Thứ Sáu, 20/12/2024Mới nhất
Zalo

Lượm lặt FIFA Confederations Cup 2009 từ A đến Z

Thứ Sáu 12/06/2009 14:22(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Cuối tuần này, FIFA Confederations Cup 2009 (Cúp Liên đoàn các châu lục), giải đấu được coi là tiền World Cup 2010, sẽ chính thức khởi tranh ở Nam Phi. Hãy cùng điểm qua những nét chấm phá xung quang giải đấu này theo bảng chữ cái trong tiếng Anh.

A (Appearances - Số lần góp mặt): Brazil là đội tham dự nhiều trận đấu nhất ở các giải Confederations Cup (23 trận) và cũng là đội thắng nhiều nhất (13 trận). Selecao đã 2 lần đăng quang ở giải đấu này (vào năm 1997 và 2005).

Kaka và các đồng đội đã có mặt ở Nam Phi để chuẩn bị cho giải đấu này

B (Blue - Màu xanh xa trời, Thiên thanh):
Màu áo truyền thống của ĐKVĐ thế giới, Italia. Đây cũng là lần đầu Italia được góp mặt ở Confederations Cup.

C (Copa D'Oro): Tên gọi của giải đấu tiền thân của Confederations Cup được tổ chức ở thủ đô Montevideo (Uruguay) từ 30/12/1980 đến 10/01/1981 nhân dịp kỷ niệm 50 năm ra đời của giải VĐTG (World Cup). Tham dự giải đấu này là những ĐT đã từng đăng quang ở các kỳ World Cup trước đó như Uruguay, Italia, Tây Đức (nay là Đức), Brazil và Argentina. ĐT Anh (vô địch WC 1966) đã từ chối tham dự và Hà Lan (giành ngôi Á quân ở 2 kỳ WC liên tiếp 1974 và 1978).

D (Dunga): HLV trưởng đương nhiệm của Brazil. Ông cũng là đội trưởng ĐT Brazil lên ngôi ở WC 1994 tổ chức tại Mỹ. Hồi mới nắm quyền ở Selecao, Dunga đã phải hứng chịu vô số lời chỉ trích từ giới truyền thông khi áp dụng lối đá "phản Samba" ở ĐTQG. Brazil bây giờ không chơi cống hiến, hoa mỹ, đẹp mắt mà là một lối chơi chắc chắn, thực dụng, mang phong cách châu Âu điển hình. Tuy nhiên, tất cả cũng đã phải thán phục tài năng của Dunga trên băng ghế huấn luyện với những gì Brazil đang thể hiện. Họ đứng đầu vòng loại World Cup 2010 khu vực Nam Mỹ, ghi nhiều bàn thắng nhất và để thủng lưới ít nhất.

E (Exception - Loại trừ): Tây Ban Nha là đội tuyển duy nhất đứng đầu bảng xếp hạng các ĐTQG của FIFA nhưng chưa từng một lần đăng quang ở WC. Họ đã giữ vị trí này từ lúc đăng quang ở Euro 2008 cho đến tận bây giờ.

F (First: - Đầu tiên): Hawar Mulla Mohammed là cầu thủ người Iraq đầu tiên ghi bàn ở Champions League trong mùa áo CLB Anorthosis Famagusta (Đảo Síp) trong trận đấu với Panathinaikos (Hy Lạp) vào tháng 10 năm 2008. Iraq chính là đại diện của châu Á ở FIFA Confederations Cup 2009 với tư cách nhà vô địch châu lục. Và tiền vệ 27 tuổi, Hawar Mulla Mohammed cũng có tên trong danh sách 23 tuyển thủ Iraq tham dự giải đấu này.

G (Gold Cup): Tên gọi chính thức của giải vô địch Bắc Trung Mỹ và ĐT Mỹ là ĐKVĐ giải đấu này. Vào năm 2007 khi Gold Cup được tổ chức trên sân nhà, họ đã đánh bại ĐT Mexico 2-1 ở trận chung kết với những bàn thắng của Donovan và Feilhaber. Với danh hiệu này, Mỹ  lần thứ 4 được tham dự Confederations Cup.

