Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá Thanh Hóa: Sân sau của các đội phía Bắc

Thứ Năm 10/01/2008 18:30(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Với việc Mai Tiến Thành quyết chí chia tay để đầu quân cho V.Ninh Bình, bóng đá xứ Thanh tiếp tục trở thành sân sau của các đội bóng phía Bắc.

Cách đây một thập kỷ, thành phần của hai đội bóng lớn phía Bắc là Công An Hà Nội và Thể Công luôn xuất hiện nhiều cầu thủ xứ Thanh.

Đội bóng ngành Công an có Hoàng Trung Phong, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Ngọc Long, Lưu Thanh Châu, Nguyễn Văn Hùng, Vũ Quang Minh, Vũ Quang Ngọc trong khi đội bóng Quân đội có Nguyễn Văn Học, Triệu Quang Hà, Phạm Như Thuần…

Như Thuần (áo xanh) và Quang Hà (ảnh nhỏ), hai ngôi sao của bóng đá xứ Thanh nổi danh cùng các đội bóng phía bắc

Ngôi sao của bóng đá xứ Thanh Lê Hồng Minh tìm đường đến Đà Nẵng cách đây 3 năm, nhưng mùa này cũng suýt đầu quân cho một đội bóng phía Bắc mới nổi là T&T Hà Nội.

Những năm qua cũng có thêm Nguyễn Đình Quý ở Hòa Phát, Lê Văn Thành ở Vinakansai Ninh Bình; Lê Sĩ Mạnh, Lã Mạnh Tường ở T&T và bây giờ, Mai Tiến Thành đang… dẫy dụa để đến với Vinakansai Ninh Bình. Tại sao vậy?

Vẫn chuyện ''đầu tiên''

Cách đây 5-10 năm, cầu thủ Thanh Hóa ra đi vì bóng đá tỉnh này không có ý định làm ăn lớn, trụ hạng vẫn là chỉ tiêu số một. Khi mà kinh phí đổ vào các môn thể thao cá nhân có thể mang về huy chương (bơi lội, các môn võ, điền kinh) thì bóng đá chỉ được đầu tư nhỏ giọt, tương lai của cầu thủ rất mù mịt.

Khi bóng đá Thanh Hóa quyết định lên chuyên thì lại mắc phải một khó khăn khác: Kinh phí.

Thanh Hóa là tỉnh nghèo, chính những người lãnh đạo bóng đá tỉnh này thường phân bua với các nhà báo là vậy, nên kinh phí thuộc hàng yếu kém là chuyện chẳng có gì lạ: nhà tài trợ Halida – 2,5 tỉ đồng/ năm, kinh phí của tỉnh 8,5 tỉ đồng/ năm.

Lương cầu thủ Thanh Hoá thấp nhất trong 14 đội dự giải VĐQG. Tiền thưởng thấp, đã không ''đến hẹn là lĩnh'' mà còn thường xuyên khất nợ, nợ trường kỳ rồi cực chẳng đã, khi phải trả thì lại… xén bớt như tiền thưởng giải VĐQG 2007 là ví dụ điển hình.

Trong tình hình ấy, cầu thủ dù rất yêu quê hương nhưng tiếng gọi của đồng tiền vẫn làm họ chao đảo. Những lời chào mời với những hứa hẹn thu nhập lớn từ các đội bóng Thủ đô như HP.HN, HN.ACB khiến họ không thể để ngoài tai.

Năm 2007, những cái tên như Mai Tiến Thành đã được Hoà Phát đặt vấn đề nhưng chỉ vì chưa hết hợp đồng nên cả 2 bên đành chịu.

Nay lại thêm 2  ''đại gia'' là T&T, Vinakansai Ninh Bình chào mời, ve vãn với những cái mồi lớn, số cầu thủ muốn ra đi càng nhiều, nếu hợp đồng với cầu thủ đã hết thì chắc chắn H.Thanh Hóa sẽ rỗng ruột.

