(Bongda24h) - Những gì mà Champions League diễn ra đến thời điểm này không giống như suy đoán của nhiều người. So với mùa bóng 2005/2006, một cuộc các mạng đang thực sự diễn ở Châu Âu. Cơn "đại hạn" bắt đầu bằng việc ĐKVĐ Barca "đột tử", và cuối cùng là sự xuống dốc không phanh của 7 đội bóng đã từng có mặt tại tứ kết mùa bóng năm ngoái. Chấm hết tất cả!
Bốc thăm tứ kết Champions leagueSự đi xuống của ĐKVĐ Barcelona được báo trước
Tự tử tập thể
Chỉ còn mỗi Milan, gian khó và kiên cường khẳng định sự tồn tại. 7 đội bóng góp mặt tại tứ kết năm ngoái là Barca, Villareal, Inter, Juve, Lyon, Arsenal và Benfica cùng nhau tự tử tập thể. Có chúa mới biết chuyện gia đang xảy ra trong cơn bão!Inter dũng mãnh cũng phải dừng bước trước Valencia
Tiêu cực trong làng bóng Ý ít nhiều ảnh hưởng đến thành tích của chính họ. Juventus tự mình từ bỏ cuộc chơi mà không lời ca thán, Inter chỉ hướng đến Scudetto sau 18 năm chờ mòn mỏi mà không coi trọng Champions League. Trong khi đó, sự sống sót của Milan và Roma cũng chỉ là nhất thời. Milan chủ yếu lấy kinh nghiệm để sống trong khi đó Roma không có sự lì lợm và chắc chắn cần thiết ở Cup Châu Âu. Chính vì vậy, có thể khẳng định khả năng đi sâu của hai đại diện của nước Ý là không lớn. Những lá phiếu bốc thăm của Platini không may mắn đã đẩy Roma và Milan vào thế khó. Milan gặp lại "kình địch" cũ Bayern Munich mà nửa muốn khóc, nửa muốn cười; Roma thì khó mà "nhai" được Man Utd đang vươn lên mạnh mẽ, đội bóng đang làm mưa làm gió tại Premiership với các cầu thủ trẻ đầy khát vọng.
La Liga còn duy nhất một đại diện Valencia, nhưng Valencia cũng chẳng thể nào mà tiến xa. Mùa bóng này, sự sa sút và thiếu ổn định của hai đại gia Tây Ban Nha đã dẫn đến việc những đội bóng mà người Anh ngán gặp nhất là Barca và Real bị loại. Lối chơi của Barca và Real thể hiện trong thời gian gần đây cho thấy sự thiếu ổn định cùng với một tinh thần rệu rã. Kể cả ngay trong giải đấu nội địa, Barca và Real đã bị Sevilla qua mặt một cách khá dễ dàng. Villareal thì chẳng còn gì đáng nói, một tập thể vững mạnh mùa bóng trước đã không kịp giúp cho "tàu ngầm vàng" có được xuất tham dự Champions League. Mùa bóng này, họ buộc phải ngồi nhà để xem cuộc chơi với tư cách 4 đại diện hùng mạnh nhất một thời.
Cái chết của Benfica mùa này chẳng làm ai ngạc nhiên. Chiến thắng năm ngoái trước Liverpool có thể coi là chiến công đáng nể nhất của đội bóng Bồ Đào Nha. Họ đã có cơ hội, nhưng năm nay, họ không thể làm gì hơn thế. Còn Lyon, Lyon là đó ư? Lyon bách chiến bách thắng ở League I đã bị Roma đè bẹp, ngay trên nước Pháp. Đối với các giải câu lạc bộ Châu Âu, bóng đá Pháp có lẽ chỉ ở mức thế mà thôi.Tý chút nữa Arsenal đã là đại diện thứ 4 của Anh tại tứ kết
Đáng tiếc nhất là Arseal, Á quân mùa bóng năm ngoái, họ gặp đối thủ nhẹ ký PSV ở vòng knockout song lại để thua trận đáng tiếc. Thua vì sự lì lợm của Arsenal không bằng những người đến từ Hà Lan; thua vì họ còn quá trẻ, họ không thiếu khát vọng chiến thắng, họ thiếu kinh nghiệm cho những cuộc đối đầu đầy máu lửa. Nhưng nếu may mắn, người London đã phải khóc vì sung sướng, còn nước Anh sẽ trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết vì chút nữa họ có đại diện thứ 4 của mình ở tứ kết.
Sự thống trị mới
Hoàn cảnh của 3 đội bóng Anh (Man Utd, Chelsea, Liverpool) có mặt tại tứ kết khác xa với 6 năm về trước. Họ mạnh hơn, khát khao hơn rất nhiều, thậm chí họ được đánh giá trên cơ mọi đối thủ. Những đồng đô la Mỹ đổ vào Anh Quốc cuối cùng thì cũng mang lại sự khác biệt. Sự ổn định về tài chính và chất lượng của các đội bóng Anh so với La Liga hoặc Serie A là không phải bàn cãi. Premier League đang dần đi lên và trở thành thế lực mới của bóng đá Châu Âu.
Trong 8 năm, từ năm 1977 đến 1985, các CLB Anh, đứng đầu là Liverpool, đã đoạt đến 7 Cúp C1. Kể từ khi M.U đoạt chức VĐ năm 1999, không năm nào họ vắng mặt ở tứ kết, chỉ có 1 lần duy nhất không có đội nào vào được đến bán kết (2002/03). Từ 1999 đến 2006, bóng đá Tây Ban Nha là bá chủ Châu Âu khi có đến 14 lượt đội TBN (Real, Barca, Valencia, Deportivo, Villarreal) vào TK, 8 lần vào BK, 4 lần CK và đoạt 2 cúp (2000, 2006). Nhưng trong 3 mùa bóng trở lại đây, với sự lớn mạnh của Liverpool và đặc biệt từ khi Chelsea rơi vào tay Abramovich, Man Utd về với tài phiệt Glazer, bóng đá Anh đã mạnh hơn các đối thủ rất nhiều. Trong thời gian ấy, người Ý 2 lần vào BK (1 lần vào CK), người TBN đoạt cúp mùa trước, nhưng 2 mùa bóng liên tiếp qua, đã có 2 lần người Anh vào BK, cả 2 lần đó đều vào đến CK, với 1 lần đoạt Cúp (2005, Liverpool). Chelsea: không hào nhoáng nhưng thuyết phục
Chelsea sau 3 năm "cai trị" bởi Mourinho đã có đầy kinh nghiệm tại Champions League, Man Utd hồi sinh mạnh mẽ sau 2 năm đầy thất vọng, Liverpool càng ngày càng cho thấy họ là "vua đá cúp", một chuyên gia đánh nhanh thắng nhanh trong các trận đối đầu trực tiếp. Khi các CLB hàng đầu Premier League đã trở nên châu Âu hơn nhờ tư duy đậm chất châu lục thì số số cầu thủ người Anh trong đội hình ít đi (21/33 cầu thủ xuất phát trong 3 trận qua của họ là người nước ngoài), chẳng có gì ngạc nhiên nếu họ thống trị châu Âu, hệt như khi xưa lá cờ Anh Quốc của họ phấp phới trên khắp địa cầu.
Chúc mừng người Anh, chúc mừng sự thống trị mới, một ngai vàng đầy chông gai và họ là người xứng đáng nhất. Tư tưởng "mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh" đang trỗi dậy. Thời bóng đá toàn cầu hoá với đồng đô la của người Mỹ ( Man Utd, Liverpool) và đồng Rúp của người Nga (Chelsea) đã đến lúc nhận kết quả xứng đáng. Bài "God save the Queen" (quốc ca Anh) lại vang lên như không ngừng. Với Man Utd, Chelsea và Liverpool: "We are the Champions"!
Còn những người Ý và Tây Ban Nha, họ không "chết" một cách dễ dàng. Người ta thường nói, thất bại là mẹ thành công, nhưng phải mất không ít thời gian họ mới có thể gượng dậy được.
"Don't cry for me, La Liga"!? "Don't cry for me, Serie A"!?
Dư âm Champions League: Tự tử tập thể!
Thứ Bảy 10/03/2007 17:30(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên