Những liên minh điểm số có phải là một dạng tiêu cực hay không? Vấn đề đó thuộc về định nghĩa mà BTC mới có quyền đưa ra, và trên cơ sở đó, cơ quan an ninh mới có thể điều tra.
Người ta có thể kết tội một cầu thủ thi đấu thiếu tích cực, kết luận một trận đấu lừa dối khán giả, hoặc đưa ra tòa một ông trọng tài chứ thật khó để xác định một đội bóng có tiêu cực nếu như họ đưa ra sân một đội hình dự bị, cố tình xếp sai đội hình để... chịu thua.
Đấy chính là cách để các liên minh hoạt động và phớt lờ những soi xét của công luận.
Trận HP.HN-Đà Nẵng tại vòng 24 trên sân Hàng Đẫy, một trận đấu được xem là có liên minh điểm số.
Tham gia một giải đấu, nói cho cùng cũng chỉ là cuộc chơi điểm số. Nếu bạn là HLV của một đội bóng muốn giành chức vô địch, bạn cũng phải cân nhắc con đường đi của đội bóng mình. Giành một chức vô địch tại V-League nghĩa là trải qua 26 hiệp đấu.
Cũng như trong môn quyền Anh, có hiệp phải phòng thủ giữ sức, có lúc phải ra đòn và cũng có lúc phải chấp nhận dính đòn để tạo sự bất cẩn nơi đối thủ. Đấy cũng là lý do mà người ta không thể đưa ra kết luận tiêu cực nếu như các HLV tính toán "hòa hoãn" trận này mà "cương" ở trận khác. Tuy nhiên, nếu là một đội bóng thực sự đá vì màu cờ sắc áo, việc tính toán chỉ dừng lại mức độ có thể đội bóng đó đưa ra đội hình yếu, nhưng phải chơi hết mình và đặc biệt là không có tâm lý chịu thua. Nói cách khác, một đội bóng nếu cần phải tính toán về mặt chiến lược chỉ "giấu mình", chứ không thể đánh mất mình bằng những trận đấu mà họ đã tính cả kết quả trước khi ra sân. Họ không tính toán vì màu cờ sắc áo mà chủ yếu vì sự an toàn của bản thân và đồng minh. "Chiến lược điểm số" như thế không thể gọi là tích cực được vì nó thành một thứ công cụ phục vụ cho cái mà người ta nghĩ ra và thỏa thuận từ trước. Nó không phải là thứ để phấn đấu. Có một thời, người ta gọi đấy là "đá bóng trên bàn" hay "đá bóng qua điện thoại". Xưa, có phong trào "3 đi - 3 về" hay "thắng sân nhà, thua sân khách" để trả điểm. Đấy là cách để bảo đảm điểm số sẽ không bị tổn hại trong các trận đấu giữa các liên minh, đồng thời cũng vẫn giữ sức cho các trận đấu khác ngoài liên minh. Tuy nhiên, cách tính kiểu trên đã bị gặp một số trục trặc nhất định, vì với cách tính toán như trên, có trận đấu bị "đoán" trước sẽ có chuyện "trả điểm" nên bị "soi", nhưng do "hoàn cảnh" không thể không trả nên diễn biến trận đấu rất lộ liễu và dễ phát hiện. Trong tình huống này, mùa bóng 2000/2001 từng có chuyện xảy ra cũng liên quan đến TT Huế. Trận đấu giữa họ và Công an Hà Nội trên sân Tự Do diễn ra tuân thủ kịch bản đến mức mà ngay sau trận đó, BTC quyết định trừ điểm cả 2 đội bóng. Trận đó, Huế thắng 2-0 và thật lạ là dù bị cảnh báo, ở trận lượt về họ vẫn chịu thua 0-3. Ở mùa bóng đó, theo đúng lộ trình thì Huế sẽ trụ hạng bằng việc thắng CA.TPHCM ở vòng đấu cuối cùng trên sân nhà (ở lượt đi họ đã thua 2-3), nhường suất đi play-off cho CAHN. Tuy nhiên, từ bài học của năm trước đó, trận đấu giữa TT Huế và CA.TPHCM trên sân Tự Do bị soi cực kỳ khủng khiếp đến mức người ta miêu tả là "đi đâu cũng gặp an ninh". Cả hệ thống kỷ luật của VFF cũng như BTC giải có mặt đông đảo tại sân Tự Do. Dàn lãnh đạo của đội CA.TPHCM đi cùng đội bóng để ngăn ngừa. Ở trận đấu đó, Huế dốc hết sức cũng không thắng nổi CA.TPHCM và đi play-off để rồi thua tiếp LG.ACB và xuống hạng cho đến năm vừa rồi mới trở lại được (nay thì lại xuống). Kể từ đó và cũng từ lúc bóng đá Việt Nam phất cao ngọn cờ chuyên nghiệp với "thương hiệu" V-League, cái trò "3 đi-3 về" không còn được áp dụng vì quá nhiều rủi ro. Hơn nữa, đã lên chuyên nghiệp thì phải "khôn ngoan" hơn. Các liên minh bắt đầu xuất hiện với số đông hơn, mang tính thống nhất hơn, và con đường của các điểm số cũng trở nên phức tạp hơn. Càng đông đội bóng trong liên minh thì việc "lấy" hoặc "trả" điểm sẽ càng phức tạp và khó bị "nhận diện" hơn. Ví dụ: đội A thắng B sau đó thua C và D, rồi thắng E, hòa F. Đội B sẽ lại thắng E, F và sẽ thua C, D. Các đội E, F sẽ có điểm bằng cách thắng C, D rồi sau đó, các đội C và D có thể tự giải quyết với nhau tùy tình hình thực tế... "Con đường" ấy không đi trực tiếp theo từng trận đấu mà đi theo đường vòng. Điểm số bị mất ở trận này có thể lấy lại ở một trận đấu cách sau đó đến vài vòng đấu, và từ một đội khác. Điểm số cũng không tính bằng các trận thắng-thua mà thậm chí là cả những trận hòa. Để dư luận không dò xét, những lúc lấy 3 điểm đôi khi không cần phải ở trên sân nhà mà thậm chí, thắng ngay trên sân một đội mạnh hơn. Thế thì mới gọi là bất ngờ trong bóng đá, thế thì mới đánh tan dư luận về chuyện trả điểm chứ. Chưa hết, con đường điểm số không tròn trịa như trước, nghĩa là mất 3 thì phải lấy 3. Tùy vào từng thời điểm mà các đội dư điểm có thể tặng thêm cho đồng minh khi thấy "bạn" đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Cách làm đó khiến cho việc truy tìm dấu vết liên minh trở nên khó khăn hơn... (Theo SGGP)
Vấn đề điểm số của các liên minh không tốt đẹp như thế. Việc tính toán điểm số không phải phục vụ cho mục đích của họ mà còn cho các chiến hữu trong liên minh. Có trận đấu, họ đã chấp nhận thua trước để sau đó, lấy lại điểm số ở trận đấu khác ở một chiến hữu khác. Họ cân đối điểm số sao cho liên minh không ai bị tổn hại.
Đường đi của điểm số
Chưa hết, mùa bóng kế tiếp, Huế vẫn tỏ ra là một đội bóng đã biết cách tuân thủ "điều lệ" (có lẽ đã cảm nhận được sự ác liệt của "đòn hội đồng 1996"). Họ thắng lượt đi trước CAHN trên sân nhà và lượt về thua tại sân Hàng Đẫy.
Ngày trước, cỡ liên minh tay 3, tay 4 là nhiều thì bây giờ, số lượng đội có thể là 6 và mỗi đội còn có thể tham gia các liên minh khác nhau. Để vận hành trơn tru, trước khi giải bắt đầu, sẽ có một số đội (nhất là các tân binh) bị "điểm mặt" để các liên minh tính toán phân bố điểm số sao cho hợp lý, miễn sao tất cả cùng an toàn còn đội bị chọn sẽ phải xuống hạng.