Thứ Tư, 25/12/2024Mới nhất
Zalo

Các CLB sau phán quyết của CAS: Hãy làm như MU!

Thứ Năm 14/08/2008 14:36(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Ngày 5-8-2008, Tòa án Thể thao Quốc tế (CAS) đã đưa ra được phán quyết cuối cùng trong vụ 3 CLB Barca, Werder Bremen và Schalke kiện FIFA bắt buộc họ phải để những cầu của họ là Messi, Diego và Rafinha, đến Trung Quốc tham dự Olympic Bắc Kinh 2008. Theo đó chiến thắng cuối cùng đã thuộc về các câu lạc bộ!

Bài viết tham dự: “Nếu bạn là chuyên gia“
Nguyễn Văn Đỉnh, lớp K49 XF, Đại học Xây dựng Hà Nội.


Theo phán quyết của CAS thì giải bóng đá ở Olympic Bắc Kinh không có trong Lịch thi đấu quốc tế và FIFA không thể bắt buộc các đội bóng phải nhả cầu thủ cho giải đấu này. Do vậy yêu cầu các CLB phải giải phóng cầu thủ tham dự giải bóng đá ở Olympic Bắc Kinh là trái luật.


Messi luôn coi ĐTQG là trên hết

Ngay sau khi phán quyết trên được đưa ra, Laporta tuyên bố ông sẽ xem xét để quyết định có nên gọi Messi trở về hay không. Sau đó ít ngày, GĐTT Txiki Begiristain tuyên bố sẽ không gọi tiền đạo của Olympic Argentina trở lại, thay vào đó là một bản yêu sách mà theo đó LĐBĐ nước này phải chịu toàn bộ chi phí bao gồm tiền chữa trị và trả lương cho Messi trong trường hợp anh này chấn thương, đồng thời, LĐBĐ Argentina (AFA) không được phép triệu tập Messi cho các trận giao hữu trong năm 2008 nữa!

Rõ ràng phán quyết của CAS đã giúp Barca nắm đằng chuôi trong vụ Messi và giờ đây họ có quyền vòi vĩnh những điều khoản mà AFA không thể từ chối. Thực ra trong bối cảnh Olympic đã khởi tranh, Messi đã ra sân trận đầu tiên và chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là vòng loại thứ 3 Champions League khởi tranh thì Barca không còn lựa chọn nào khác, do đó, biện pháp thỏa hiệp có vẻ như là một lựa chọn khôn ngoan nhất mà Laporta và bộ sậu của mình có thể áp dụng.

Không đến nỗi như Barca, phía Schalke và Bremen có vẻ mềm mỏng hơn trong quyết định của mình. Hai đội bóng Đức là những người gay gắt nhất khi phản đối việc Olympic Brazil triệu tập Diego và Rafinha giờ đây miễn cưỡng chấp nhận để cầu thủ của mình tham dự thế vân hội với một điều kiện là LĐBĐ Brazil sẽ phải bồi thường mọi tổn thất trong trường hợp Diego và Rafinha dính chấn thương.

Từ tranh chấp của các câu lạc bộ với các ĐTQG

Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ vụ kiện của câu lạc bộ Bỉ Charleroi dưới sự hậu thuẫn của nhóm G14 đòi FIFA và LĐBĐ Morocco bồi thường sau khi cầu thủ Abdelmajid Oulmers của họ dính chấn thương khi làm nghĩa vụ cho đội tuyển quốc gia năm 2004. Vụ kiện đó đã mở đầu cho làn sóng các CLB từ chối nhả cầu thủ của mình cho các ĐTQG. Sự kiện này sau đó trở nên nghiêm trọng đến mức FIFA phải thỏa hiệp để đi đến một điều luật theo đó FIFA sẽ đền bù cho các CLB khi cầu thủ của họ dính chấn thương khi về làm nhiệm vụ thi đấu quốc gia.

Puyol đã từng phải giả vờ chấn thương để thi đấu cho CLB

Sự nhượng bộ của FIFA khiến các CLB có cớ để lấn tới. Các đội bóng mà tiêu biểu là những ông lớn trong nhóm G14 trước đây và nhóm ECA sau này luôn tận dụng mọi cơ hội để từ chối trả cầu thủ cho những trận đấu quốc tế bởi đủ các lí do. Bởi vậy mới có chuyện Carles Puyol được Barca thông báo là chấn thương để bỏ một trận giao hữu của Tây Ban Nha nhưng 2 ngày sau đó người ta thấy anh hoàn toàn khỏe mạnh trong mọt trận đấu của câu lạc bộ. Hay như trường hợp của Ronaldinho và Kaka ở mùa hè năm ngoái, khi ban lãnh đạo Barca và Milan thông báo rằng cầu thủ của mình không thể tham dự Coppa America bởi họ cần được nghỉ ngơi sau một mùa giải kéo dài.

Theo quan điểm của các câu lạc bộ thì họ là người trả lương cho cầu thủ và do đó phải được ưu tiên sử dụng cầu thủ của mình. Ở một góc độ nào đó họ đúng nhưng hậu quả là sức hấp dẫn của màu áo đội tuyển quốc gia đối với các cầu thủ ngày càng suy giảm. Cầu thủ có khuynh hướng phấn đấu hết mình để mang lại thành tích cho đội bóng trả lương cho mình (và kèm theo đó là những món tiền thưởng hậu hĩnh rơi vào túi họ) hơn là chiến đấu vì niềm tự hào dân tộc. Một ví dụ tiêu biểu là đội tuyển Hà Lan ở vòng loại World Cup 2002. Đó là một tập thể của rất nhiều cầu thủ đang chơi bóng ở nước ngoài, những người bị coi là không muốn khoác lên mình màu áo da cam. Năm đó, Hà Lan trình diễn một bộ mặt nhợt nhạt khó tin, làn gió nhẹ màu gia cam (theo cách gọi của báo chí) bị loại sau khi kết thúc vòng loại với vị trí thứ ba. Cũng năm đó, đội trưởng Roy Keane từ chối đá cho đội tuyển Ireland ở World Cup 2002 bởi không thống nhất được mức tiền thưởng cần thiết. Sau tất cả những sự kiện ấy, chỉ có các fan hâm mộ, những người yêu ĐTQG mình là chịu thiệt thòi.

Đến tranh chấp của các câu lạc bộ với đội Olympic


Một giải đấu mà không có sự xuất hiện của những thiên tài như Ronaldinho thì
quả là đáng tiếc

Olympic là một sự kiện quốc tế thu hút sự quan tâm của hàng tỉ người trên thế giới, là niềm mơ ước của bất kì một động viên nào. Olympic là cơ hội để các vận động viên cống hiến trọn vẹn cho Tổ quốc mình. Năm nay, Olympic thu hút được rất nhiều tên tuổi lớn như Nadal, Federer... Tất nhiên, môn bóng đá có đặc thù riêng là chủ yếu dành cho lứa cầu thủ U23 nhưng không vì thế mà tính thiêng liêng của màu cờ sắc áo và danh dự Tổ quốc bị xem nhẹ. Olympic dưới hình hài một giải đấu trẻ là cơ hội quý giá để các cầu thủ tích lũy kinh nghiệm, đồng thời hướng cầu thủ đến tinh thần thể thao cao thượng và trưởng thành về nhân cách. Giống như tổng thống Mĩ John Kennedy đã phát biểu "Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country" (Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc). Trong bối cảnh bóng đen của đồng tiền đang bao phủ lên các giải bóng đá thuộc khuôn khổ FIFA, bóng đá bị thương mại hóa sâu sắc thì những giải đấu trẻ thế này là cơ hội cuối cùng để tìm thấy những giá trị đẹp và nguyên sơ của bóng đá. Vậy mà giờ đây, các ông lớn cũng không muốn trả người. Hãy thử tưởng tượng một giải đấu bóng đá quốc tế mà không có Messi, Ronaldinho và Kaka!

Hãy hành xử như MU

Trong danh sách những người đến Bắc Kinh lần này MU có một cái tên là Anderson. Ban lãnh đạo MU đã không có ý định giữ người hay gây sức ép ngăn cản anh trở về tập trung cùng đội Olympic. Anderson là một cầu thủ quan trọng đối với MU, đội đã phải bỏ ra ngót nghét 20 triệu bảng để đưa anh về Old Trafford khi mới 19 tuổi. Còn nhớ, mùa hè năm ngoái MU cũng đã mất Anderson cho Coppa America trong giai đoạn đầu mùa giải mà không một lời than vãn! Hơn ai hết, Ferguson hiểu được niềm đam mê chơi bóng, đam mê cống hiến cho Tổ quốc của một cậu bé 20 tuổi và chiều lòng anh bất chấp điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đội bóng. Một cầu thủ ngày nay được đào tạo để phục tùng câu lạc bộ trả lương cho anh ta nhưng thiếu sót lớn nhất là anh ta không được dạy để yêu thương Tổ quốc mình. Tổ quốc thiêng liêng là gia đình, là quê hương xứ sở. Một người không yêu đất nước sinh ra anh ta sẽ không bao giờ biết yêu những thứ khác, anh ta chỉ biết đá bóng như một cỗ máy kiếm tiền mà thôi. Cristiano Ronaldo, Adebayor, Robinho... là những ví dụ tiêu biểu.


Mặc dù Anderson khá quan trọng đối với MU, nhưng họ vẫn sẵn sàng thỏa mãn
 tình yêu đối với tổ quốc của anh

Messi, Rafinha, Diego là 3 trong số những người cuối cùng biết đặt Tổ quốc mình lên trên hết và lựa chọn của họ nên được khuyến khích. Messi chọn Olympic dù câu lạc bộ đang bận rộn chuẩn bị cho Champions League, Rafinha chọn Olympic bất chấp án phạt 35,000 USD/ngày có thể khiến anh mất 1 triệu USD... Đó chính là cái đẹp của bóng đá trong một thế giới chật chội những người đang hối hả chạy theo đồng tiền tiền.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X