(Bongda24h) - Ngay sau thất bại của Italia trước Tây Ban Nha ở vòng tứ kết Euro 2008, HLV Roberto Donadoni tuyên bố ông sẽ không từ chức. Một quyết định có thể coi là "cùn nhây" bởi thành tích kém cỏi tại Áo và Thụy Sỹ có lỗi lớn của nhà cầm quân 45 tuổi này.
Kẻ may mắn
Cuộc cách mạng nửa vời của Donadoni đã thất bại |
Mối tình của Donadoni với đội quân áo xanh bắt đầu từ tháng 8/2006 (hai tháng sau khi Italia đăng quang tại Đức và người tiền nhiệm Lippi ra đi trong vinh quang). Quyết định chọn Donadoni được coi là một bất ngờ lớn nhất của liên đoàn bóng đá Italia. Cựu cầu thủ của Milan chỉ mới có 1 năm dẫn dắt Genoa cùng 3 năm gắn bó Livorno. Trong quãng thời gian ngắn ngủi ấy, thành tích tốt nhất của ông là giúp Livorno trụ hạng thành công ở mùa giải 05-06. Thế nên, thần may mắn đã ưu ái Donadoni khi trao cho ông chiếc ghế đầy quyền lực tại ĐTQG.
Đoán đội vô địch, trúng thưởng lớn Ví dụ: EU DUC gửi 8581 |
Có thể xâu chuỗi lại quãng thời gian mà Donadoni dẫn dắt Azzurri gói gọn trong 2 chữ: may mắn. Ông không gây được tiếng vang thậm chí ông luôn khiến cho các tifosi sống trong tâm trạng thấp thỏm khi đội bóng con cưng của mình đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Nhưng rốt cuộc may mắn vẫn cứ đứng về phía ông khi Italia vẫn có được thành công nhất định.
Có những thời điểm Azzurri đứng trước nguy cơ là nhà ĐKVĐ thế giới không thể vượt qua chiến dịch vòng loại Euro. Italia chơi với một phong độ phập phù khi thường trong tư thế của kẻ bám đuổi với hai đội đứng trên là Pháp và Scotland. May mắn đã đến với đội quân của Donadoni khi Scotland đã tự bắn vào chân mình khi để thua 0-2 trước Groegia ở lượt đấu áp chót. Kết quả đó khiến cho Scotland bị Italia vượt mặt và cuộc chạm trán giữa hai đội tại Hamdern Park đi theo chiều hướng co lợi cho Italia. Giả sử nếu Scotland không thua trước Groegia, mọi chuyện đã có thể đi theo hướng khác.
Lọt qua khe cửa hẹp có mặt tại Áo và Thụy Sỹ, Azzurri vẫn không có gì nhiều hơn ngoài hai chữ may mắn. Vẫn một phong độ phập phù thiếu ổn định, nhưng kịch bản tương tự như vòng loại vẫn xảy ra, người Italia thoát hiểm trong gang tấc bởi sự sa sút đến khó hiểu của Rumani kết hợp với nghĩa cữ "đẹp" của Hà Lan. Nhưng may mắn chẳng thể đến 3 lần, Italia gục ngã trước Tây Ban Nha tại tứ kết âu cũng là một kết quả hợp lý.
Cuộc cách mạng nửa vời
Cả 4 trận tại Euro lần này, Donadoni vẫn loay hoay đi tìm cho mình một đội hình tốt nhất. Nó chẳng khác gì việc định hình cho một thứ "dream team" mà ông đã cố gắng tìm ở chiến dịch vòng loại (sử dụng tới 5 sơ đồ chiến thuật khác nhau). Nhưng rốt cuộc, Donadoni chỉ thu được một con số 0 tròn trĩnh. Trước thềm VCK diễn ra, trong khi 15 đội bóng liên tục có những trận giao hữu để thử nghiệm, Italia chỉ có duy nhất một trận đấu trước Bỉ. Ở trận đó, Azzurri thắng 3-1. Với Donadoni như vậy là đủ để chứng tỏ được sức mạnh của Italia.
Donadoni loay hoay mà vẫn không thể tìm được sức mạnh cho Italia |
Sự tự tin thái quá đã khiến ông phải trả giá. Hà Lan, Rumani không phải là Bỉ, họ ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Các trận đấu chính thức cũng không phải là một trận giao hữu. Đến lúc này, những yếu kém nhất mới lộ ra. Hàng công chơi bế tắc khi không có nổi một bàn thắng. Tuyến giữa không điều tiết được nhịp độ trận đấu trong khi hàng thủ lại liên tục mắc những sai lầm và biếu không cho đối phương những bàn thua không đáng có. Bê y nguyên bộ khung ấy vào trận đấu với Tây Ban Nha không thể coi là một quyết định sai nhưng trớ trêu, Donadoni lại mất Pirlo và Gattuso (treo giò). Không có những ông chủ ở khu vực giữa sân, lối chơi của người Ý kém sáng tạo bởi chỉ mình Rossi chơi tròn vai trong khi Perrotta và Aquilani lại quá mờ nhạt. Một mình Cassano quấy đảo trên hàng công không đủ khi mà Toni vẫn cứ vô duyên đến kỳ lạ. Thất bại trên chấm 11m có thể cứu vớt danh dự cho Italia chứ không thể cứu vớt cho cuộc cách mạng được coi là nửa vời của Donadoni. Trong những nỗ lực thoát ra khỏi cái bóng của Lippi, ông đã phá bỏ những gì là truyền thống mà người Italia đã tạo dựng nên. Azzurri chỉ quen với lối đá phòng ngự phản công, vì vậy việc họ không quen với lối đá tấn công cũng là dễ hiểu. Ai cũng muốn tạo ra một dấu ấn cá nhân và mang lại cho đội bóng mình dẫn dắt một cá tính riêng biệt, nhưng với Donadoni đó đã là một thất bại. Cố làm gì Có đến hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn bài báo của Italia xỉa xói và công kích Donadoni sau khi đội bóng áo Thiên Thanh phải dừng bước tại vòng bán kết. Điển hình là tờ Gazzetta della Sports còn có một bài phân tích những sai lầm của cựu HLV Livorno, bên cạnh đó còn kèm theo thông tin Lippi sẽ trở lại dẫn dắt Italia sau khi đã đạt được thỏa thuận với liên đoàn. Còn ở nội bộ, dù chưa đưa ra bất kì tuyên bố chính thức nào, nhưng khả năng LĐBĐ Italia giữ lại Donadoni sẽ rất khó xảy ra. Vậy nên, có thể coi "mối tình 2 năm" của liên đoàn với Donadoni đã cạn. Nhưng cựu cầu thủ của AC Milan dường như đang cố phớt lờ thực tế và cả dư luận khi thẳng thừng tuyến bố "Tôi sẽ không từ chức". Đây được coi là một lời bào chữa, hay nói đúng hơn là ngụy biện khi ông chẳng có một cái cọc nào để mà bấu víu. Cố làm gì khi tất cả đã quay lưng? La Quế
“Cùn“ làm gì khi tất cả đã quay lưng?