(Bongda24h) - Euro 2008 đã qua đi nhưng những dư âm và xúc cảm vẫn còn đọng lại trong lòng người hâm mộ. Hãy cùng Bongda24h điểm lại những dấu ấn chính của giải đấu lớn nhất châu Âu.
Đội bóng gây thất vọng nhất
Pháp là nỗi thất vọng lớn nhất tại Euro 2008 |
Được đánh giá là ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch nhưng tất cả những gì mà Á quân thế giới mang lại chỉ là một nỗi thất vọng.Đội bóng áo Lam kết thúc vòng đấu bảng với vị trí cuối bảng C – Bảng đấu được coi là tử thần với sự góp mặt của các ông lớn của bóng đá châu Âu là Italia và Hà Lan. Sau trận đầu tiên bị Rumani cầm hòa tẻ nhạt trong một trận cầu không có bàn thắng, đội quân của Raymond Domenech thua liền 2 trận trước Hà Lan (1-4) và Italia (0-2) qua đó chính thức phải ngồi làm khán giả ngay sau vòng đấu bảng. Thất bại của ĐT Pháp tại Euro 2008 có lỗi rất lớn của Domenech khi ông tỏ ra quá bảo thủ trong cách dùng người cũng như những sai lầm về chiến thuật trong đấu pháp.
Một đội bóng nữa cũng gây thất vọng không kém là Hy Lap. ĐKVĐ châu Âu có một kỳ Euro tệ hại khi để thua cả 3 trận ở vòng bảng với vỏn vẹn duy nhất một bàn thắng. Sau khoảnh khắc thăng hoa tại Euro 2004 tại Bồ Đào Nha, đội quân của “vua” Otto Rehhagel trở lại với đẳng cấp thực của một đội bóng trung bình của châu Âu. Còn với Rehhagel, ông đã hết bài khi không thể tạo ra được một phép màu thứ 2 cho đội bóng quê hương các vị thần.
Vua phá lưới chưa vượt được cột mốc 5 bàn
David Villa - Vua phá lưới của VCK Euro 2008 |
Với 4 bàn thắng trong hai trận đầu tiên, David Villa nổi lên như một ứng cử viên cho danh hiệu vua phá lưới và người ta kỳ vọng anh sẽ là người vượt mốc 5 bàn thắng đã được thiết lập từ khá lâu. Tuy nhiên, việc không phải ra sân trong trận đấu gặp Hy Lạp (được nghỉ ) và vắng mặt trong hai trận bán kết và chung kết (trận gặp Nga chỉ đá vọn vẹn 33 phút) đã khiến cho chân sút của Valencia không thể tái hiện được bản năng ghi bàn đáng sợ của mình.
Với 4 bàn thắng, Villa vẫn trở thành “Vua phá lưới” của Euro 2008 và đưa TBN đến với ngôi vô địch lần thứ 2 trong lịch sử. Nhưng cột mốc 5 bàn thắng mà trước đó Shearer (Anh, 1996), Baros (CH Séc, 2004) đã lập vẫn chưa thể vượt qua.
Công thức chiến thắng
Thành công của TBN gắn liền với sơ đồ 4-1-4-1 |
Sau Euro 2004, World Cup 2006, hai giải đấu mà những đội chơi theo trường phái phòng ngự phản công là Hy Lạp và Italia đăng quang thì Eur0 2008 lại là sự lên ngôi của thứ bóng đá tấn công. Tuy nhiên, công thức chiến thắng lại không phải là sơ đồ chiến thuật 4-3-3 (như cách mà Italia vận dụng trong hai trận đấu đầu tiên của vòng đấu bảng), thay vào đó sơ đồ chơi với 5 tiền vệ được sử dụng.
Thực chất đây là một sơ đồ chiến thuật không mới khi công thức 4-5-1 đã ra đời từ khá lâu. Tuy nhiên, có thể nhận thấy chính nhờ những điều chỉnh và cải biến, tính hiệu quả được tăng lên rõ rệt. Đức, BĐN, TNK, Pháp, Romania, Ba Lan đều chơi với 4-2-3-1. Nga và Croatia lại sử dụng 4-1-3-1-1 trong khi nhà vô địch TBN lại thăng hoa với 4-1-4-1. Italia sau hai trận đấu đầu thất bại với 4-3-3 cũng thu được một số thành công nhất định với 4-2-3-1.
