Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

3 chọn 1 - và những câu chuyện của “bảng tử thần”?

Thứ Ba 17/06/2008 09:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Trên chuyến tàu tốc hành hơn 90 phút đến với ga… tứ kết đêm 17/6 tới đây. Mặc dù “toa” C chỉ còn duy nhất một chỗ trống, nhưng có vẻ như tại hai gian “nhà chờ” Letzigrund và Stade de Suisse, hành khách muốn đi không chỉ có một người?…

Bài dự thi: “Nếu bạn là chuyên gia”

Nguyễn Văn Trung, Số 42/171 Nguyễn Ngọc Vũ - Cầu Giấy - Hà Nội.

Được cho là bảng đấu tử thần với sự góp mặt của Pháp, Ý, Hà Lan và Romania nhưng những gì đã diễn ra ở bảng C cho đến lúc này chưa thực sự nói lên được hết điều đó. Khi mà Hà Lan bỗng nhiên tỏ ra quá “vượt trội” và Romania lại thể hiện được sự “quật cường” thì cục diện của bảng tử thần theo đó cũng sẽ phải… rút xuống còn ba đội. Việc Hà Lan sớm giành ngôi đầu bảng với một lối chơi rất thuyết phục đã khiến nhiều người phải bất ngờ, tuy nhiên còn bất ngờ hơn khi Pháp và Italia - hai nhà á quân và vô địch thế giới lại bỗng thể hiện sự sa sút và kém cỏi đến khó hiểu. Chính điều đó đã góp phần làm cho những nhận định ban đầu về việc tranh chấp hai chiếc vé vào tứ kết chỉ là “chuyện nội bộ” của “ba ông lớn” đã bị… đảo lộn hoàn toàn chỉ sau 2 vòng đấu. Nếu trước giờ bóng lăn, ai đó dám nói điều này có lẽ sẽ bị cho là… gàn dở. Nhưng sự thật thì vào lúc này đây, điều gàn dở lại đang rất… thực tế!


Hà Lan phá bảng tử thần bằng một phong độ tuyệt vời!

Câu chuyện thứ nhất: Gaulois - Nếu còn có… ngày mai?

Tiêu đề cuốn tiểu thuyết đang rất ăn khách ở Việt Nam của nhà văn Mỹ - Sidney Sheldon có vẻ như đang “vận” vào đội tuyển Pháp. Hai trận đấu đầu tiên của đội bóng áo Lam ở vòng bảng là sự thể hiện nhạt nhoà đúng như nhiều người đã nghi ngại trước giờ bóng lăn. Bởi trước đó giới chuyên môn cũng như người hâm mộ đã đặt ra rất nhiều câu hỏi thắc mắc về lịch thi đấu giao hữu dày đặc đến không ngờ của đội tuyển Pháp. Chỉ trong vòng một tuần trước giờ G, Pháp đã phải vắt sức để tiếp đến 3 đối thủ có lối đá khó chịu đến từ Nam Mỹ là Ecuador (28/5), Paraguay (1/6) và Colombia (5/6). Trong khi đó, đội bóng cùng bảng là Hà Lan cũng có lịch thi đấu 3 trận nhưng nhẹ nhàng trước Ukraina, Đan Mạch, Xứ Wales và đã kết thúc sớm từ ngày 2/6. Lý giải cho điều đó, HLV của Les Bleus, Raymond Domenech chỉ nói ngắn gọn là muốn để cho các cầu thủ làm quen với các đội bóng có lối đá kỹ thuật cũng như quyết định lần chót xem nên “giữ ai - loại ai”? Đây là quyết định không phải không có lý nhưng rõ ràng nó sẽ hoàn hảo nếu được thực hiện sớm hơn hoặc ít đi. Trước một trận đánh lớn, việc để cho các cầu thủ vốn đã mệt mỏi sau một mùa giải khắc nghiệt ở câu lạc bộ phải thi đấu liên tục sẽ là một sai lầm. Cho dù là vì mục đích nào đi chăng nữa thì rõ ràng đó cũng là hạ sách “cầm dao hai lưỡi” mà hiệu ứng của nó đã chẳng làm Pháp phải… “đứt tay” đó thôi? 

Đoán đội vô địch, trúng thưởng lớn
 
EU [Tên đội] gửi 8581

Ví dụ: EU DUC gửi 8581
Thông tin chi tiết, xem tại đây


Nhìn Pháp chơi hai trận vừa qua, chẳng ai nhận bóng dáng của nhà Á quân Worrld Cup 2006 ngày nào dù có lẽ chỉ duy nhạc trưởng Zidane là vắng mặt so với đội hình hai năm về trước. Họ chậm chạp, già nua cho dù cũng đã có những cách tân, những trẻ hoá không ít; họ lờ đờ, vật vờ cho dù vẫn được xem là những cầu thủ lớn, những ngôi sao; họ rời rạc, thiếu gắn kết dù không phải chỉ mới được chơi cùng nhau lần đầu… Để lý giải điều này, có lẽ chỉ có thể biện dẫn ra một số nguyên nhân quan trọng: trước tiên phải nói đến là sự cách tân nửa vời, không dứt khoát của Domenech với đội tuyển Pháp; thứ hai là việc sắp xếp, bố trí lịch thi đấu giao hữu không tốt, làm ảnh hưởng nhiều đến thể lực, khả năng tích luỹ năng lượng cũng như dẫn đến những chấn thương không đáng có của các cầu thủ; thứ ba là các liệu pháp về tâm lý cũng như chiến thuật thi đấu cho cầu thủ chưa được chuẩn bị chu đáo mà hệ quả của nó là đội tuyển Pháp tỏ ra xao động và không định hình được lối chơi khi thiếu vắng hai nhân vật quan trọng là Viera và Henry; thứ tư là bản chất bảo thủ, quá cẩn trọng của Domenech khiến đội tuyển Pháp thiếu đi luồng gió mới, khiến nhiều tài năng trẻ không được trao cơ hội để thể hiện mình. Ông muốn có những Zidane, Viera, Henry, Thuram…- những cá nhân kiệt xuất trong đội hình nhưng lại không muốn cho lớp trẻ cơ hội để trao dồi - cọ xát, thử hỏi lấy đâu ra???



