Thứ Sáu, 15/11/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá VN qua lăng kính... chuyển nhượng

Thứ Năm 03/01/2008 18:14(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Những thương vụ đình đám của bóng đá Việt Nam (BĐVN) gần đây không nói lên nhiều điều, ngoại trừ nỗi lo từ những khoản tiền khổng lồ được sử dụng rất phi lý có thể sẽ tạo ra những hiệu ứng tiêu cực.

Có hay không thị trường chuyển nhượng Việt Nam?

Câu trả lời là: Không.

Chính xác ra, những cuộc đi, đến, mua bán và những bản hợp đồng mới của BĐVN thời gian qua, chưa đủ cấu thành nên cái gọi là "Thị trường chuyền nhượng" đúng với khái niệm chính xác của nó.

Hãy thử cùng điểm lại những bản hợp đồng mới được ký kết đang nhớ trước mùa giải này. Ở V-League, Văn Vinh từ TCDK SLNA, Khoa Thanh, Hoàng Vũ của Bình Định ra HP.HN, Văn Nhiên lên HA.GL. Đồng Tâm Long An lấy được Minh Mính, Hoàng Lâm (Bình Định), Bình Dương có Minh Quang (Bình Định), Thanh Tuấn (Huế)...

Cùng với Ninh Bình, T&T Hà Nội chịu chi nhất bóng đá VN, chấp luôn cả các đội V-League

Trong khi đó, những vụ đi - đến nổi bật nhất ở hạng Nhất chỉ có ở 2 đội bóng phía Bắc. T&T Hà Nội lấy được Long Giang (Tiền Giang), Hồng Sơn, Sỹ Sơn (TCDK SLNA), Văn Thành (Halida Thanh Hóa), Minh Hải (HA.GL).

Về phần mình, Vinakansai Ninh Bình có được Hữu Thắng (Bình Dương), Xuân Thắng (TCDK SLNA), Mạnh Tường (Halida Thanh Hóa), Thanh Nguyên (Nam Định), Quốc Trung (Thể Công)...  

Có một thực tế rất ngạc nhiên, trong số những trường hợp kể trên, ngoài những hợp đồng cho mượn thời vụ như Long Giang, Văn Nhiên, chỉ có 2 cầu thủ còn hợp đồng nhưng được CLB chủ quản "bán đứt" là Hữu Thắng và Thanh Nguyên.

Tất cả những vụ còn lại đều không phải mua bán. Các cầu thủ hết hợp đồng, rời CLB và tìm đến một bến đỗ mới. Do đặc thù của riêng BĐVN, khi ký với đội bóng mới các cầu thủ sẽ nhận được một khoản tiền "lót tay" tùy vào giá trị bản thân, thời hạn hợp đồng.

Phía CLB lấy được người không mất phí chuyển nhượng mà chỉ "lại quả" cho đội bóng cũ của các cầu thủ một khoản tượng trưng gọi "chi phí đào tạo".

Thực tế, phần lớn những thương vụ trên, các CLB chủ quản đều bất lực khi cầu thủ ra đi vì hết hạn hợp đồng. Họ không thể giữ được người, không có tiền để đáp ứng đòi hỏi của cầu thủ nên đành phải chấp nhận.

Ở một khía cạnh nhất định, có thể khẳng định rằng BĐVN sau 7 năm lên chuyên nghiệp, gần như không có CLB nào khả năng đào tạo cầu thủ để chuyển nhượng, xem đó như một nguồn thu, kể cả những trung tâm bóng đá có truyền thống như Nam Định, SLNA.

Những bản hợp đồng "điên rồ"

SEA Games 24, trong khi BĐVN với đại diện U23 VN thất bại cay đắng thì Thái Lan thể hiện một sức mạnh ghê gớm, lần thứ 8 liên tiếp giành chức vô địch với một đội hình nhiều gương mặt mới toanh.

Nửa tháng sau SEA Games, ĐTQG Thái Lan lại vô địch King' Cup, giải đấu mà họ thắng cả 3 đối thủ rất mạnh Uzbekistan, Iraq và CHDCND Triều Tiên. Đội hình vô địch King'Cup đó, những cầu thủ U23 mới đá SEA Games như Terathep Winothai, Teerasipl Dangda, Arnon Sangsanoi... "chưa đến tuổi đá".

Hữu Thắng có giá cao hơn cả Thonglao, thậm chí là Kiatisuk

Nhìn người Thái đá SEA Games mới thấy buồn. Nếu như "BĐVN chỉ có một Công Vinh và có lẽ còn lâu mới có Công Vinh thứ 2" (Lời nhận xét của chuyên gia Trần Duy Long) thì Thái Lan, họ có không biết bao nhiêu những Terathep Winothai.