Về cơ bản, trong lối chơi 5 tiền vệ, có hai vị trí được đánh giá tối quan trọng là tiền vệ trụ, người luôn làm nhiệm vụ đánh chặn và thu hồi bóng. Tiền vệ công (hộ công) người nhận trách nhiệm phân phối bóng và dứt điểm khi cần thiết. Đây chính là trục dọc xương sống của sơ đồ 5 tiền vệ. Với sự hỗ trợ của các cầu thủ chạy cánh và hai hậu vệ cánh, sức tấn công của những pha lên bóng trở nên đa dạng và biến hóa hơn rất nhiều.
Những bàn thắng vào phút cuối
TNK có biệt danh “vua ngược dòng phút cuối“ |
Trong 90 phút của trận đấu, có 2 khoảng thời gian được coi là nhạy cảm và dễ bị thủng lưới nhất là 10 phút đầu và 10 phút cuối. Trong hai khoảng thời gian này, nếu không chơi với tinh thần tập trung cao độ, nguy cơ để thua là rất cao. Nếu thua ở 10 phút đầu, tinh thần thi đấu của cả trận sẽ giảm đi trông thấy. Còn nếu thua ở 10 phút cuối, sẽ rất ít cơ hội để có thể sửa sai. + Tuy là đội vô địch nhưng TBN không phải là đội bóng để lọt lưới ít nhất. Đội giữ kỷ lục này là Croatia với 2 bàn thua trong trận gặp Đức và TNK + 5/16 đội chỉ nghi được 1 bàn thắng tại Euro lần này là: Áo, Ba Lan, Rumania, Hy Lạp, Rumani, Pháp + TNK là đội bóng phạm lỗi nhiều nhất với 102 lỗi + TBN là đội duy nhất toàn thắng cả 6 trận đấu, họ cũng là đội có nhiều bàn thắng nhất (12 bàn) nhưng Hà Lan mới là đội có hiệu suất ghi bàn "khủng nhất" (2,5 bàn/ trận). + Các đội bóng để thủng lưới nhiều nhất là CH Séc và Pháp (6 bàn)
Đã có rất nhiều kết cục kịch tính xảy ra tại vòng chung kết lần này khi có tới 16/ 77 bàn thắng được ghi vào những phút cuối trận. Tác giả gây được bất ngờ nhiều nhất chính là Thổ Nhĩ Kỳ. “Những người thích đùa” của Fatih Terim đã khiến cho cả châu Âu phải ngả mũ với “hattrick” lội ngược dòng nhờ những bàn thắng định mệnh của phút cuối. Đó là trận thắng ngược 2-1 trước Thụy Sỹ, là thắng lợi 3-2 trước CH Séc cũng với một kịch bản tương tự. “Sốc” hơn nữa là trận đấu với Croatia ở tứ kết. TNK bị thủng lưới đúng vào phút cuối của hiệp phụ thứ 2 nhưng cũng chỉ hơn một phút sau đó họ có bàn thắng gỡ hòa để rồi chiến thắng trên chấm 11m.
TNK dùng những cú lội ngược dòng làm vũ khí để tiến bước nhưng cũng chính họ bị người Đức dùng chiêu thức “gậy ông đập lưng ông” để trị lại với màn lội ngược dòng cũng bở một bàn thắng được ghi vào phút cuối cùng. Chủ nhà Áo cũng nhờ bàn thắng vào phút thứ 90 của Ivica Vastic từ chấm 11m mới có thể vớt vát lại 1 điểm trước Ba Lan. Đến đội chơi thứ bóng đá tấn công rực lửa như Hà Lan cũng nhờ bàn thắng muộn màng của Ruud van Nistelrooy mà cứu cho “Cơn lốc màu cam” không bị thua ê chề trong 90 phút thi đấu dù sau đó vẫn thất bại trước Nga.Những thống kê + 2,48 bàn/trận là hiệu suất của vòng chung kết năm nay sau 77 bàn thắng được ghi trong 31 trận đấu (4 từ chấm 11m).
Còn tiếp...
La Quế