H (Hatricks): Cựu tuyển thủ CH Séc, Vladimir Smicer là người đầu tiên lập được hattrick ở một giải Confederations Cup trong trận thắng UAE 6-1 ở vòng bảng Confederations Cup 1997 (tổ chức tại Ả Rập Xê Út). Cũng ở giải đấu đó, "Người ngoài hành tinh" Ronaldo là cầu thủ đầu tiên ghi được 3 bàn ở một trận chung kết Confederations Cup. Trận đó, Brazil đại thắng Australia (lúc đó còn đại diện cho châu Đại Dương) tới 6-0 và một điều khá thú vị là 3 bàn còn lại thuộc về Romario. Chỉ tiếc, cú hattrick của chân sút huyền thoại trong làng túc cầu giáo (với hơn 1000 bàn thắng ghi được trong sự nghiệp, sánh ngang với Pele) được hoàn tất sau Ronaldo có hơn chục phút đồng hồ.

ĐT Iraq dưới sự dẫn dắt của “phù thủy“ Milutinovic hứa hẹn làm nên bất ngờ

I (Iraq):
Một đất nước bị tàn phá nặng nề do các cuộc nội chiến kéo dài đã làm nên một câu chuyện thần thoại giữa thế kỷ 21 khi đăng quang ở giải vô địch châu Á (AFC Cup) năm 2007. Khi đó, toàn bộ những cầu thủ khoác áo ĐTQG đều đang phải thi đấu tha hương hoặc không được cọ sát thường xuyên vì Iraq không có giải vô địch ở cấp CLB. Thế nhưng những chàng trai dũng cảm đó đã lên ngôi hết sức thuyết phục trước hàng loạt ông lớn khác của khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ả Rập Xê Út, Australia (gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á từ năm 2006).

J (Johannesburg): Thành phố lớn nhất của Nam Phi và là địa điểm tổ chức Confederations Cup 2009.

K (Kopanya): Tên quả bóng do hãng Adidas sản xuất sẽ được sử dụng ở Confederations Cup năm nay. Từ năm 1970, Adidas trở thành nhà cung cấp bóng độc quyền cho mọi giải đấu do UEFA và FIFA tổ chức. Nhưng đây là lần đầu, Adidas quyết định thiết kế riêng trái bóng cho giải Confederations Cup. Kopanya là một từ trong tiếng Sotho, một trong 11 ngôn ngữ chính thức ở Nam Phi và có nghĩa là "đoàn kết lại". Trái bóng được thiết kế dựa trên nghệ thuật của người Ndebele, dân tộc rất sáng tạo ở quốc gia này và màu sắc của nó chính là những màu có trên quốc kỳ của Nam Phi.

L (Lippi): HLV trưởng hiện tại của ĐT Italia và cũng là người đưa đất nước hình chiếc ủng tới chức vô địch thế giới lần thứ 4 vào năm 2006. Sau thành công vang dội đó, Marcelo Lippi đã quyết định từ chức và nhường vị trí cho Roberto Donadoni. Tuy nhiên, Italia của Donadoni đã thất bại thảm hại ở Euro 2008 và Liên đoàn bóng đá nước này đã phải mất rất nhiều công sức mới thuyết phục được Lippi quay trở lại nắm quyền ở ĐTQG nhằm hướng tới VCK World Cup 2010.

M (Miracle Worker - Thầy phù thủy): Biệt danh của Bora Milutinovic, chiến lược gia mới nhận lời dẫn dắt ĐTQG Iraq từ tháng 4 năm 2009. Iraq chính là đội tuyển thứ 8 trong sự nghiệp của vị HLV 64 tuổi người Serbia này. Ông đã từng lập được thành tích "vô tiền khoáng hậu" khi tham dự 5 kỳ WC liên tiếp trên cương vị HLV của 5 ĐT khác nhau: Mexico (1986), Costa Rica (1990), Mỹ (1994), Nigeria (1998) và Trung Quốc (2002). Hy vọng dưới bàn tay của Milutinovic, Iraq sẽ làm nên được bất ngờ ở Confederations Cup 2009.

