(Bongda24h ) - Nước Anh từ lâu đã không còn sở hữu nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Quyền lực tài chính giờ đây được chuyển giao sang những địa hạt mới như Mỹ và Nhật Bản. Nhưng ít ra, người Ănglê vẫn còn có thể tự hào về sự xa hoa của mình trong thế giới bóng đá, môn thể thao mà người Anh tự nhận là sáng lập ra.
Thi viết “Nếu bạn là chuyên gia”
Cái thời người Ý và người TBN thống trị châu Âu đã qua và bây giờ kinh đô của bóng đá được dời về đảo quốc sương mù. Sự hiện diện của các CLB Anh trong 4 trận chung kết Champions League gần đây đã phô bày trọn vẹn sức sống cũng như tham vọng của họ. Và khi MU cùng Chelsea dắt tay tiến vào trận chung kết ở Moscow, người Ănglê bắt đầu hoan hỉ với những kế hoạch mới, xuất khẩu bóng đá, Game 39…
Trận chung kết Champions League giữa MU và Chelsea là minh chứng hùng hồn cho tham vọng của bóng đá Anh |
Trong những năm qua Premier League đã trở thành trung tâm tài chính của bóng đá thế giới. Những bản hợp đồng tiền triệu được kí tới tấp cho dù nguồn vốn đổ vào đó đa phần đến từ Mỹ và Trung
1992 – Paul Gascoigne, Tottenham đến Lazio - 5.5 triệu Bảng
1995 – Andy Cole, Newcastle đến Manchester United - 7 triệu Bảng
1995 – Dennis Bergkamp, Inter Milan đến Arsenal - 7.5 triệu Bảng
1995 – Stan Collymore, Nottingham Forest đến Liverpool - 8.5 triệu Bảng
1996 – Alan Shearer, Blackburn Rovers đến Newcastle - 15 triệu Bảng
1999 – Nicolas Anelka, Arsenal đến Real Mardrid - 22.5 triệu Bảng
2001 – Juan Veron, Lazio đến Manchester United - 28.1 triệu Bảng
2002 – Rio Ferdinand, Leeds đến Manchester United - 29.1 triệu Bảng
2006 – Andriy Shevchenko, AC Milan đến Chelsea - 30.8 triệu Bảng
2008 – Robinho, Real Madrid đến Manchester City - 32.5 triệu Bảng
Vào năm 1992, khi giải ngoại hạng mới hình thành, Paul Gascoigne rời nước Anh để đến Italia với giá 5.5 triệu Bảng và trở thành cầu thủ đắt nhất trong những vụ mua bán liên quan đến các đội bóng Anh. Nhưng 15 năm sau, với Robinho, kỉ lục đã được nhân lên gấp 6 lần.
Robinho đang là bản hợp đồng đắt giá nhất giải ngoại hạng |
Như vậy, sau 15 năm nữa, vào năm 2023, kỉ lục mới sẽ là 180 triệu Bảng chăng?
Hãy mua như Arsenal
Nếu bạn có tiền, hãy mua như Arsenal!
Khi Dennis Bergkamp rời Milano để đến London năm 1995, anh làm hầu bao của Gunners thâm hụt đi 7.5 triệu Bảng nhưng anh nhanh chóng chứng minh được mình “đáng đồng tiền bát gạo”. 11 năm phiêu lưu cùng Arsenal, anh ra sân 315 trận, ghi 87 bàn và trở thành một biểu tượng không thể thay thế về lối chơi và nhân cách sống.
Còn ở phía đối lập là Stan Collymore, Juan Veron và Andriy Shevchenko. Đó đơn thuần là những sự thất vọng. Collymore mất hút ở Anfield, Veron thất bại khi cố chứng minh rằng cầu thủ Nam Mỹ có thể hòa nhập với bóng đá Anh. Với Sheva? Một thảm họa theo đúng nghĩa đen của nó! Gần 31 triệu Bảng để The Blues có được anh, hãy dành số tiền đó để mua một John Carews hoặc một Amr Zakis, họ sẽ săn bàn hiệu quả gấp 3 lần Sheva!
Bergkamp chính là một trong những bản hợp đồng thành công nhất của Arsenal nói riêng và Premiership nói chung |
Người ta có thể mua nhiều thứ nhưng không thể mua được những cầu thủ vĩ đại nhất (Messi và Kaka vẫn ở bên ngoài nước Anh), và càng không mua được thành công. Sự thực là tiền đang mất giá mỗi ngày khi nguy cơ khủng hoảng tài chính đang rình rập. Và nếu những “đại gia” không mau dừng “ném tiền qua cửa sổ”, thì hình ảnh của Fiorentina, sự phá sản, sẽ lởn vởn ngay mắt họ.