Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá và Tiền bạc

Thứ Tư 01/10/2008 16:33(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Có một hiện thực đáng buồn mà ai trong số chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy là bóng đá hiện đại đang bị chi phối mạnh mẽ bởi tiền bạc. Cuộc cách mạng thương mại hóa bóng đá sâu rộng đã kéo theo những tác động tiêu cực đến sự phát triển của môn thể thao vua mà biểu hiện rõ nhất là sự bùng phát khung lương của cầu thủ và sự phân hóa giàu nghèo giữa các CLB ngày càng sâu sắc.

Bài viết tham dự cuộc thi “Nếu bạn là chuyên gia”.

Đỉnh Nguyễn, K49XF, ĐHXD Hà Nội.

Quá trình toàn cầu hóa đang thúc đẩy sự đi lên của kinh tế toàn cầu và ở một khía cạnh nào đó nó đã thúc đẩy bóng đá phát triển bằng cách cung cấp tiền cho các CLB trang bị cơ sở vật chất, chiêu mộ và trả lương cho cầu thủ của họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng tích cực của nó chỉ vươn tới những câu lạc bộ thuộc nhóm đại gia, trái lại, những câu lạc bộ kém tiềm lực đang đi thụt lùi trên con đường cạnh tranh với những đối thủ hùng mạnh của mình. Chẳng hạn như ở Premier League, hai ông lớn là Manchester United và Chelsea trong 4 năm trở lại đã thay nhau vô địch và thật khó hình dung về kịch bản một ngày nào đó chức vô địch lại tuột khỏi tay họ.


Khó hình dung một ngày MU hoặc Chelsea không vô địch giải ngoại hạng

Năm 1992 đã trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử bóng đá Anh, đó là thời điểm giải VĐQG Anh (Football League First Division) được đổi tên thành giải ngoại hạng Anh (Premier League) và kèm theo đó là sự phát triển vượt bậc của nó khi dần trở thành giải VĐQG hấp dẫn nhất thế giới. Kể từ đó, những nhà vô địch của giải đấu này bao gồm Manchester United (10 lần), Arsenal (3 lần), Chelsea (2 lần), và Blackburn Rovers với duy nhất một lần vào năm1995. MU đã giành 10 trong số 16 danh hiệu và các nhà đầu tư đã tranh giành nhau để được đầu tư vào họ. MU trở thành một cỗ máy in tiền khổng lồ bởi giá trị thương mại mà họ mang lại. Đối với Chelsea, trước khi được Roman Abramovich mua lại vào năm 2003, họ mới chỉ có một danh hiệu VĐQG nhưng sau khi được tỉ phú người Nga rót tiền vào TTCN và nhất là với sự có mặt của José Mourinho, họ đã nhanh chóng thâu tóm 6 danh hiệu trong đó có 2 Premier League liên tiếp. Rõ ràng, đồng tiền của Abramovich đã mang lại hiệu quả tích cực lên The Blues.
 


Tham gia

Sự đầu tư của ngân hàng Barclays vào giải ngoại hạng Anh vào năm 2001 dưới hình thức là nhà tài trợ chính đã mang lại cho các đội tham dự rất nhiều tiền nhưng ở khía cạnh ngược lại, nó mang lại ảnh hưởng xấu cho bóng đá xứ sở sương mù. Chấp nhận sự tài trợ của Barclays có nghĩa là người Anh phải chấp nhận gắn tên của giải đấu lớn nhất nước mình với tên của ngân hàng này, điều đó giống như các SVĐ ở Mỹ đều gắn tên với tên của nhà tài trợ như Staples hay Gillette. Vấn đề này rõ ràng là chỉ có ở nước Anh bởi các giải VĐQG lớn lân cận như La Liga, Serie A hay Bundesliga đều giữ nguyên được tên của mình, và cũng với sự xâm lăng của những tỉ phú ngoại quốc, ta thấy rằng tính bản địa đang mai một dần trong nền bóng đá Anh.


Al Fahim (trái) - Ông chủ mới của Man City

Làn sóng đầu tư ồ ạt của các ông trùm tư bản vào bóng đá nói chung và bóng đá Anh nói riêng đã đặt thế giới bóng đá dưới sức ép nặng nề. Những sự kiện kiểu như vụ ADUG bỏ 210 triệu Bảng mua Man City và tuyên bố muốn đưa tất cả các ngôi sao lớn về City of Manchester hay vụ Microsoft của Bill Gates đang nỗ lực mua lại Newcastle United của tỉ phú Mike Ashley… đặt bóng đá thế giới dưới sự ám ảnh về một sự phân cực không thể chống đỡ nổi giữa một bên là những ông chủ giàu sụ với một bên là những kẻ nhược tiểu ngày càng nghèo đi. Các đội bóng muốn có đủ sức cạnh tranh thì buộc phải đầu tư, phải tham gia cuộc chơi, phải vung tiền vào TTCN, phải trở thành người trả giá cao nhất trong các vụ đấu giá cầu thủ.

Và hậu quả của nó là gì? Chưa nói đến cơn ác mộng về sự phá sản hàng loạt, giống như bài học của Fiorentina, sự phá sản nếu có thì cũng ở tương lai rất xa, hậu quả nhãn tiền của cuộc chạy đua là sự bùng nổ về mức lương cầu thủ, nơi mà những kỉ lục liên tục bị dỡ bỏ và thay bằng kỉ lục khác. MU trả cho Ronaldo 120 nghìn Bảng cho 1 tuần phục vụ, Chelsea trả cho Terry 130 nghìn Bảng và sẵn sàng trả 140 nghìn cho Lampard, tuy nhiên chúng đều nằm dưới mức 150 nghìn mà Robinho nhận từ Man City. Nhưng tất cả sẽ chỉ là vặt vãnh nếu Man City mua được Ronaldo, họ sẽ giành cho anh mức lương 250 nghìn Bảng/tuần sau khi chi 135 triệu Bảng để thuyết phục MU nhả ngôi sao lớn nhất của mình.