Trình độ như tiền đạo 3 kỳ SEA Games liên tiếp dẫn dắt U23 Thái Lan đăng quang, từng sút tung lưới U23 VN 3 bàn ở CK SEA Games 22, vậy mà vẫn chưa thể đứng cạnh các "đàn anh" như Thonglao, Kosin, Sarayoot... trong hàng ngũ ĐTQG.

Hãy thử làm một phép so sánh như thế này: 1 năm trước, tiền vệ số 1 Thái Lan Thonglao chuyển từ BEC Tero Sansana đến HA.GL với cái giá kỷ lục của người Thái là 84.000 USD (khoảng 1,3 tỷ) cho một hợp đồng 3 năm. Tính ra, BEC Tero được nhận 950 triệu còn Thonglao bỏ túi 350 triệu.

Cái giá của Thonglao (chưa tính lương), thậm chí còn thấp hơn nhiều một cầu thủ "hết date" là Trung Kiên khi TMN.CSG mua anh từ Nam Định với giá 1,6 tỷ hai năm trước.

Tính ra, để mua Thonglao HA.GL chỉ bỏ ra số tiền bằng với Vinakansai Ninh Bình mua trung vệ "chân gỗ" Cao Xuân Thắng từng dự bị dài ở NHĐÁ.TP và SLNA, mãi mùa vừa rồi mới được đá chính nhờ đồng đội chấn thương.

1,3 tỷ mua Thonglao, con số đó chẳng là gì khi đặt cạnh số tiền 3 tỷ mà Vinakansai Ninh Bình lấy Hữu Thắng, tiền vệ thời đỉnh cao từng đối đầu với Thonglao và đã thất bại ở SEA Games 22 nhưng 4 năm qua sa sút trầm trọng. Nó càng trở nên kệch cỡm nếu so với cái giá 5 tỷ mà đội bóng này đặt ra với cầu thủ số 1 Việt Nam Lê Công Vinh.

Nói chuyện dài dòng và so sánh, dù so sánh bao giờ cũng khập khiễng, để rồi giật mình với những con số trên trời khi người ta định giá và mua bán cầu thủ Việt Nam hiện nay.

Không thể tin nổi, thủ môn Hồng Sơn có giá 1,7 tỷ, TCDK SLNA bỏ ra những 1,8 tỷ để giữ chân Huy Hoàng 2 năm. Vinakansai Ninh Bình ngoài Hồng Sơn còn mất 1,3 tỷ cho Xuân Thắng, 1 tỷ cho cầu thủ đã bị Thể Công thải và chuyển sang đi học Quốc Trung. 

"Sao" và có cái danh tuyển thủ QG thì tiền tỷ, đến những cầu thủ thường thường chỉ gọi là chơi được bây giờ cũng có giá khoảng 500 triệu.

Như trường hợp của hậu vệ trái Văn Thành (em trai tuyển thủ Lê Hồng Minh), để lấy được Thành T&T Hà Nội mất cỡ 600 triệu, trong đó 400 triệu cho cá nhân cầu thủ này, 200 triệu lo lót phía Halida Thanh Hóa để họ "nhả" quân, dù trên giấy tờ hợp đồng đã hết hạn.

Phía sau những khoản tiền tỷ

Tất nhiên, cái gì cũng có nguyên do của nó. Vì cung không đủ cầu, BĐVN quá khan hiếm cầu thủ giỏi nên giá tăng vọt. Với những trường hợp như Vinakansai Ninh Bình hay T&T Hà Nội, mới vào làm bóng đá, non trẻ và phải chấp nhận mất nhiều tiền để lấy cầu thủ giỏi như một điều tất yếu.

Ngoài ra, với những thương vụ rầm rộ như thế, họ còn đáp ứng được những mục đích ngoài bóng đá khác như quảng bá thương hiệu, ngầm khẳng định tiềm lực tài chính của những ông chủ đứng sau lưng đội bóng, xem bóng đá như là một công cụ để phục vụ mục đích riêng...

Tất nhiên không phải ai cũng máu như bầu Hiển, HLV Quang Hà

Ai cũng biết việc được định giá cao, thu nhập lớn chính sẽ có những tác động tích cực, là động lực để các cầu thủ phấn đấu vươn lên. Nhưng ở một khía cạnh khác, việc đẩy giá cầu thủ "lên trời" như thế cũng gây ra rất nhiều những tác động tiêu cực.

