Thứ Năm, 26/12/2024Mới nhất
Zalo

Premiership "thống trị" vòng bảng Champions League

Thứ Sáu 08/12/2006 09:57(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Vậy là vòng bảng Champions League đã khép lại. Những nụ cười ngạo nghễ, những giọt nước mắt tiếc nuối... tất cả sẽ chỉ còn là hoài niệm, để nhường chỗ cho những trận chiến sống mái ở vòng knock-out.

Sau 6 lượt đấu, những dấu ấn để lại không còn là sức mạnh hủy diệt của Primera Liga, hay lối chơi Catenaccio của Serie A nữa. Chính Premiership, với kỷ lục cả 4 CLB cùng đứng đầu 4 bảng, mới thực sự để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất. Hãy ngả mũ trước thành tích ấn tượng đó của xứ sương mù, cho dù chặng đường chinh phục chiếc Cúp danh giá nhất châu lục vẫn còn rất dài phía trước.

Premier League - Không còn là những "chú cừu non"

Premiership là số 1

Rõ ràng bóng đá trên xứ sở sương mù đã thể hiện được những bước tiến rất rõ rệt trong thời gian qua, khi mà bộ tứ Arsenal - Chelsea - Liverpool - Man Utd đồng loạt bành trướng sức mạnh trên đấu trường châu Âu. Không còn nghi ngờ gì nữa, bóng đá Anh đã thay đổi rất nhiều so với thời kỳ "kick & rush" của họ, thời kỳ mà những CLB xứ sương mù thường dễ dàng bị "bắt nạt", khi cố gắng thể hiện sự nóng nảy và lối chơi nhanh.

Không, các đội bóng Premiership không còn là "những chú cừu non" khi bước ra sân chơi lớn nữa. Họ đã trưởng thành rất nhiều, nếu như không muốn nói là "khôn" hơn rất nhiều, cùng với làn sóng du nhập của biết bao ý tưởng bên ngoài.

Sự tiến bộ đầu tiên cần phải nói tới với bóng đá Anh chính là ở tư duy chơi bóng. Họ không còn cố gắng biểu đạt phong cách bảo thủ của lối chơi "hủy diệt" nữa, mà thay vào đó là sự thực dụng, khôn khéo, và cả cách chơi pha trộn giữa nhiều tinh hoa trên cựu lục địa.

Ngay cả khi Man Utd chinh phục Bayern Munich tại Nou Camp năm 1999, họ cũng vẫn là một đội bóng rất "thuần Anh". Từ con người, lối chơi, đến cả tư duy cố hữu về thứ bóng đá 4-4-2 cống hiến, bằng 2 cầu thủ chạy cánh đúng nghĩa.

Thế nhưng, trong một thời gian dài sau đó, cùng với những thất bại liên miên của Arsenal, Man Utd cũng chỉ còn được xem là một đội bóng "hữu danh, vô thực". Cho đến khi Rafael Benitez tới Meyserside, và Mourinho cầm quân tại Chelsea, sự thay đổi mới thực sự hiện rõ.

Chelsea: không hào nhoáng nhưng thuyết phục

Khởi đầu từ chiếc Cúp Champions League của Liverpool 2 năm trước, bóng đá Anh đã thực sự bắt đầu khiến các đối thủ ở châu Âu phải lo ngại. Bằng 1 đội hình trẻ, và những cái đầu già dặn, Arsenal đã tiến vào tới trận chung kết năm ngoái. Chelsea rất khó bị đánh bại khi chơi phòng thủ, còn Man Utd thì lại luôn biết ghi nhiều bàn hơn đối thủ, một khi họ muốn chơi tấn công.

Ở khía cạnh chuyên môn, có lẽ chẳng ai quá ngạc nhiên khi 4 CLB giải Ngoại hạng lập kỷ lục mới tại Champions League. Nhưng kỳ thực, để có được điều này, họ đã phải trải qua một chặng đường dài thay đổi cả về "lượng" và "chất".

Liga "mất giá"

Không ai nghi ngờ được sức mạnh của Barcelona, nhưng chắc chắn, việc phải cần tới trận đấu cuối cùng ở Nou Camp để đi tiếp, đã khiến những nhà ĐKVĐ "mất điểm" trong mắt giới mộ điệu. Barca, hay Real Madrid đều có trong tay những ngôi sao sáng, hay cả những chiến lược gia tài ba, nhưng chỉ qua các trận đấu ở vòng bảng, người ta đã không thể không nghi ngờ khả năng tiến xa của các CLB xứ đấu bò tại Champions League năm nay.

Vẫn những con người ấy, vẫn lối chơi mê hoặc, và cả những bàn thắng để đời, nhưng đội bóng của Frank Rijkaard đã không còn thực sự là một con "ngáo ộp" ở châu Âu nữa. Vấn đề của họ không quá khó để nhận ra: Sự cũ kỹ.

Chưa hẳn Barca đã ngủ quên trên chiến thắng, nhưng thực sự, việc những nhà ĐKVĐ hầu như không có bất cứ một nét mới nào trong phong cách đã giúp cho rất nhiều CLB "dễ chịu" hơn khi phải đối mặt với họ. Trên thực tế, sau chiến thắng ở Paris năm ngoài, gã khổng lồ xứ Catalan sẽ rất khó để lặp lại được kỳ tích của mình, trong bối cảnh mọi đối thủ đều "soi" họ rất kỹ.

Valencia mới là đội chơi thành công nhất của La Liga tại vòng bảng Champions League

Khác hẳn Barca, với Real Madrid, mọi chuyện lại mới chỉ bắt đầu. Sự xuất hiện của Fabio Capello mang tới cho CLB Hoàng gia nhiều hy vọng mới, nhiều tự tin mới, nhưng đồng nghĩa với điều đó lại là quá nhiều sự thay đổi, thách thức. Với cái vỏ bọc hào hoa của mình, Real vẫn chơi bóng với tính nghệ thuật cao, với sự khoa trương về chất lượng nhân sự.

Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, "kền kền trắng" đang cố gắng chơi theo kiểu ... Italia hơn là Tây Ban Nha. Cũng có khả năng Capello đang muốn kết hợp cả 2 tính cách đó vào đội bóng của mình, nhưng nếu vậy thì quả là ý tưởng đó vẫn còn hơi... nhạt. 2 "bài học" trước Olympique Lyon đã nói lên tất cả: Real vẫn còn thiếu rất nhiều chiều sâu trong lối chơi để chinh phục chiếc Cúp thứ 10.

Thật bất ngờ, chính những gì mà Valencia thể hiện tại vòng bảng mới khiến người ta thích thú. Với một đội hình rất đều, đầy chất Latin, nhưng cũng không kém hiệu quả và kinh nghiệm đội bóng màu cam hứa hẹn sẽ trở thành một hiện tượng rất đáng xem ở Cúp C1 mùa này. Điều này còn có thể dễ trở thành hiện thực hơn nữa, một khi thầy trò Quique Flores tiếp tục... xuống dốc ở Liga.

Và Serie A nhạt nhòa

Inter (trắng): Vượt trội ở Serie A nhưng khá vất vả ở Champions League

Milan, Inter, và cả Roma đều đã đi tiếp. Nhưng thật khó thể nói rằng họ đã trải qua các loạt trận vòng bảng một cách ấn tượng. Milan dẫn đầu bảng H với chỉ 1 điểm nhiều hơn Lille, đối thủ đứng thứ 2 đã làm nhục họ ngay tại San Siro trong trận đấu cuối cùng (thắng 2-0).

Inter thua kém Bayern về mọi mặt, và chỉ giành được vị trí thứ 2 một cách trầy trật trước Sporting và Spartak Moscow. Roma thì phải chờ đến vận may từ Valencia trong trận đấu cuối mới chính thức giành vé đi tiếp. Bức tranh toàn cảnh về bóng đá Ý quả là không hề sáng sủa chút nào.

Đã có nhiều người tin vào cái "dớp" khởi đầu chậm của các đội bóng Italia, điều đó là có cơ sở. Thế nhưng có vẻ như lần này thì khác hẳn. Sự chậm chạp không đồng nghĩa với yếu ớt, việc kém thích nghi không thể giấu nổi nét khô cứng, và cách mà người Ý cố gắng tạo dựng chiến thắng bằng cơ bắp càng khiến họ khô khan hơn trong mắt giới mộ điệu.

Cả 3 CLB Serie A ở vòng bảng đều chỉ hoàn thành nhiệm vụ với số điểm 10. Tất cả họ đều chỉ thắng được 3 trận, hòa 1. Milan và Roma chỉ ghi được 8 bàn, thủng lưới 4. Còn Inter, đội đang dẫn đầu Serie A thì tệ hơn, ghi được vẻn vẹn 5 bàn, và thủng lưới cũng bằng số đó.

Hiệu ứng Calciopoli chăng? Chỉ tiếc, Champions League không phải là World Cup.

(Theo TheThaoVietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X