Calisto từng nói: “Điều tôi cần trong những trân giao hữu không phải là chiến thắng. Có khi một trận thua cũng được, nhưng cầu thủ phải chơi tốt. Những chiến thắng trong các trận giao hữu sẽ làm nảy sinh thói quen từ phía người hâm mộ, đòi hỏi đội tuyển phải luôn chiến thắng. Còn khi thua mà chơi tốt, có nghĩa là bạn sẽ đạt tới chiến thắng trong tương lai gần”.
Vậy, với một quá trình có 8 trận đấu không thắng (gồm 6 thua và 2 hòa), hẳn là ông Tô đã đạt được mục tiêu của mình?
Không. Chắc chắn là không. Vì bản thân lập luận nói trên của ông Calisto phần nào đó có “mùi” của một sự chuẩn bị về tâm lý mang tính đề phòng và dọn đường. Hai là những phản ứng của chính ông qua từng trận đấu cho thấy điều ngược lại. Ngay ở Cúp TPHCM, ông đã rất đỗi thèm khát một chiến thắng.
Đó chính là phản ứng tất yếu. Vì khi đội tuyển thua liên tiếp, giới hạn của dư luận và giới chuyên môn đã bị vượt qua. Nói cách khác, chuỗi 6 trận toàn thua đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của ông Calisto, mà sự bối rối khiến ông có những nhận xét thiếu tỉnh táo, chọc tức một bộ phận người hâm mộ, kiểu như “người thông minh thì không nhìn vào kết quả” ở Cúp TPHCM .
HLV Calisto luôn sẵn sàng dừng buổi tập giữa chừng để chỉnh sửa các học trò
Có thể, những trận thua hay hòa sẽ đem lại một vài ý nghĩa cạnh tích cực, giảm sự kỳ vọng (môt yếu tố dễ kéo theo các sức ép) từ dư luận. Nhưng, chỉ với một điều kiện là nó phải xuất hiện đan xen với những chiến thắng. Hoặc là phải thua sau những trận đấu mà cách chơi được phô diễn một cách tích cực, như chính phân tích nói trên của ông Calisto.
Hình như, giờ mới đúng hướng
trận đấu ấy phần nào đã làm giảm đi những sức ép lên đội tuyển và việc VFF từng coi T&T Cup như một kỳ sát hạch cho ông Tô đã trở thành chuyện quá khứ.
Tất nhiên, niềm tin cho đội tuyển chưa đủ lớn, nhưng ít ra cứ chơi như thế, thì những luận điệu kiểu như “chắc gì đã thắng được Lào” cũng không còn tồn tại.
Có điều, khi đội tuyển có vẻ bắt đầu đi đúng hướng, thì họ lại chỉ còn đúng 2 trận đấu trong tay trước khi bước vào cuộc đấu quan trọng nhất trong năm 2008 của BĐVN: trận đấu bị hoãn với Thái Lan (ngày 16-11) và trận giao hữu lượt về trên đất Sing với Singapore (28-11).
Huấn luyện kiểu Calisto
Calisto cũng nói: “Tôi không thích những trận đấu thử nghiệm với các CLB”. Lý do không phải như ai đó từng chủ quan suy luận, đại loại: các CLB VN đều đá bừa, đá láo khi đối đầu với đội tuyển, hay các cầu thủ CLB vì con gà tức nhau tiếng gáy nên đá sát ván, dễ gây chấn thương cho các tuyển thủ. Trái lại, ông Tô là người không có thói quen dạy các học trò của mình khi bước vào sân bóng thì phải đá nhẹ nhàng như các quý ông chơi golf.
Nguyên nhân duy nhất, theo ông giãi bày, là “khi bạn đá tập với một đội bóng khác, bạn không thể cứ thích là cắt còi, dừng bóng và chỉ dẫn cho các cầu thủ của mình về kỹ chiến thuật”. Và “điểm yếu lớn nhất của các cầu thủ VN là tư duy chiến thuật, cách di chuyển, hoạt động với bóng và khi không có bóng đều có vấn đề”.
Riêng chuyện này thì ông Tô đã nói và đã làm là hoàn toàn giống nhau: 90% khối lượng và thời lượng trong các buổi tập của đội tuyển là bài tập collective training (đá chia đôi đội hình). Trong một buổi tập có nội dung như thế kéo dài trong khoảng 60 phút, ước tính cứ khoảng 5 phút là ông lại cắt còi một lần để chỉnh sửa cách di chuyển, cách chyền bóng của các cầu thủ.
Phương pháp này ban đầu đã tạo ra một cú sốc cho các cầu thủ chưa từng làm việc với ông. Nhất là thời điểm đội tuyển vừa tập trung trở lại trên Pleiku, ông đã “lùa” họ ra sân, ném cho quả bóng, chia đôi đội và cứ thế mà đá. Ở Việt Nam, kể cả các HLV ngoại khác cũng không làm điều tương tự.
Phương pháp này cũng đã ít nhiều tạo nên sự nhàm chán. Vì cứ ngày qua ngày, chỉ với một cách tập ấy, các cầu thủ đá rồi lại ngừng, nghe ông chỉ dẫn, rồi lại đá.
Nhưng ít ra thì phương pháp huấn luyện này cũng đã khiến cho các cầu thủ thích nghi với cách chơi mới, đá nhỏ và phối hợp đoạn ngắn, đánh trung lộ và đề cao sự sáng tạo. Mặt khác, nó cũng giúp tăng cường sự nhuần nhuyễn trong các pha phối hợp, nhờ họ liên tục được tập luyện cùng nhau.
(Theo Thể Thao Văn Hóa)