Ở độ tuổi 22, cách đây 5 năm, lứa Văn Quyến, Như Thành, Tuấn Phong… đã làm nên một chiến thắng kinh thiên động địa trước Hàn Quốc. Ở độ tuổi 22, đêm qua, lứa Thanh Bình, Nhật Nam, Mai Tiến Thành… đã giật cúp vàng Merdeka một cách kiên cường. Khi những cảm tử quân chơi bóng Nếu như phải dùng chỉ một từ để nói về chiến công mà các cầu thủ U.22 VN làm được thì tôi sẽ chọn từ… CẢM TỬ QUÂN. Phải là những "cảm tử quân" thì những đôi chân tuổi 22 mới có thể vượt qua một trận bán kết nghẹt thở, khi mình đã bị dẫn 2 bàn trước. Phải là những "cảm tử quân" thì những đôi chân tuổi 22 mới có thể “sống sót” trong một trận chung kết mà đối phương tra đòn trong suốt 120 phút kinh người. Đêm 25 tháng 10, cái đêm mà những chiếc áo đỏ - màu áo của ĐT U.22 Việt Nam lăn xả, băng mình trong từng pha bóng, cái đêm mà 11 con người gồng mình lên, làm tất cả để thực hiện cho được một nhiệm vụ TỬ THỦ, chắc chắn đó là một đêm sống mãi trong lòng người. Nhìn các cầu thủ tuổi 22 thể hiện mình trong một đêm như thế, tôi chợt nhớ đến một nhận xét của HLV Luis Aragones về ĐT Nga trước trận Tây Ban Nha – Nga tại EURO 2008: “Các cầu thủ Nga kỳ diệu lắm, nhìn họ chơi bóng, người ta có cảm giác là họ sẵn sàng chết vì danh dự tổ quốc mình”. Đêm 25 tháng 10 năm 2008, nếu có mặt trên sân Bukit Jalil để xem các cầu thủ tuổi 22 Việt Nam quyết chiến cùng đội tuyển nước bạn, biết đâu "nhà hiền triết" của Tây Ban Nha Aragones cũng sẽ phải trầm trồ thốt lên như vậy, rằng: “Cầu thủ Việt Nam sẵn sàng chết vì danh dự tổ quốc mình”. Phải nói là lâu lắm rồi, những người làm báo chúng tôi mới được chứng kiến một ĐTVN (dù là tuyển trẻ) chơi bóng bằng đúng phẩm chất kiên cường của con người và dân tộc Việt Nam. Nhớ lại và suy tư Sau khi bay bổng với chiến công mà U.22 Việt Nam làm được, chúng tôi lại chợt nhớ lại một sự kiện cũng từng làm chúng tôi bay bổng như thế. Đó là sự kiện U.23 Việt Nam quật Hàn Quốc 1-0 năm 2003. Hồi ấy, sau một đêm tỉnh giấc, nhận được tin U.23 Việt Nam chiến thắng chúng tôi không tin nổi. Sau một thời gian định thần và xác định 100% đó không phải là tin thất thiệt thì tất cả như đều siêu thoát khỏi hiện thực để bay bổng trong một cơn mơ. Nếu giới báo chí và người hâm mộ mơ một thì các tuyển thủ, những con người làm nên chiến công lịch sử ấy lại mơ mười. Vũ Như Thành kể lại rằng trong suốt chuyến bay dài từ Muscat về Hà Nội, cả đội cố mường tượng xem mình sẽ được đón tiếp như thế nào. Thế rồi khi máy bay hạ cánh, được đối diện với cả một biển trời tôn vinh và ngưỡng mộ thì tất cả đều có cảm giác như mình đang… bay. Nhưng dường như bay cao quá và ảo tưởng về giá trị của mình nhiều quá mà những nhân vật chính trong đội hình chiến thắng ấy sau này đều phải đối diện với một hiện thực đắng cay. Vũ Như Thành “chết” chỉ sau đó vài tháng trong một trận đấu bị tình nghi là bán độ ở JVC Cup. Văn Quyến, Quốc Vượng thoát vụ này, dù cũng trong dạng tình nghi, nhưng 2 năm sau, khi lún vào một vụ bán độ tiếp theo thì đều đã phải đối diện với vành móng ngựa. Bây giờ, nếu đặt ra câu hỏi “còn ai, mất ai?” từ cái đội hình chiến thắng Hàn Quốc năm 2003 thì chắc chắn nhiều người không dám nhìn thẳng vào sự thật. Hoá ra, BĐVN đã từng bay bổng với những đôi cánh mộng tuổi 22, nhưng bay bổng bao nhiêu thì sau này lại xót xa, thất vọng bấy nhiêu. Bây giờ, khi U.22 lập chiến công và bay bổng trên đất Mã, đương nhiên không ai muốn câu chuyện đau lòng kia lặp lại. Muốn vậy, bản thân mỗi đôi cánh tuổi 22 sau một thoáng bay phải biết học cách đi trên mặt đất. Mà đấy phải là cái mặt đất ở Việt Nam, chứ không phải là mặt đất ở Bukit Jalil.Những người hùng trở về Việt Nam Văn Quyến (x), người hùng trong trận cầu lịch sử năm 2003 giờ tàn lụi
Trận đấu lịch sử ấy diễn ra ở xứ Muscat (OMan), và là trận đấu mà qua mô tả của HLV Riedl thì người Hàn ép suốt. Họ chơi nửa sân suốt 90 phút, tạo ra một tá các cơ hội ghi bàn, nhưng cuối cùng lại “chết” bởi một đường phản công mẫu mực với một pha kết thúc mẫu mực của Văn Quyến – “cậu bé vàng”.
(Theo VTC)
Bóng đá Việt Nam và đôi cánh tuổi 22
Thứ Hai 27/10/2008 08:00(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên