Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Những “cựu anh hùng” chấm dứt các cơn khô hạn danh hiệu

Thứ Tư 15/04/2009 15:06(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Hy vọng những danh hiệu mới sẽ giúp xoá đi cơn khát vinh quang, khiến cho các “cựu anh hùng, anh thư” sớm quay trở lại với thế giới quần vợt...bởi nếu thiếu họ sân chơi này sẽ mất đi những trận cầu kinh điển hiếm có.

Ferrero chấm dứt cơn khô hạn danh hiệu kéo dài… 5 năm

Ở “xứ ở bò tót” Tây Ban Nha, Juan Carlos Ferrero là một cái tên rất nổi tiếng. Tay vợt từng đăng quang ngôi vô địch Roland Garros hồi năm 2003 đã có thời là “nhà Vua” của thế giới ATP. Cùng với Carlos Moya, Ferrero là những gương mặt đại diện cho quần vợt Tây Ban Nha trên mặt sân đỏ quạch đầy bụi bặm được mến mộ nhất cho đến khi “đàn em” Rafael Nadal xuất hiện và lên ngôi thống trị…

Ferrero ăn mừng chiến thắng ở Casablanca

Sau khi giành Roland Garros và leo lên ngôi số 1 ATP hồi tháng 9-2003, Ferrero tiếp tục giành thêm ngôi vô địch giải Madrid Master vào tháng 10 năm đó. Đó chính là ký ức tươi đẹp gần nhất mà Ferrero còn nắm giữ sau một thời gian rất dài lăn lộn trong thất bát ở ATP Tour. Cho đến tận trận chung kết Grand Prix Hassan II (diễn ra tại Casablanca, Ma rốc), Ferrero đã trải qua hơn 5 năm trời khô hạn danh hiệu.

Chiều chủ nhật (12-4), Ferrero (hiện đang xếp hạng 75 ATP) cối cùng đã tìm lại niềm vui của chiến thắng. Anh đã đánh bại tay vợt người Pháp Florent Serra (hạng 47 ATP) trong trận chung kết tại Casablanca với điểm số 6/4, 7/5. Chắc chắn đây là một thành công tột bực với Ferrero – anh thậm chí không được xếp hạt giống ở giải đấu trên sân đất nện tại Ma rốc này.

Trong trận chung kết dài 98 phút, Ferrero đã tận dụng 6 trong tổng số 12 cơ hội để thắng break-poin. Anh cũng tung ra được 5 cú giao bóng ăn điểm trực tiếp và thắng 69% (29/42) điểm số khi cầm giao bóng. Trải qua 5 trận đấu tại Casablanca 2009, Ferrero không “đánh mất” một ván đấu nào. Thành tích ở chung kết các giải sân đất nện của anh hiện là 9 trận thắng, 7 trận thua.

Như vậy, trong “kho tàng” sự nghiệp của mình, Ferrero đã tìm được 12 danh hiệu cả thảy, trong đó có 9 danh hiệu Ferrero giành được ở cá giải đấu sân đất nện, 3 danh hiệu ở các giải đấu trên mặt sân cứng. Chiến thắng ở Casablanca tuy không phải là một chiến thắng quá lớn lao, nhưng nó giúp cho “lão tướng” Ferrero (năm nay đã 29 tuổi) tự tin hơn và tiếp tục muốn gắn kết cùng quần vợt…

Hewitt thắng ngôi vô địch đầu tiên sau 2 năm

Cũng như Ferrero, Lleyton Hewitt từng là “nhà Vua” của ATP. Chính sự hiện diện của những Andy Roddick, rồi Roger Federer đã khiến anh dần bị rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, ở “xứ sở của kangaroo”- Australia, Hewitt vẫn là thần tượng số 1, vẫn là một tay vợt hàng đầu. Tất nhiên, tuổi tác, phong độ, thể lực… không thể khiến anh duy trì lối đánh lăn xả đeo bám đến kỳ cùng năm xưa.

