việt đã thể hiện phong độ xuất sắc khi giành chiếc HCV ở nội dụng bơi 100m ếch, đáng nói hơn thành tích của anh chỉ kém 1 % so với chuẩn dự Olympic
Những nỗ lực đáng quý
Dù không giành được HCV nhưng những tấm HCB ở các môn bóng chuyền nam, bóng đá nữ và bóng bàn cũng rất đáng khen ngợi.
Trong bối cảnh Singapore nhập khẩu quá nhiều các vận động viên gốc Hoa quốc gia này đã thống trị ở bộ môn bóng bàn. Nhưng VĐV Nam Hải đã thi đấu rất xuất sắc hạ gục một tay vợt trong Top 50 của thế giới người Sing gốc Hoa để lọt vào đến trận chung kết. Dù không chinh phục được tấm HCV nhưng những nỗ lực của Nam Hải là rất đáng khen. Bóng chuyền nam cũng lập được kì tích khi mà chúng ta đánh bại Thái Lan tới 3-0 và lọt vào trận chung kết với phong độ cao của chủ công Ngô Văn Kiều. Tiếc cho các chàng trai của chúng ta khi mà không thể chiến thắng được đối thủ ngang tầm Indonesia, nhưng dù sao đây cũng là thành công ngoài mong đợi. Tuyệt vời các cầu thủ nữ VN
Các cầu thủ bóng đá nữ cũng chứng tỏ được ý chí và tinh thần thi đấu khá cao. Lội ngược dòng giành thắng lợi trước Myanmar trong một trận bán kết nghẹt thở, tuyển nữ ViệtNam giành quyền vào chơi trận chung kết với chủ nhà Thái Lan. Đáng tiếc là do thiếu may mắn và trọng tài xử ép nên chúng ta không thể lần thứ 3 liên tiếp bảo vệ ngôi hậu
Nhưng…
Nhiều bộ môn không đoạt được chỉ tiêu HCV đã đăng kí. Nhiều kì vọng vàng của chúng ta đã không đáp ứng được yêu cầu và chấp nhận thất bại do xuống phong độ hoặc bị tâm lí. Nguyễn Anh Tuấn, niềm hi vọng ở nội dung cử tạ nam 65kg đã không còn là chính mình khi anh thất thủ trước đối thủ người Indonesia. Nguyễn Duy Bằng đã không chiến thắng nổi tâm lí đè nặng khi dù là nhà VĐ Châu Á nhưng anh vẫn ngậm ngùi ở vị trí thứ hai nhảy cao ở khu vực. Ở đội cầu mây nữ việc rút lui của các trụ cột khiến chúng ta không thể tái lập được thành tích như ở Asiad.U23 và một thất bại được báo trước
Gây thất vọng nhất là đội bóng đá nam. Dù đã được đầu tư và đặt kì vọng không hề nhỏ nhưng các cầu thủ của chúng ta không đáp ứng được những yêu cầu đó. Việc phải thi đấu liên miên trong năm qua và việc các nhà chuyên môn tính toán sai điểm rơi phong độ khiến cho chúng ta có một màn trình diễn khá tệ hại trên đất Thái. Ông Rield đã phải ra đi và trận thua tan tác trước U23 Singapore trong trận đấu cuối cùng là những hình ảnh mà người hâm mộ muốn quên thật nhanh trong kí ức. Một thất bại thuộc về cả một hệ thống
Còn đó những băn khoăn
Như thường lệ Sea Games lần này vẫn lại là sân chơi để các nước chủ nhà vơ vét thật nhiều HCV, bất kể là bằng cách nào dù đó có bằng những phương cách mà nhiều người dù có trí tưởng tượng cao nhất cũng không thể nghĩ ra được. Trao rồi lại tước, trắng trợn thiên vị chủ nhà, ngang nhiên xin HCV…..tất cả những thứ đó tạo nên một sự hỗn loạn. Một sự hỗn loạn ở cái nơi vốn được coi là vùng trũng của thể thao thế giới. Sự thiếu công bằng, phẩm chất cần nhất trong thể thao, khiến thể thao Đông Nam Á cứ lặn ngụp mãi .
Sea Games đang biến tướng thành một dạng đại hội thể thao phong trào
Đã có những dấu hiệu cho thấy trong tương lai rất gần, SEA Games sẽ mất chất và biến thành một dạng đại hội thể thao phong trào chứ không phải là nơi để thể thao đỉnh cao Đông Nam Á tranh tài. Các nhà lãnh đạo thể thao khu vực cần có một sự thay đổi quyết liệt hơn về điều lệ và cả cách nhìn nhận của mình đối với việc tổ chức Sea Games để biến nó thành nơi tranh tài với một tinh thần lành mạnh chứ không phải là nơi để các nền thể thao đua nhau phô ra những ảo tưởng về sức mạnh (dù nhiều khi nó không có thực) của mình.
Thử hỏi xem bao nhiêu trong tổng số gần 400 bộ HC được trao tương đương với thành tích ở đấu trường châu Á hay Olympic. Trường hợp đoàn thể thao Indnesia khi họ họ xác định rõ ràng chấp nhận đứng thứ 5 ở Sea Games để dồn sức cho các các môn thể thao Olympic để vươn ra châu lục và thế giới là rất hãn hữu. Bởi vì bệnh thành tích đã trở thành căn bệnh trầm kha ở ĐNA mất rồi
- Nguyễn Hà Thành