Mai Tiến Thành quyết chí ra đi khi lo ngại đến tương lai của mình

Tình hình tài chính của đội bóng tỉnh Thanh trong vài ba năm tới không có gì sáng sủa, nghĩa là 11 tỉ đồng/năm (tài trợ và kinh phí tỉnh) đã đụng trần rồi.

Trong tình trạng đó, lương-thưởng chắc chắn không tăng, chuyện nợ nần vẫn cứ là chuyện thường ngày, việc các cầu thủ hết hợp đồng hưởng ứng… lời kêu gọi của các ''đại gia'' là chuyện không có gì lạ.

Đa phần các cầu thủ Thanh Hoá đều xuất thân từ gia đình nghèo. Hầu hết họ là học sinh nông thôn và các vùng bán sơn địa, bóng đá là chiếc cần câu cơm không chỉ cho cầu thủ mà cho cả gia đình. Chính vì thế, tình yêu quê hương cũng chỉ ở mức độ, đưa gia đình ra khỏi tình trạng khó khăn còn quan trọng hơn. Họ sẽ ra đi vì lý do này.

Nhất cự ly

Một lý do khác. Ninh Bình, Hà Nội quá gần gũi, giao thông quá thuận lợi so với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào, chỉ cần được nghỉ 2 ngày là họ có thể sum họp với gia đình (như HLV Trần Văn Phúc -quê Hải Phòng- chọn Thanh Hoá vậy). Đi ''làm ăn'' tại Ninh Bình (cách Thanh Hoá 60 km), Hà Nội (cách Thanh Hoá 153 km) chẳng khác mấy làm ăn ở Thanh Hoá.

Các tỉnh thành phía Bắc hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện để cầu thủ Thanh Hóa thanh thản ra đi. Đây là lý do để dòng cầu thủ Thanh Hoá hết hợp đồng đến với Vinakansai Ninh Bình, T&T Hà Nội, HP.HN, HN.ACB, thậm chí cả Xi măng Hải Phòng.

Thanh Hoá sẽ trở thành cái ''sân sau'' của bóng đá phía Bắc. Họ không thể giữ được cầu thủ khi hết hợp đồng vì lý do bất khả kháng nói trên.

Đang từ một cầu thủ lương từ 7-10 triệu đồng/tháng bỗng nhiên được lương 15 triệu đồng/tháng kèm tiền lót tay xấp xỉ (hoặc hơn) 1 tỉ đồng, chỉ có người ''trên trời'' mới bỏ qua cơ hội thoát nghèo cho gia đình.

Việc trở thành sân sau thì chắc chắn các nhà lãnh đạo bóng đá Thanh Hóa chẳng ai muốn nhưng họ sẽ bất lực nhìn các cầu thủ ra đi ''cho khỏi lạc đàn''. Mà như thế, muôn năm bóng đá Thanh Hóa cũng không mạnh hơn bây giờ vì cầu thủ cứ hết hợp đồng (23 tuổi – hết hợp đồng đào tạo) - thời điểm họ ''chín'' là họ ra đi.

Đây hoàn toàn không phải chuyện suy luận theo kiểu cầm đèn chạy trước ô tô. Khi nói bóng đá chuyên nghiệp là nói đến chuyện tiền, đến chuyện cầu thủ thu nhập cao, rất cao thì ở một… vùng trũng về thu nhập vươn đến vùng cao là chuyện tất nhiên và như thế mới là chuyên nghiệp.

Vẫn được hành nghề với điều kiện tốt, tư tưởng thoải mái, các điều cấn cá đều được thỏa mãn, tại sao cầu thủ không ra đi?

(Theo VTC)

Có thể bạn quan tâm

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Hành trình khẳng định mình trên thị trường sim số đẹp của Trần Thu Hiền

Trong một thị trường sim số đẹp cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để một cá nhân có thể tạo dựng được thương hiệu riêng và khẳng định vị thế của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người kinh doanh sim số đẹp, đặc biệt là những người mới bắt đầu, luôn trăn trở. Và câu trả lời có thể đến từ chính hành trình khởi nghiệp đầy thú vị của chị Trần Thu Hiền.

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Xem thêm
top-arrow
X