Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Ngai vàng của người Anh

Thứ Hai 05/05/2008 10:18(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Ngày 17/10/2007 là một ngày khó quên của người Anh. Trên sân Luzhniki lạnh giá họ phải đón tiếp đội chủ nhà với nhiệm vụ không được phép thua nếu không muốn làm khán giả tại EURO 2008. Dù cho Rooney đã giúp cho "Sư tử ba đầu" vươn lên dẫn trước bằng một cú volley cực đẹp ở hiệp một nhưng tất cả đã thay đổi chóng vánh trong hiệp 2. Cú đúp của tiền đạo vào thay người Pavlychenko khiến ĐT Anh mất quyền tự quyết và chính thức tạm biệt EURO sau ngày “đại tang” trên sân Wembley với thất bại 2-3 trước Croatia. Ngày 21/5 tới cái sân lạnh lẽo ở Moscow ấy tiếp tục in dấu chân của người Anh nhưng không gắn với những ký ức đau thương nữa. Ở đó, MU sẽ tiếp Chelsea tại trận CK Champios League mùa giải 2007-2008. Một trận CK derdy lần thứ 3 trong lịch sử C.L sau các năm 2000 và 2003. Dù phần thắng nghiêng về đội nào người Anh cũng có quyền ngẩng cao đầu về sự thống trị của CLB của mình trên bình diện bóng đá châu lục.


Bài viết dự thi “Nếu bạn là chuyên gia“

Nguyễn Đăng Văn, báo chí k2005,
 
ĐH KHXH&NV Tp. HCM



Liverpool đã từng làm nên tên tuổi của nước Anh trên đấu trường châu Âu


Người Anh đã chờ đợi ngày này đã quá lâu. Cách đây 23 năm khi bóng đá Anh còn đứng trên đỉnh cao Châu Âu, thì thảm họa Heysel ập đến. Cái chết của 39 CĐV Juventus khi gây hấn với những hooligan Liverpool khiến cho UEFA không thể ngồi yên. Một lệnh cấm được ban ra, các CLB Anh bị cấm tham gia các giải đấu của Châu lục trong vòng 5 năm. Mệnh lệnh có phần nghiệt ngã ấy đã mở ra một chu kì đi xuống của bóng đá Anh và trực tiếp đưa các Seri A lên địa vị thống trị với bộ đôi AC Milan và Juventus. Thể diện của quên hương bóng đá hiện đại chỉ được gỡ lại đôi chút khi MU đoạt C.L vào mùa bóng 1998-1999 sau cú lội ngược dòng không tưởng trước Bayer Munich. Nhưng kể cả khi đó, các “đại gia” còn lại về nhìn về các đội bên kia eo biển Manche với ánh mắt dè bỉu. Các CLB Anh chơi quá hồn nhiên, quá cao thượng, đề cao tính duy mĩ mà quên mất rằng C.L là sân chơi khắt nghiệt mà phần thắng luôn thuộc về những kẻ lọc lõi, khôn ngoan.

Kể từ cột mốc năm 1999 ấy, bóng đá Anh chỉ thêm một lần đứng trên đỉnh cao Châu Âu với chiến thắng của Liverpool trước AC Milan năm 2005. Trong khi đó TBN có thêm 3 lần, Italia 2 lần. Một thành tích quá khiêm tốn so với truyền thống và thực lực của họ. Nhưng đó cũng là cột mốc đánh dấu bước phát triển mới của bóng đá Anh. Khi Mohamed Al Fayed mua lại CLB Fulham vào năm 1999, ít ai có thể ngờ ông lại là người tiên phong cho việc đầu tư ồ ạt của những ông chủ nước ngoài vào các CLB bóng đá xứ sở sương mù và đem mở ra một chu kì thịnh vượng cho bóng đá Anh. Lần lượt những đại gia của bóng đá Anh như Chelsea (2003), MU (2005), Liverpool (2007) …cho đến những đội bón tầm tầm như Newcastle, Aston Villa… đều rơi vào tay những ông chủ nước ngoài. Người ta lo ngại bản sắc của CLB sẽ mất đi, những tài năng nội sẽ không có cơ hội để phát triển tài năng.



