Thứ Năm, 26/12/2024Mới nhất
Zalo

Dư địa chấn!

Thứ Hai 16/06/2008 10:59(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Dù mới chỉ đi qua được hơn 1/3 chặng đường, nhưng Euro 2008 năm nay đã có nhiều “dấu hiệu” cho thấy sẽ hứa hẹn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc về một kỳ Euro hấp dẫn, sôi nổi và khó đoán định. Tiêu biểu trong số đó là trận “địa chấn” có sức tàn phá đến… “3,0 độ richter” vào đêm 9/6 với tâm chấn nằm tại Stade de Suisse - Berne. Ba ngày sau - ngày 12/6, cơn “dư chấn” trở lại và dù với chấn động thấp hơn - “2,1 độ richter”, tại Worthersee - Klagenfurt cũng đã gây nên những “sát thương” không nhỏ bởi tính bất ngờ.


Bài dự thi: “Nếu bạn là chuyên gia”
Bạn đọc: Nguyễn Văn Trung
Địa chỉ:  Số 42/171 Nguyễn Ngọc Vũ - Cầu Giấy - Hà Nội.
Email:
nvtdel@yahoo.com

Địa chấn hay… thiên chấn?

Hà Lan với trận động đất 3,0 độ richter tại Stade de Suisse - Berne đêm 9/6 cũng đủ làm kinh hoàng người Italia?...

Đã ba mươi năm rồi kể từ thất bại 1-2 tại World Cup 1978, Italia mới lại thua Hà Lan, mà lại thua ngay ở trận mở màn của một giải đấu lớn như VCK Euro trên danh nghĩ là nhà vô địch thế giới. Còn nhớ lần gặp mặt gần đây nhất giữa Italia và Hà Lan là ở trận giao hữu ngày 12/11/2005, trong trận đấu đó Italia đã buộc thầy trò HLV Van Basten phải rời sân trong sự ê chề với thất bại 1-3 ngay chính tại sân nhà Amsterdam. Tuy nhiên, đó là khi mà “đoàn quân thiên thanh” còn được dẫn dắt bởi vị huấn luyện viên trưởng nổi tiếng tài năng và… “đẹp lão”: Marcello Lippi. Hai năm rưỡi sau, đến “thời” của vị HLV trẻ Donadoni thì ông lại không làm được điều mà người tiền nhiệm đã làm, dù đó chỉ là thắng Hà Lan chứ chưa nói gì đến việc giúp Italia lên ngôi ở một giải đấu lớn.
 

Đoán đội vô địch, trúng thưởng lớn
 
EU [Tên đội] gửi 8581

Ví dụ: EU DUC gửi 8581
Thông tin chi tiết, xem tại đây


Thảm bại 0-3! Thất vọng hơn cả tỷ số kinh hoàng đó là khi chứng kiến cái cách mà đội tuyển Italia đã để thua. Họ chơi bóng một cách ngây thơ, ngờ nghệch cứ như thể chẳng phải mình là một đội bóng lớn, chẳng phải là nhà đương kim vô địch thế giới vậy. Sự chắc chắn, lì lợm và tinh ranh vốn được xem là bản chất của bóng đá Ý cũng như đội tuyển Ý nói riêng dường như đã bị “đánh thó” bởi “Cơn lốc màu da cam”. Hà Lan đã chơi một trận có thể nói là hay nhất của mình trong nhiều năm qua. Cứ xem cách họ bắt đầu trận đấu: chắc chắn trong phòng thủ, từ từ làm chủ thế trận, đẩy trận đấu nhanh dần lên, và khi có được bàn thắng thì sử dụng lối đá phòng ngự - phản công không thể sắc sảo hơn. Chỉ riêng cái cách Hà Lan kiểm soát và tăng - giảm nhịp độ trận đấu theo ý mình cũng đã đủ để thuyết phục được những người xem khó tính nhất. Phải chăng Van Basten đã áp dụng thành công “Romanaccio” vào đội tuyển Hà Lan thời hiện đại?

