Tất cả các chuyên gia đều hiểu rõ giá trị và phẩm chất chơi bóng trời phú của những cầu thủ có gốc gác từ Lục địa đen. Vì vậy, các quốc gia châu Âu đang bị lôi kéo vào cuộc đua giành giật quyền sở hữu những "viên ngọc đen" để "làm giàu" cho đội tuyển quốc gia nước mình.
Đa số các trường hợp cầu thủ sẽ lâm vào tình trạng phải đấu tranh tư tưởng, chọn lựa giữa "con tim hay lý trí"? Nếu khoác áo một đội tuyển châu Âu, rõ ràng cơ hội để vươn đến danh vọng, tiền tài là rất sáng sủa. Nhưng trong mỗi trái tim họ đều có tiếng gọi của quê hương và việc giũ bỏ mối ràng buộc này chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Giữa ngã ba đường
Trong vài tuần gần đây, đã có những tố cáo về các cuộc tiếp xúc lén lút và điều đó đang làm gia tăng sự thù địch giữa các quốc gia muốn lôi kéo về mình các tài năng lớn nhất của bóng đá tương lai. Anh đã chơi cho nhiều cấp độ đội trẻ của Hà Lan nhưng cho đến trước ngày sinh nhật thứ 21 vào tháng Tư năm sau, Afellay vẫn có quyền chuyển đổi quốc tịch để khoác áo đội tuyển Bắc Phi. Luật lệ của FIFA cho phép các cầu thủ mang quốc tịch kép được phép thay đổi "lòng trung thành", với điều kiện họ chưa từng khoác áo một đội tuyển quốc gia cấp độ A nào trước đó. Mới đây, Afelley đã phát biểu trên truyền hình Hà Lan rằng anh vẫn còn lưỡng lự giữa việc thi đấu cho "Cơn lốc da cam" của HLV Marco van Basten hay "Những chú sư tử Atlas" của HLV Mohamed Fakhir. Ở quốc gia láng giềng với Hà Lan là Đức, tình huống tương tự cũng xảy ra với Adil Chihi (Cologne), Mohamed Amsif, Aenis Ben-Hatira (cùng Schalke 04), Jose Alex-Ikeng (Stuttgart) hay Abdenour Amachaibou (Borussia Dortmund)... Họ đều đang đắn đo khi đứng trước "ngã ba đường". Những "thủ đoạn" Hồi đầu tháng này, PSV buộc tội liên đoàn bóng đá Maroc đã tìm cách lôi kéo Afelley và đồng đội 18 tuổi là Ismail Aissati bằng những khoản đề xuất hào phóng bằng tiền mặt. Người đại diện Ed van Stijin của Afelley tố cáo trên tờ tạp chí bóng đá danh tiếng Voetbal hôm mùng 8/11: "Liên đoàn bóng đá Marốc đã dùng mọi cách có thể chỉ để lôi kéo các cầu thủ về với họ." Ngoài ra, LĐBĐ Hà Lan còn bị cuốn vào hai vụ tranh chấp cầu thủ gốc Phi khác cũng rất nổi đình nổi đám. Trong tháng 10, liên đoàn bóng đá Đức từng chỉ trích Marốc đã cố tình không gửi những giấy tờ xác minh liên quan đến Chihi hòng ngăn cầu thủ này không thể chuyển sang thi đấu cho đội U19 Đức. Hồi tháng trước, liên đoàn bóng đá Pháp gấp rút trao cơ hội cho hai tài năng trẻ khác, những người cũng nhận được lời mời về thi đấu từ các đội tuyển châu Phi. Cả Habib Bellaid và Issiar Dia đều là những cầu thủ sinh ra tại đất nước hình lục lăng nhưng mang trong mình dòng máu Tunisia và Senegal. Vì vậy, họ cùng được triệu tập về thi đấu tại vòng loại giải vô địch bóng đá châu Phi hồi tháng 10. Nhưng thay vào đó, họ ở lại Pháp để cùng đội U-21 nước này thi đấu vòng loại giải U21 châu Âu với Israel và Thụy Điển. Xu hướng ngày càng bùng phát Song, tiền đạo 19 tuổi Dia của Nancy phát biểu với tạp chí France Football hồi tuần trước rằng, anh vẫn giữ khả năng có thể thay đổi lựa chọn trong tương lai. Những cầu thủ gốc Phi trưởng thành dưới sự dìu dắt của môi trường bóng đá châu Âu luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các liên đoàn châu Phi bởi họ có thể giúp bóng đá Lục địa đen nâng cao tính cạnh tranh trên vũ đài thế giới. Những cầu thủ như vậy giờ đây không còn là một hiện tượng mới mẻ. Khi đội tuyển Algeria thi đấu giao hữu với Pháp trên sân Stade de France vào năm 2001, đã có vài cầu thủ sinh ra tại Pháp nhưng thi đấu cho Algeria, trong khi phía "Les Bleus" lại có một người Algeria rất nổi tiếng là Zinedine Zidane. Hiện giờ Algeria đang cố thuyết phục tiền đạo mới nổi Hameur Bouazza của Watford về phục vụ đội bóng quê hương thay vì thi đấu cho Pháp, trong khi báo chí Marốc vài tuần gần đây cũng tập trung rất nhiều sự chú ý vào Ibrahim Maaroufi, cầu thủ 17 tuối vừa mới lần đầu tiên ra mắt trong màu áo Inter Milan. Anh từng trưởng thành tại Brussels nhưng gia nhập Inter từ hệ thống đào tạo trẻ của PSV Eindhoven. "HLV đội tuyển Bỉ (Rene Vandereycken) đã tới xem tôi thi đấu tại Milan. Và ông ấy tin tưởng vào sự trưởng thành của tôi trong tương lai." - Maaroufi tiết lộ hồi đầu tháng này. Trong khi đó, "Những chú đại bàng xanh" Nigeria cũng thể hiện sự quân tâm rất lớn tới tiền đạo đang lên Gabriel Agbonlahor của Aston Villa, người nhiều khả năng sẽ được trao cơ hội khoác áo đội tuyển Anh trong năm mới.Ibrahim Afellay (trắng), tài năng trẻ hứa hẹn của Eindhoven
Ibrahim Afellay của PSV Eindhoven là một ví dụ. Anh đang là tâm điểm tranh chấp căng thẳng giữa Maroc và Hà Lan. Tiền vệ đầy hứa hẹn này sinh ra tại "đất nước của cối xay gió", nhưng trong một gia đình người Maroc nhập cư. Salomon Kalou của Chelsea từng là mục tiêu tranh chấp giữa Hà Lan và Bờ Biển Ngà
Họ đã cố gắng níu giữ tiền đạo 21 tuổi Salomon Kalou, người hiện đang đầu quân cho Chelsea, bằng cách xin chính phủ cấp hộ chiếu Hà Lan để cầu thủ này tham dự World Cup 2006. Tuy nhiên, yêu cầu sau đó bị bộ trưởng nhập cư từ chối.
Họ cũng thất bại đối với trường hợp của cầu thủ Mbark Boussoufa, cầu thủ sinh tại Amsterdam nhưng giờ đây đã đồng ý khoác áo Maroc kể từ hồi tháng Năm. Tiền vệ này hiện giờ đang đóng vai trò khá quan trọng tại CLB Anderlecht.Tài năng gốc Senegal, Issiar Dia (trắng) trong màu áo Nancy
Về phần Bellaid, cầu thủ đang chơi cho CLB đang tham dự Ligue 2 là Racing Strasbourg, khẳng định vẫn để ngỏ hy vọng khoác áo Tunisia bởi bố mẹ anh đã trở về quê hương cách đây ít lâu. "Nhưng tôi tôn trọng lời triệu tập của đội tuyển Pháp gửi tới CLB và các HLV của tôi." - cầu thủ 20 tuổi này nói với các phóng viên Tunisia.
(Theo TheThaoVietnamnet)