Chủ tịch UEFA, Michel Platini là người cực lực phản đối
tình trạng này

Để chống lại làn sóng này, mới đây chủ tịch UEFA Michel Platini đặt ra ý tưởng về giới hạn mức lương cho cầu thủ. Nếu như ý tưởng này được triển khai thì một điều luật mới sẽ xuất hiện và hạn chế vấn nạn bùng phát lương như hiện nay, tuy nhiên sẽ rất khó để ý tưởng này được chấp nhận, giống như người ta đã phải chiến đấu kiên trì để luật Bosman được đưa vào vận hành như hiện nay. UEFA vẫn là cơ quan quyền lực nhất quản lí bóng đá châu Âu nhưng lại đặt dưới sự quản lí của Ủy ban châu Âu EU. Do đó, mọi điều luật của UEFA đều phải được EU thông qua và quan trọng là không được mâu thuẫn với luật lao động mà EU ban hành.

Nếu nhìn ra ngoài biên giới nước Anh, 2 giải VĐQG lớn lân cận là La Liga và Serie A cũng bị thống trị bởi một nhóm các CLB hùng mạnh. Ở Tây Ban Nha, Real Madrid và Barcelona thay nhau thống trị La Liga với lần lượt 31 và 18 lần vô địch. Thậm chí từ mùa giải 1984-1985 trở lại đây, trong 24 mùa giải, Real và Barca đăng quang đến 20 lần và chỉ 4 mùa giải chức vô địch rời khỏi tay bộ đôi này. Ở Italia, bộ ba Juventus, Milan và Inter giành scudetto đến 60 lần trong tổng số hơn 100 lần và thật khó để những Lazio hay Roma có thể cạnh tranh với họ, chứ chưa nói đến những kẻ nhược tiểu như Napoli, Genoa...


Tiền đang lên ngôi trong thế giới “túc cầu giáo“

Ngày nay, liệu một đội bóng có thể tiến xa nếu không có một tiềm lực tài chính đủ mạnh để tham gia vào TTCN hay không? Khi không có tiền, họ chỉ có thể hi vọng vào hiệu quả của công tác phát hiện và đào tạo trẻ của mình, nói cách khác là đặt niềm tin vào thứ bóng đá tự cung tự cấp. Theo cách này, AC Parma suýt chút nữa đã lên ngôi ở scudetto mùa giải 1996-97 với đội hình gồm toàn cầu thủ bản địa nhưng rồi cuối cùng phải cay đắng chấp nhận về nhì sau Bà đầm già Juventus của những Zidane, Del Piero… với 2 điểm ít hơn. Với Parma thì cho đến nay, đây vẫn là thành tích tốt nhất ở giải VĐQG của đội bóng này. Một ví dụ minh họa khác sinh động hơn, bài học từ Arsenal của Wenger, sự thất bại của Gunners trong những năm gần đây cho thấy thứ bóng đá tự cung tự cấp đang dãy chết, một hiện thực buồn nhưng không thể chống đỡ.

Trong thứ bóng đá nguyên sơ thuở ban đầu, người ta chơi bóng bằng niềm tin và lòng kiêu hãnh, người ta chiến đấu cho truyền thống và màu cờ sắc áo của câu lạc bộ, của quốc gia mình nhưng ngày nay, những thứ đó không còn quan trọng nữa, người ta chơi bóng vì tiền và cho lợi ích của bản thân mình. Sự trung thành trong bóng đá đã tuyệt chủng từ lâu còn tình yêu trở thành một món hàng xa xỉ. Guy Roux có 44 năm liền làm HLV của AJ Auxerre, hãy thử tưởng tượng, gần một nửa thế kỉ và hơn một nửa đời người, Roux cống hiến và trung thành tuyệt đối với đội bóng của mình bất chấp bao thăng trầm, bao suy-thịnh. Maldini gắn bó với Milan hơn 2 thập kỉ, cả cuộc đời anh dành để phụng sự duy nhất màu áo đỏ đen mặc trên mình. Paul Scholes trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của MU, cũng giống như Maldini, Scholes dành trọn cuộc đời mình cho MU, người ta kể rằng Scholes không có người đại diện, mọi vụ đàm phán đều được trực tiếp thông qua anh và anh thậm chí anh chưa bao giờ suy tính trước khi đặt bút kí vào bản hợp đồng mới…

Những con người như thế nay đâu rồi? Ta có thể tìm thấy họ ở đâu nếu không phải là chỉ trong kí ức, còn hiện tại, ta thấy những gì? Ta thấy Robinho đe dọa BLĐ Real “tăng lương gấp đôi hoặc tôi đi”, ta thấy Ronaldo khoác áo đỏ MU và nói rằng Real là tình yêu lớn nhất cuộc đời mình, ta thấy Van der Vaart từ chối chơi cho Hamburg SV để được chuyển đến Real… Những câu chuyện như thế vẫn nhan nhản trên báo chí và trên truyền hình mỗi ngày còn câu chuyện của Roux, của Maldini hay của Scholes bị lãng quên ở một nơi xa xôi nào đó trong quá khứ.


Còn đâu những cái tên “chung tình” như Giggs hay Scholes?

Bóng đá hiện đại không có chỗ cho những người hoài cổ, người ta phải học cách chấp nhận hiện thực mà nó phô bày ra. Ngày hôm nay, tiền bạc đang chi phối sâu sắc bóng đá, ngày mai nó sẽ chi phối những gì khác nữa và biết bao giờ nỗi ám ảnh này mới chấm dứt.

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X