(Bongda24h) - Hình ảnh dòng sông Đông trong tác phẩm “Sông Đông êm đềm” của đại văn hào Solokhov được nhiều người biết đến. Nhưng để nói một nền bóng đá trên quê hương tác gia lớn này- như một cuốn tiểu thuyết phản ánh tính mâu thuẫn của thời đại - bóng đá Nga đã bao hàm một khối mâu thuẫn nội tại của mình thông qua những kết quả trên các Cúp Châu Âu.
Một hình ảnh - hai kết cục
Bóng đá Nga, nền bóng đá lớn nhất sau thời hậu Xô Viết, đầy vinh quang và rực rỡ với những tên tuổi vang danh trên toàn thế giới. Nhưng bóng đá Nga chỉ là… bóng đá Nga, nó thu hẹp lại sự chọn lựa về tài năng cũng như đức độ của các cầu thủ khi biên giới bị phân tách. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá bị thay đổi trong xu thế toàn cầu hóa khiến nền bóng đá này “biến chất” không còn như xưa. Bóng đá Đông Âu (mà ngọn cờ đầu là Nga) cần có một cú hích rất lớn để thay đổi. Và cú hích đó tạo ra một mâu thuẫn mới để các nhà làm bóng đá nước này suy nghĩ đến… đau đầu.
Người Nga hân hoan với thành công “trời cho“ |
Sở dĩ tôi dài dòng như thế là để chỉ ra một thực trạng kỳ lạ mà chỉ có người Nga mới có. ĐT Nga dưới sự dẫn dắt của “phù thủy” Hiddink đã lách qua khe cửa hẹp để góp mặt ở EURO 2008. May mắn? Vâng, cực kỳ may mắn nữa là khác! Họ tự “vứt” chiếc vé trên đất Israel bằng một thất bại khó hiểu để rồi “người bạn Ban-căng” Croatia phải làm một nghĩa cử đẹp là giật tấm vé ấy từ Wembley trong cái đêm mà các cầu thủ khách chơi như… lên đồng. Nhưng không có sự may mắn nào từ trên trời rơi xuống cả. Nếu như không có sự nỗi lực trên sân Luzinski vơi bốn phút điên rồ đập tạn ảo tưởng của người Anh thì chăc chắn nước Nga chỉ có thể chiêm ngưỡng EURO 2008 qua… tivi. Thế đấy, chẳng có cái gì là tuyệt đối cả.
Và một hình ảnh khác, mang tính tương phản cao mà các thầy giáo dạy logic học có thể đem ra làm ví dụ. CSKA Moscow (tôi rất bực mình đội bóng này, thành thực xin lỗi những ai là CĐV của họ) là một ví dụ như thế. Trong khi ĐT Nga lách khe cửa hẹp bằng vô số nỗ lực trước đó thì đội bóng thủ đô của họ lại mang một bộ mặt thảm hại nơi đấu trường Champions League. Thật nhục nhã nếu biết rằng năm trận gần đây, CSKA chỉ kiếm được có bốn điểm trên sân nhà tại các Cúp Châu Âu. Quá ít cho những tham vọng đi xa và quá nhiều cho những thất vọng trong lòng thủ đô, và cả nước Nga nữa.
Một hình ảnh Nga với hai kết cục, mâu thuẫn là tất yếu!
Đâu là nguyên do?