Ngoài các yếu tố trên, chấn thương cũng là thứ khiến Hewitt vẫn chật vật trên sân đấu. Cuối tháng 8 năm ngoái, anh phải trải qua ca phẫu thuật hông và buộc phải nghỉ cho đến đầu mùa giải năm nay mới bắt đầu cầm vợt trở lại. Sau một vài giải đấu “vãng lai” ở Malbourne Park, Memphis, Delray Beach, Indian Wells rồi Key Biscayne, cuối cùng thì tay vợt người Australia đã tìm ra “bờ bến” thành công.

Đó là giải đấu trên mặt sân đất nện ở Houston - giải đấu mang tên Houston Championship 2009. Chiến thắng trước Evgeny Korolev (Nga) đã mang Hewitt đến trận chung kết sân đất nện đầu tiên sau… 10 năm, và cũng giúp anh có cơ hội tìm kiếm danh hiệu đầu tay sau 2 năm chờ đợi (lần cuối cùng Hewitt vô địch một giải đấu là ở Las Vegas năm 2007). Hewitt đã tận dụng triệt để cơ hội ấy.

Jankovic cũng đang hồi sinh

Đánh bại tay vợt người Mỹ hạng 100 ATP Wayne Odesnik 6/2, 7/5 trong trận chung kết, Hewitt (vừa leo từ vị trí số 88 ATP lên thứ hạng 57 ATP đã chính thức chấm dứt cơn khô hạn danh hiệu kéo dài 2 năm của mình. Khỏi nói cũng hiểu được niềm hạnh phúc lớn lao mà Hewitt có được ở Houston. Trận thắng thứ 499 trong sự nghiệp đã mang lại cho Hewitt danh hiệu thứ 27.

Phát biểu sau trận chung kết, Hewitt tươi tắn cho biết: “chiến thắng này đã giúp cho tất cả những nỗ lực trước đây của tôi - tập luyện, chạy chữa chấn thương, lên dây cót tinh thần… trở nên có ý nghĩa. Và nó cũng khiến cho việc thi đấu thành công trong một tuần qua, việc trang bị cho mình những cái cảm xúc sung sướng này cho đến cuối cùng cũng có ý nghĩa. Chiến thắng đã trở thành một thứ chất liệu tốt”.

Nhận xét về đối thủ và trận đấu, Hewitt nói: “Sân đất nện là mảnh đất khó khăn cho bất kỳ tay vợt nào bước ra. Tôi đã chơi thứ quần vợt rất ấn tượng, nhưng Odesnik là một tay vợt khó nuốt, anh ấy không cho phép bạn có được những điểm số dễ dàng. Anh ấy khiến cho bạn phải cật lực chiến đấu mới có được điểm số. Nhưng tôi cũng tạo lại áp lực cho anh ta và đã giành được các điểm số quan trọng.

Sau trận đấu kéo dài ở chung kết (một phần là do cơn mưa lớn khiến thời gian bắt đầu trận đầu phải dời lại sau 1 giờ 25 phút), Hewitt đứng trước nỗi lo mới – anh phải làm sao bắt kịp chuyến bay đến Monte Carlo, nơi anh phải thi đấy giải Masters 1000 trên mặt sân đất nện đầu tiên trong mùa giả 2009 ngay từ vòng 1 - sẽ diễn ra vào tối hôm nay. Không kịp có nghĩa là… bỏ cuộc.

Dù vậy, Houston vẫn là một chân giá trị lớn lao, Hewitt tuyên bố: “Tôi có thể không bắt kịp chuyến bay, nhưng tôi vẫn hiểu tại sao tôi có thể ở đây - để thắng giải đấu. Việc thi đấu ở Monte Carlo là một phần thưởng, nhưng tôi đã phải tập trung để thắng giải đấu ở đây. Sau đó, tôi mới lo đến chuyện khác. Giờ đây, chuyện khác chính là lo lắng về Monte Carlo…”

Nếu như Ferrero và Hewitt từng là “nhà vua” của thế giới ATP, tay vợt nữ người Serbia Jelena Jankovic lại từng là “Nữ hoàng” của thế giới WTA. Cô chính là tay vợt số 1 WTA khi mùa giải 2008 khép lại. Nhưng trong suốt gần 4 tháng đầu mùa giải 2009, Jankovic không dành nổi một danh hiệu nào. Nếu tính chung từ năm 2008, cô gái 22 tuổi này đã trải qua cơn khô hạn danh hiệu kéo dài đúng nửa năm trời.