Quá vô lý khi người ta đẩy giá cầu thủ lên cao chót vót, không phản ánh đúng giá trị, năng lực thực sự của cầu thủ. Nó đã khiến một bộ phận không nhỏ ảo tưởng về mình, dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ, nhận thức.

7 năm làm bóng đá chuyên nghiệp, trình độ cầu thủ cũng như cả nền bóng đá không tiến bộ nhiều nhưng chi phí thì leo thang đến chóng mặt, tăng đến "phi mã" và cấu trúc lương, tài chính dành cho bóng đá cứ phồng ra theo từng năm.

Đó là sự nguy hiểm và có lẽ chỉ nhìn vào tình hình chuyển nhượng, chúng ta mới hiểu được vì sao BĐVN cứ "phát triển" ầm ầm như thế nhưng chỉ mỗi cái đấu trường SEA Games như "cái ao làng" bao năm vẫn chỉ là ước mơ xa vời.  

Không phải ai cũng muốn làm thiêu thân

Rất may, trừ 2 gã nhà giàu mới nổi ở hạng Nhất T&T Hà Nội và Vinakansai Ninh Bình lao vào những vụ mua bán "điên rồ", các CLB chuyên nghiệp khác thời gian gần đây tỏ ra rất tỉnh táo, nhất quyết nói không với những phi vụ tiền tỷ.

Bởi kinh nghiệm và thực tế BĐVN cho hay, bỏ tiền tỷ ra để lấy người là không cần thiết, trong bối cảnh 3/4 các đội dự V-League chỉ lo trụ hạng và suy đi tính lại, cũng chỉ có 3 CLB thực sự "máu mê" chức vô địch, đó là HA.GL, ĐT.LA và Bình Dương.

Có thật là Vinakansai NB và Bình Dương "kênh" nhau?

"Vụ Hữu Thắng" đã khiến báo chí tốn biết bao giấy mực suốt gần nửa tháng này. Sau khi chuyển nhượng với giá 3 tỷ đồng, Vinakansai Ninh Bình mới phát hiện ra Hữu Thắng chấn thương và đòi thương lượng lại. Bình Dương không chịu giảm 1 xu và thách thức nếu Vinakansai Ninh Bình thích thì sẽ ra tòa án.

Hết thương lượng lại thuyết phục, mỗi ngày lại có một động thái mới từ các bên liên quan và trên báo chí, cả Bình Dương lẫn Vinakansai Ninh Bình đều căng nhau, không bên nào chịu thiệt.

Tuy nhiên, cho đến hạn chót đăng ký danh sách cầu thủ, cái tên Hữu Thắng đã xuất hiện ở Vinakansai Ninh Bình. Như thế, sẽ chẳng có kiện tụng hay tranh cãi, Bình Dương đã có 1,5 tỷ từ việc bán tiền vệ chấn thương này.

Những động thái ầm ỹ của các bên liên quan thời gian qua, đằng sau nó là cái gì? Phải chăng, đó chỉ là màn kịch mà người bán với người mua cùng diễn để quảng cáo cho nhau sau khi đã đẩy cái giá của Hữu Thắng lên đến một con số không tưởng: 3 tỷ đồng?

(Theo VTC)

 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Trận đấu ngày 5/10/2024 giữa "Bầy Sói" Wolves và "Bầy Ong" Brentford là cuộc đọ sức quan trọng khi cả hai đội đều gặp khó khăn sau khởi đầu không suôn sẻ. Cả Wolves và Brentford đều cần một chiến thắng để thoát khỏi chuỗi trận thất bại, hứa hẹn một cuộc đấu căng thẳng và đầy kịch tính.

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Cuộc đối đầu giữa Wolverhampton (Wolves) và Liverpool vào tối thứ Bảy 28/9 tới hứa hẹn sẽ đầy kịch tính, khi hai đội đang ở hai thái cực trái ngược. Liverpool, với phong độ ấn tượng, tự tin giữ vững vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, Wolves đang gặp khó khăn sau trận thua tại Villa Park, nhưng họ hiểu rằng chiến thắng là điều tối quan trọng để cải thiện thứ hạng. Sân Molineux sẽ là nơi mà “Bầy sói” quyết tâm thể hiện sức mạnh và khát khao giành điểm số. 

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Tháng 9 vừa qua, siêu bão Yagi với sức tàn phá kinh hoàng đã đổ bộ miền Bắc Việt Nam kèm theo theo tình trạng lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sau bão, để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều cộng đồng địa phương. Hướng về đồng bào miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp và mạnh thường quân trên khắp mọi miền đất nước đã và đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão lũ trong những ngày qua.

Xem thêm
top-arrow
X