CSKA Moscow chỉ mang lại nỗi buồn |
Nước Anh đã phải ngậm ngùi: “Xin đừng khóc cho tôi!” ở cấp độ đội tuyển thì các đại diện của họ vẫn phăm phăm tiến bước tại Champions League như M.U, Arsenal và
Lòng tự tôn dân tộc và ý thức tự nhiên về điều đó của người Nga là cực kỳ sâu sắc (không tin bạn cứ đi hỏi bất kỳ ai học tập tại nước Nga, không chỉ quá khứ mà cả hiện tại). Màu áo trắng và lối chơi bóng ngắn đầy tính biểu diễn đã ngấm sâu vào máu mỗi công dân thời hậu Xô Viết, tình yêu mà, khó bỏ lắm. Nhưng đừng mong điều đó có được đối với Carvalho, Dudu hay Vagner Love (đều của CSKA Moscow), họ đến xứ bạch dương để kiếm tiền bằng nghề bóng đá và quả thật là họ cũng đóng góp khá nhiều cho cách chơi bóng của đội bóng thủ đô. Nhưng như thế e là chưa đủ để các CLB Nga thay đổi hình ảnh bạc nhược của mình.
Quay lại với cái đội bóng làm người Nga xấu hổ (người viết vẫn cho là thế). Họ có những cái tên rất Russian (mang tính chất Nga) như Yuri Zhirkov, Yevgeni Aldonin, Alexei Berezoutski, Vassili Berezoutski đầy triển vọng và tài năng để kỳ vọng đấy thôi. Khốn khổ thay, trong những trận cầu mang tính khác biệt văn hoá bóng đá, tất cả họ quá trẻ để có thể tích hợp và hoá giải lối chơi của đối phương. Họ chơi trên chân Fenerbache nhưng để đội bóng này giật một điểm ngay phút cuối. Họ đá ngang ngửa Inter nếu không muốn nói là trội hơn tí chút để rồi vẫn thua trận. Họ “hành hạ” PSV bằng thế trận tấn công rất ghê gớm để rồi nhận lấy bàn thua từ một tình huống phản công đơn giản. Những kết quả tồi tệ đó có phần nào do tâm lý chủ quan nhưng xét theo bản chất của người Nga, vẫn còn một lý do khác: họ kém thực dụng!
Than ôi, nước Nga tôi biết đâu rồi?
Hiddink: Người ta sắp đá đít ông rồi đấy! |
Nếu như dòng chảy của sông Đông nghiêng về sự hiền hoà trong chiến thắng, trong sự ve vuốt của thành quả “vượt mặt” người Anh để đến Áo và Thuỵ Sỹ tìm kiếm hy vọng thì bờ bên kia, bão tố dành cho các CLB Nga mà CSKA là một ví dụ tiêu biểu. Có thể thời gian sẽ là phương thuốc hữu hiệu để làm các cầu thủ Nga ở các CLB trưởng thành hơn, dày dạn hơn để thay đổi bộ mặt bạc nhược của mình trong tương lai. Nhưng cái nguy hiểm nhất là tâm lý vui mừng của cả một nền bóng đá sau khi làm được điều kỳ diệu (vào VCK EURO 2008) cũng chẳng khác gì con dao hai lưỡi. Sự bay bỗng ấy có thể làm họ mất phương hướng và quên mất mình đang ở đâu trên toàn bộ các phương diện.
LĐBĐ Nga chẳng thay đổi tí nào cả. Hiddink là “món quà” của Abramovic cho nước Nga nhưng vị tỷ phú trẻ kia còn rắc rối với pháp luật quê hương nên “món quà” ấy thật ra chỉ là một đòn mị dân hay “hối lộ” tinh vi mà thôi. Và khi lọt vào VCK EURO theo cái cách đi “cửa hậu”, cái Liên đoàn dở hơi ấy định… đá đít vị HLV Hà Lan nhiều công trạng kia. Thật hết biết!
Và cứ như thế, tin tôi đi, hình ảnh nền bóng đá Nga như con sông Đông đang chia đôi dòng chảy sẽ còn kéo dài. May ra, một thất bại thảm hại tại vòng loại WorldCup 2010 hoặc chính EURO 2008 sẽ khiến họ nhận thức lại. Nhưng cũng còn lâu lắm cho một sự thay đổi lớn. Nếu thế thì người viết và những ai yêu nền bóng đá này chỉ còn cách than thở: Than ôi, nước Nga tôi biết đâu rồi?
- Như Nga