Còn với Italia, xem trận đấu hôm đó, rất nhiều người đã liên tưởng đến lối chơi mà đội tuyển Anh đang “sở hữu” trong những năm gần đây: “khôn nhà, dại chợ“. Một lối đá rời rạc về đội hình, “yếu” về tâm lý và “đuối” trong từng pha bóng. Sở hữu những tiền vệ đánh chặn và kiến tạo vào loại hàng đầu thế giới như Pirlo, De Rossi, Ambrosini, Gattuso, Camoranesi… nhưng nhìn cách mà Italia để cho Hà Lan chiếm lĩnh khu vực trung tuyến, kiểm soát thế trận thì dường như không thể dễ dàng hơn. Gần như trong cả trận, chỉ duy có Pirlo là đá tròn vai, hai tiền vệ còn lại của bộ ba “Milan rơi” thì đúng là “rơi thẳng cánh”! Một năm quá tồi tệ, quá mỏi mệt với AC Milan dường như vẫn còn để lại không ít vết tích trên những “đôi chân trần trên… cỏ” của họ, mà “hụt hơi” có lẽ là cụm từ ngắn gọn và chính xác nhất để diễn tả trạng thái này.

Nhìn trời xanh nhớ… lão đầu bạc Lippi!!!


Trong khi công không cường thì thủ cũng chẳng vững. Ở hàng thủ, mà đặc biệt là bộ đôi trung vệ Materazzi - Barzagli đã không thể mang lại được sự chắc chắn thường có, sự chắc chắn vốn dĩ đã thành phong cách, đã được đặt tên (catenaccio) của họ. Nếu như Barzagli chưa thể cho thấy được sự “chín chắn” trong lối chơi đúng như cái tuổi 27 của anh thì Materazzi còn tồi tệ hơn khi liên tục mắc phải những sai lầm. Ở độ tuổi 35, “Gã đồ tể” dường như đã quá “mỏi chân” sau một năm dài “lạm sát” ở đấu trường Serie A khắc nghiệt… 


Tham gia


 


Chính vì lẽ đó mà việc Italia để thua Hà Lan đã xãy ra như một điều  tất yếu. Họ thua đối thủ ngay từ niềm tin trong mỗi cá nhân; từ niềm cảm hứng, từ sự tươi trẻ trong lối đá; thua từ vị trí chỉ đạo trên băng ghế huấn luyện; thua ở sự “thăng hoa” của các cầu thủ trong một ngày “đẹp trời”; và đo đó mà họ để thua luôn đối thủ về… tỷ số! Điều này cũng là dễ hiểu???

Với những gì đã diễn ra trong trận đấu, khi mà những mảng bê tông catenaccio bị bóc dỡ dễ dàng bởi cơn lốc màu da cam thì dẫu có nói đó là một cơn… “thiên chấn” của bóng đá Italia, âu cũng không ngoa chút nào! 

Dư chấn… Đức!

Đội tuyển Đức đã có một khởi đầu Euro 2008 như mơ với chiến thắng ngọt ngào hai sao trước “đại bàng trắng” Ba Lan ngay trong trận đấu mở màn. Chính vì thế mà họ đã nhận được rất nhiều lời tán dương, ngợi ca và được xem là một trong ba ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch Euro lần này. Tuy nhiên, chẳng ai biết hết chữ “ngờ”, bởi có được “đôi cánh” của đại bàng trắng không có nghĩa là bạn đã… bay được! Sau Italia, “Cỗ xe tăng” với những trì trệ, rời rạc… chưa được phát hiện ra đã lại tạo nên một cơn “dư chấn” khi “rớt” ngay trong lần đầu “bay thử” và các “pháo thủ” không ai khác hơn là “cơn gió mang sọc đỏ - trắng”: Croatia. Không những thế, hậu quả nặng nề hơn khi cú rơi đó còn khiến họ bị “khuyết” mất một lựa chọn bên “vai” của mình…

Phút nóng nảy của Schweinsteiger khiến xe tăng Đức khuyết mất một lựa chọn ở vai trái

Nhìn lại trong quá khứ, Croatia là đội bóng chẳng xa lạ gì với những cỗ xe tăng Đức nếu không muốn nói là cũng có nhiều  “duyên nợ” với họ. Tại Euro năm 1996 ở đảo quốc sương mù, trước khi đăng quang, chính Đức đã thẳng tay loại Croatia ở tứ kết với chiến thắng 2-1 bằng hai bàn thắng của Klinsmann (cầu thủ xuất sắc nhất giải) và Sammer cho dù Croatia trước đó đã có bàn san hoà tỷ số nhờ công của Davor Suker. Hai năm sau, tại World Cup 1998 trên đất Pháp, Croatia đã trả lại đủ đầy những đắng cay cho người Đức khi giành thắng lợi ngọt ngào 3-0 cũng ở tứ kết với sự xuất sắc của người hùng cũ Suker - vua phá lưới giải đấu năm đó. Đó cũng là giải đấu thành công nhất của bóng đá Croatia với vị trí thứ ba chung cuộc chỉ sau Pháp và Brazil. Chính vì những cuộc đụng độ nhiều ân oán trong quá khứ mà việc nằm cùng bảng ở Euro 2008 lần này hứa hẹn sẽ là điều kiện tốt cho đôi bên “ôn” lại những kỷ niệm xưa!