Giải ngoại hạng Anh là giải đấu được quan tâm nhiều nhất
 trên khắp hành tinh


Nhưng tất cả đã lầm, những khán đài ở Anh dù đã tăng chỗ ngồi vẫn cháy vé, lối chơi của các CLB không chỉ đơn thuần là kick anh run như trước mà pha trộn nhiều trường phái khác nhau, các ngôi sao lớn của bóng đá thế giới đua nhau đến Anh như một miền đất hứa và tiền thì liên tục chảy vào két sắt của các CLB. Với chiến lược truyền thông hiệu quả, Premier League trở thành giải đấu số 1 trên thế giới về giá trị thương hiệu. Nhờ thế, các CLB lớn có tiền để thu nạp những ngôi sao hàng đầu thế giới. Sau khi Chelsea của Abramovich gây lũng đoạn thị trường chuyển nhượng ở các năm 2004, 2005, 2006 đến lượt MU và Liverpool trổ tài mua sắm. MU bỏ ra 70 triệu bảng hè năm 2007 để đưa về Tevez, Hargreaves, Nani và Anderson trong cái nhìn... lè lưỡi của cả cựu lục địa, trong khi Liverpool có được chữ ký đắt giá nhất mùa hè năm 2007 với 26,5 triệu bảng cho Torres. Họ có quyền làm vậy bởi nền tảng tài chính được đảm bảo vững chắc. Thành công trên lĩnh vực kinh doanh tất yếu đi đến thành công trên sân cỏ. Liên tiếp hai năm 2007 và 2008 MU, Chelsea và Liverpool hiện diện tại bán kết Champions League- một điều chưa từng có trong lịch sử. Việc họ biến trận CK Champions League mùa này thành cuộc đấu nội bộ là điều tất yếu phải đến mà thôi.

Các CLB của TBN và Italia sau những cuộc xâm lăng ở Champios League các năm 2000 và 2003 đều không duy trì vị thế thống trị đước lâu được lâu. Nhưng với bóng đá Anh tình hình sẽ đổi khác, họ sẽ duy trì được vị thế thống trị của mình trong vòng vài năm nữa? Thứ nhất, nền tảng tài chính của họ vẫn đảm bảo ít nhất đến năm 2010 khi gói bản quyền truyền hình hiện nay hết hạn. Trong 3 năm từ 2007-2010 các đài truyền hình phải bỏ đến 625 triệu bảng để được tiếp sóng các trận đấu ở Premier League. Cùng với đó việc làm ăn kinh doanh của các CLB vẫn rất phát đạt và không dấu ý định khuynh đảo thị trường chuyển nhượng mùa hè này. Wenger của Arsenal chắc chắn sẽ đụng đến số tiền 70 triệu bảng mà BLĐ đã hứa cấp cho mình để tăng cường lực lượng nếu không muốn phòng truyền thống sân Emirates vắng bóng danh hiệu năm thứ tư liên tiếp. MU sau mùa 2007 bộn chi vẫn muốn chi thêm 40 triệu bảng để củng cố lực lượng vốn đã rất mạnh của mình. Chelsea thì khỏi phải nói, túi tiền không đáy của Abramovich có thể phá vỡ mọi kỷ lục chuyển nhượng. Liverpool trong nỗ lực tìm kiếm chức VĐ ở Premier League sau 19 năm vắng bóng chắc chắn sẽ chạy đua với 3 đại gia còn lại. Bộ tứ đã vậy, các CLB còn lại cũng chịu chơi không kém. Tottenham đã đánh động thị trường chuyển nhượng mùa hè này với việc bỏ ra 16,5 triệu bảng cho Luka Modric…



Barca - đại diện ưu tú nhất của Tây Ban Nha cũng bị loại bởi tay một đội bóng Anh


Các CLB ở các nền bóng đá khác thì sao? Ở đây chúng ta chỉ nói đến các đội bóng ở TBN và Italya như là những đối trọng đáng kể. Barcelona có một mùa giải trắng tay và đang đứng trước một cuộc khủng hoảng toàn diện. Real Madrid vẫn theo đuổi chính sách chuyển nhượng mù quáng và thực sự họ không còn đáng sợ như thời Florentino Perez còn tại vị ở chức Chủ tịch. Trong khi đó các CLB ở Seri A vẫn chưa hết ảnh hưởng sau vụ Calciopoli. Juventus vẫn đang trong quá trình tái thiết và chỉ có phép màu mới giúp họ thống trị C.L mùa tới. Inter vẫn chỉ là “gã học việc” tại đấu trường này cùng với ông chủ tịch bốc đồng luôn thích xen vào chuyên môn của các HLV. AC Milan - đối thủ khả dĩ nhất có thể chặng đứng sự thống trị của người Anh đang phải trả giá cho chính sách khoái dùng “cựu binh” của mình. Chưa chắc mùa tới họ đã được tham dự C.L trong khi những lời hứa cải tổ của Berlussconi không nhằm ngoài mục đích chính trị. Những đội bóng này đều chưa có những điều kiện cần để đi đến một sự ổn định cần thiết hoặc đã đi hết một chu kì thành công.

Đêm 21/5 tới cả cựu lục địa sẽ hướng về Luznhiki nơi bóng đá Anh khẳng định ngai vàng của mình. MU là một đế chế cũ mà danh tiếng và đẳng cấp đã được khẳng định từ lâu trong khi Chelsea là một thế lực mới nổi. Cuộc tranh hùng giữa “nước” và “lửa”, giữa truyền thống và hiện tại nhưng tất cả là sự khẳng định cho quyền lực tuyệt đối của bóng đá Anh tại đấu trường Châu lục.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X