N (Nicknames - Biệt danh): Đây là biệt danh của một số đội tuyển tham dự Cofederations Cup 2009. Đội chủ nhà Nam Phi là Bafana Bafana (Những chàng trai), ĐKVĐ châu Phi Ai Cập là The Pharoahs (Pharoahs là tên chung chỉ các vị vua của thời Ai Cập cổ đại), ĐKVĐ châu Âu Tây Ban Nha là La Furia Roja (Cuồng phong đỏ. Màu đỏ chính là màu áo truyền thống của TBN), ĐKVĐ châu Đại Dương New Zealand là The All Whites (trang phục thi đấu của họ toàn màu trắng).

O (Oriundo): Thuật ngữ của người Italia dùng để chỉ những cầu thủ có gốc gác ngoại quốc và từng thi đấu cho ĐT Italia. Trong số này, có Eddie Firmani, một tiền đạo sinh ra ở Nam Phi năm 1933 nhưng do có ông nội là người Italia nên Firmani đã quyết định lựa chọn màu áo Thiên thanh. Firmani từng thi đấu ở các CLB của Anh và Italia (Charton, Inter, Sampdoria, Genoa). Ông là cầu thủ duy nhất đến thời điểm này ghi được hơn 100 bàn thắng ở 2 giải VĐQG và là số ít cầu thủ xuất phát từ Anh mà lại thành công ở môi trường bóng đá tại Italia. 

P (Pressure - Áp lực):
Ở đội tuyển New Zealand, Shane Smeltz là cầu thủ đang phải chịu áp lực lớn nhất. Dĩ nhiên, cái tên Smeltz hoàn toàn xa lạ với người hâm mộ bởi New Zealand chưa bao giờ là nền bóng đá phát triển và họ trở thành Vua ở châu Đại Dương (châu lục có trình độ bóng đá kém nhất thế giới) bởi đơn giản một lẽ, Australia giờ đang là thành viên của AFC (Liên đoàn bóng đá châu Á). Tuy nhiên, ở New Zealand, Smeltz là ngôi sao không phải bàn cãi. Thậm chí, tiền đạo 28 tuổi đang chơi ở  Gold Coast United (một đội bóng của ... Australia) còn coi Confederations Cup như là bàn đạp để anh vươn tới bầu trời châu Âu. Nếu anh chơi tốt (đồng nghĩa với New Zealand tạo nên cú sốc ở giải năn nay), giấc mơ đó không phải là hão huyền.

Q (Qatar): Đây là đội tuyển đã loại Iraq khỏi vòng loại cuối cùng giành vé tham dự World Cup 2010 tại khu vực châu Á hồi năm ngoái. Sau đó, Iraq đã khiếu kiện lên FIFA về việc Qatar đã cho ra sân Marcio Emerson Passos, cầu thủ từng thi đấu ở đội U-20 Brazil vào năm 1999 trước khi nhập quốc tịch Qatar năm 2008, trong trận thắng Iraq 2-0. Nhưng FIFA đã bác bỏ đơn kiện và vẫn công nhận kết quả trận đấu (thay vì xử thua 0-3) dù thừa nhận Qatar đã sai luật.

Ronaldinho không có cơ hội gia tăng thành tích của mình ở Confederations Cup

R (Ronaldinho):
Danh thủ người Brazil đang khoác áo AC Milan cùng với Cuauhtemoc Blanco của Mexico là hai chân sút xuất sắc nhất trong lịch sử của các giải Confederations Cup với 9 bàn thắng. Nhưng năm nay, Ro "vẩu" không được triệu tập vào danh sách ĐT Brazil tham dự giải đấu này

S (Shibobo): Tiếng lóng của người Nam Phi dùng để chỉ kỹ năng "xâu kim" (đưa bóng qua háng đối thủ) trong bóng đá. Ở Nam Phi, Shibobo trở nên rất thông dụng vì các CĐV luôn cảm thấy vô cùng phấn khích khi thấy cầu thủ nào thực hiện động tác này.

T (The Game of Their Lives): Tiêu đề của cuốn sách do Geoffrey Douglas viết vào năm 2005 với nội dung chính là mô tả lại một trong những sự kiện hào hùng nhất của nền bóng đá Mỹ. Đó là chiến thắng vĩ đại 1-0 trước ĐT Anh ở vòng bảng World Cup 1950 tổ chức tại Brazil. Hồi đó, Anh (quê hương của môn thể thao vua) là một thế lực hùng mạnh của bóng đá châu Âu và thế giới trong khi bóng đá mới chỉ nhen nhóm phát triển ở Mỹ. Đến tận bây giờ, bóng đá vẫn không phải là môn thể thao số 1 ở quốc gia này.

U (Undefeated - Bất bại): ĐT Tây Ban Nha đã trải qua 32 trận đấu không thua. Lần gần đây nhất họ bại trận là trước ĐT Romania vào ngày 15/11/2006. Hiện tại, kỷ lục thế giới thuộc về Brazil với 35 trận bất bại. Tây Ban Nha đang đứng trước cơ hội rất lớn san bằng, thậm chí phá vỡ kỷ lục này ở Confederations Cup 2009. Họ rơi vào một bảng đấu khá dễ (với Nam Phi, New Zealand và Iraq). Chưa kể, lực lượng hiện tại của Tây Ban Nha là rất mạnh.

V (Vuvuzela): Tên một loại kèn độc đáo mà các CĐV Nam Phi thường sử dụng khi cổ vũ đội nhà. Không khí bóng đá trên các sân vân động của Nam Phi sẽ mất đi những nét đặc trưng nếu thiếu thanh âm của loại kèn này.

W (Winless - Không thắng): Đây là lần thứ 3 New Zealand tham dự Confederations Cup và ở 2 lần trước đó (1999 và 2003), họ toàn thua (thậm chí mới ghi được có 2 bàn). Lần này, họ cũng không dễ để cải thiện thành tích tệ hại trên. New Zealand cũng từng 1 lần được dự World Cup (1982) và kết cục vẫn là ... toàn thua.

Xavi: Cầu thủ đáng chú ý của Confederations Cup 2009

X (Xavi):
Tiền vệ kiến tạo hay nhất châu Âu hiện nay và là trụ cột không thể thay thế ở La Furia Roja. Xavi sẽ là cái tên đáng chú ý nhất ở Confederations Cup 2009 và hứa hẹn sẽ lại tỏa sáng rực rỡ như hồi Euro 2008 (với danh hiệu "Cầu thủ xuất sắc nhất") hay trong mùa áo Barcelona mùa giải vừa qua (cùng đội bóng giành cú ăn ba: VĐQG, cúp QG và Champions League).

Y (Yellow - Màu vàng): Màu truyền thống của ĐT Brazil,. Sau thất bại lịch sử ngay trên sân nhà trước Uruguay ở trận chung kết WC 1950, trang phục khi đó của Selecao (với màu trắng là chủ đạo) đã bị chỉ trích là thiếu tinh thần yêu nước. Thế là, ngay lập tức nó bị vứt vào sọt rác và một mẫu trang phục mới với màu vàng là trung tâm đã ra đời. Nó đã tồn tại cho đến ngày nay và trở thành biểu tượng của ĐT số 1 thế giới (với 5 chức VĐ World Cup) dù rằng màu xanh và cả màu trắng đôi khi vẫn được sử dụng.

Z (Zaki): Cái tên đáng chú ý nhất của ĐT Ai Cập. Tại giải vô địch quốc gia châu Phi CAN 2006, Zaki lúc đó mới chỉ là quân bài dự bị ở ĐTQG được tung vào sân thay cho chân sút chủ lực Mido trong trận bán kết gặp Senegal và ngay lập tức, anh đã ghi bàn quyết định đưa Ai Cập vào trận chung kết để rồi The Pharoahs đánh bại Bờ Biển Nga và trở thành "Vua của châu Phi". Kể từ đó, Zaki được trọng dụng ở ĐT Ai Cập và góp công lớn vào việc bảo vệ thành công chức vô địch châu Phi hai năm sau đó khi CAN được tổ chức ở Ghana.

  • Đức Tuấn (Theo Goal)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X