Lần gần nhất Jankovic đăng quang một danh hiệu WTA là ở Kremlin Cup (Moskva) hồi giữa tháng 10-2008. Danh hiệu đó cùng với ngôi vô địch giải Trung Quốc mở rộng (diễn ra tại bắc Kinh) là “tấm bằng” giúp Jankovic “đậu” vào ngôi vị “nữ hoàng” ( sau khi cô để lọt nó vào tay Serena Williams vì thua cô này ở chung kết US Open 2008).

Trớ trêu thay, sau Moskva, Jankovic chơi xuống tay ở Zurich (bị loại ngay vòng 1) - giải WTA Tour Championships tổng kết cuối mùa (thua Venus Williams ở bán kết). Tất nhiên, điểm số tích luỹ được của Jankovic khi đó khá “dày” và giúp cô vẫn giữ ngôi số 1 WTA khi mùa giải 2008 khép lại. Khi mùa giải 2009 khởi tranh, khát vọng của Jankovic là đăng quang ở Australia Open…

Nhưng thành tích của cô gái Serbia này lại tỷ lệ nghịch với suy nghĩ của cô. Cô bị loại ngay ở vòng 4 Australia Open. Tiếp đó, cô lại thua ở bán kết Paris, vòng 3 Dubai Chapionships, vòng 2 Indiana Wells và vòng 2 Key Biscayne. Không ai còn nhận ra Jankovic từng là “Nữ hoàng” của WTA. Lời xì xầm cô chỉ có hư danh (như khi người ta “bàn” cô là số 1 kém cỏi nhất trong lịch sử WTA) liên tục lan rộng.

Thực chất, Andalucia Tennis Championships (diễn ra ở Marbella, Madrid, Tây Ban Nha) 2009 chỉ là một giải đấu “nhỏ xíu” trong cái cơ cấu WTA Tour (điểm thưởng cho ngôi vô địch là 280 điểm, tổng tiền thưởng là 500 ngàn USD). Đó chỉ là một trong số những giải sân đất nện khai mùa cho mùa giải sân đất nện. Nhưng hoá ra, đó lại là nơi Jankovic “săn đuổi” niềm tin của mình…

Jankovic vừa thắng tay vợt chủ nhà Carla Suarez Navarro (hạng 34 WTA) 6/3, 3/6, 6/3 trong trận chung kết. Phải thắng một đối thủ bất kỳ sau một trận đấu dài 3 ván, ai cũng hiểu Jankovic đã trải qua khó khăn như thế nào. Tuy nhiên, vấn đề là ở đây Jankovic đã giành chiến thắng, vấn đề là cô đã tìm lại đôi chút tự tin sau khi san lấp cơn khô hạn danh hiệu kéo dài suốt 6 tháng trời.

Điều đó khiến những khó khăn trong chận chung kết với Navarro trở nên “nhỏ xíu”. Jankovic cho biết: “Tôi biết tôi đã chơi không tốt trong 3 tháng qua vừa qua, nhưng chiến thắng này sẽ giúp tôi quay trở lại với sự tự tin mà tôi cần”. Jankovic cũng có nói tình trạng sức khoẻ của mẹ cô đã chi phối cô trong trận chung kết. Nhưng cuối cùng thì cô vẫn tập trung đáng kể để giành danh hiệu đầu tiên trong mùa giải năm nay.

Hy vọng những danh hiệu mới sẽ giúp xoá đi cơn khát vinh quang, khiến cho các “cựu anh hùng, anh thư” sớm quay trở lại với thế giới quần vợt. Chắc chắn, cái lăng kính muôn màu của ATP, WTA sẽ bớt đi phần sinh động đáng kết nếu không còn thấy những hình ảnh Ferrero, Hewitt hay Jankovic tung hoành trên sân đấu. Sự tự tin đã quay trở lại, thời gian tìm lại thành công chỉ còn là vấn đề…

(Theo 24h)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X