Trong suốt 90 phút của trận đấu này, Đức đã không thể làm được những điều như họ đã làm trước Ba Lan bởi Croatia là một đội bóng hoàn toàn khác. Có vẻ như việc có mặt trong cả hai trận đấu trước kia với Đức trên cương vị là cầu thủ của Croatia đã khiến HLV Bilic có được rất nhiều kinh nghiệm quý báu để truyền đạt lại cho các học trò mình. Và thực tế trên sân rõ ràng đã diễn ra đúng như những gì đã xãy ra 10 năm về trước. Ngay từ khi bước vào trận đấu, trước lối đá đeo bám quyết liệt của Croatia, đội tuyển Đức không ít lần đã tỏ ra bối rối khi không thể dành được quyền kiểm soát và điều tiết trận đấu, các tuyến trong đội hình gần như không thể có được sự gắn kết cần thiết. Đội tuyển Đức do đó thi đấu rời rạc và việc triển khai tấn công cũng lâm vào ngõ cụt khi mà phía trên, Gomez và Klose nhận được quá ít sự hỗ trợ từ tuyến tiền vệ. Không những thế, ở hàng thủ vẫn là những sơ hở từ các mắt xích đã được nhận định từ trước: đó là bộ đôi trung vệ Mertesacker - Metzelder và yếu điểm Jansen. Để tránh chạm phải sự càn quét của Fring ở ngay phía trên cặp trung vệ, các cầu thủ tấn công của Croatia đã được chỉ định tích cực khoét vào hai cánh mà đặc biệt là vị trí cánh trái của Jansen. Do không có được sự hỗ trợ trong phòng ngự từ Podolski (cầu thủ có thiên hướng tấn công) nên cánh trái của đội tuyển Đức luôn bị đặt trong tình trạng báo động. Một mình Jansen (hiệp hai là Lahm) dường như phải đơn độc oằn lưng muốn sụm để “gánh” lấy cánh trái trước sự tập trung đánh phá của các cầu thủ Croatia. Và hệ quả của nó không thể khác hơn là hai bàn thắng đều bắt nguồn từ sai sót của “mạn trái” cỗ xe tăng Đức…

Dư chấn ngày 12/6 của Joachim Low gợi cho nhiều người nhớ đến ký ức buồn tại World Cup 1998 của đội tuyển Đức

Khi trọng tài Bleeckere người Bỉ thổi còi kết thúc trận đấu, tỷ số 2-1 nghiêng về Croatia trong trận đấu này có thể xem là một cơn “dư chấn” bất ngờ ở loạt trận thứ 2 vòng bảng. Tuy nhiên nếu nhìn vào những gì đã diễn ra trên sân thì đây rõ ràng là kết quả phản ánh đúng cục diện của trận đấu. Một trận đấu mà ngay cả thủ lĩnh tuyến giữa như Ballack ngoài cú sút phạt trong hiệp một cũng “mất hút” trên sân; hai tiền vệ cánh  chơi không hiệu quả; cặp tiền đạo ít có cơ hội và khi có thì cũng “phung phí”; và hàng thủ bốn người thì chơi với một phong độ chỉ biết nói là tồi tệ… thì kết quả đó với đội tuyển Đức cũng đã là may mắn trong trận cầu mà họ hoàn toàn lép vế trước Croatia về mọi mặt cho dù đã được đánh giá cao hơn so với đối thủ. Hơn nữa, kết quả này cũng chỉ mới là ở vòng bảng và nếu được nhìn nhận theo hướng tích cực thì nó cũng rất hữu ích khi đã chỉ ra gần như tất cả những gì được xem là yếu điểm, là hạn chế, là cần khắc phục của đội tuyển Đức. Tuy nhiên, nếu chỉ biết mà không thể khắc phục được thì giấc mơ 12 năm của những “cỗ xe tăng” Đức nhiều khả năng sẽ phải kéo dài thêm. Bởi nếu đã lỡ “dâng” vị trí nhất bảng cho Croatia thì cũng nên xác định cuộc chạm trán sớm với người “Bồ” ở tứ kết là không thể tránh khỏi!

Sau Italia và Đức, liệu có còn cơn “dư chấn” nào khác chăng???

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X