Domenech (trái) - Hãy dũng cảm lên!


Hai trận đầu tiên đã trôi qua và Pháp vẫn còn cơ hội để có thể vượt qua vòng bảng cho dù cơ hội đó là không nhiều. Tuy nhiên, với những gì đã thể hiện, chẳng mấy ai tin và muốn họ vào tiếp vòng sau bởi chiếc vé đó sẽ xứng đáng hơn nếu được trao cho một Romania đang rất “khát khao” hay một Italia cũng đã có những nét tươi mới. VCK Euro năm nay chắc chắn sẽ là một giải đấu buồn cho đội tuyển Pháp, hãy cứ tin là như thế. Ngay cả những người Pháp lạc quan nhất có lẽ cũng đã muốn nghĩ đến một “khúc cua” cho bước ngoặt chuyển mình của đội bóng con cưng. Bởi họ biết, không phải ngẫu nhiên mà có được mọi điều. Vì thế, để có được một thế hệ bóng đá Pháp tài năng ngày mai thì ngay ngày hôm nay, phải biết chấp nhận hy sinh và biết dũng cảm trao cơ hội!…

Câu chuyện thứ hai: Azzurri - Edmon là người… Ý?

Những thể hiện của đội bóng áo thiên thanh trong hai trận đấu đầu tiên ở vòng bảng không khỏi khiến ta liên tưởng đến nhân vật Edmon Dantes trong thiên tiểu thuyết nổi tiếng “Bá tước Monte Cristo” của đại văn hào Pháp - Alexandre Dumas. Từ cái cách mà “Edmon Azzurri” rơi xuống “ngục sâu” của thất vọng với trận thua tan tác 0-3 trước Hà Lan, đến cái cách mà “ông” gượng dậy sống tiếp cuộc sống ngục tù để nuôi hy vọng với trận hoà 1-1 trước Rumania. Những người yêu mến Azzurri đang rất mong “ông” tiếp tục thể hiện tinh thần đó, giữ vững khát vọng để có thể với một chút may mắn sẽ “vượt ngục” thành công, tìm ra “đảo vàng” của cảm hứng và trở về trong vinh quang với danh hiệu “Bá tước Euro”…



Bá tước Euro - Hy vọng mong manh?


Nhìn lại chặng đường đã qua, những gì đã xãy ra với Azzurri rõ ràng là sự đáng trách của bản thân người Ý. Quá ngây thơ và ngờ nghệch, họ như không còn là chính mình, không còn là nhà đương kim vô địch thế giới gan lì, lọc lõi hai năm về trước nữa. Edmon Azzurri đã bị lừa vào “nhà tù của ảo ảnh” bởi cái mác vô địch thế giới, bởi sự cả tin về những lời ngợi ca, chúc tụng của những người xung quanh… Vì thế trong trận gặp Hà Lan, sự chắc chắn, gan lì và tinh ranh ngày nào từng giúp họ xưng vương nay dường như đã bị “đánh thó”, và cùng với sự thăng hoa của đối thủ, nó đã khiến kết cục 0-3 như một tất yếu xãy ra. Edmon Azzurri đã gục ngã trong “nhà tù” thực tế! Nhưng cần một kết quả như vậy, một kết quả có thể giúp những nhà vô địch thế giới hai năm về trước “tỉnh” lại và “ngộ” ra được bây giờ mình đang ở đâu? Những ảo tưởng vinh quang sẽ dễ dàng dành được khi đã từng một lần có sẽ không bao giờ xảy ra. Vinh quang có được là do sự hội tụ của sức mạnh cá nhân, sức mạnh tập thể, sự đồng lòng, mồ hôi và cả sự may mắn nữa chứ chẳng phải đơn thuần muốn là được. Nếu cứ mãi sống trong mơ mộng thì những gì dành được cũng chỉ ở trong mơ mà thôi, Azzurri à!...

aAzzurri biết điều đó, Donadoni biết điều đó, và những cầu thủ Ý cũng biết được điều đó. Vì thế, họ đã chơi bóng như không còn gì để mất khi gặp Rumania ở lượt trận thứ hai. Nhưng biết được điều đó không có nghĩa là một sớm một chiều đã có thể khắc phục được! Trong trận đấu đó, Azzurri tấn công phủ đầu, tấn công liên tục… liên tục… gần như trong cả trận nhưng những cố gắng của họ chỉ dừng lại ở mức cơ hội. Rõ ràng tinh thần cầu thủ đã lên rất cao, cao hơn nhiều so với trận đấu đầu tiên, nhưng vẫn là chưa đủ. Họ cố gắng, họ nỗ lực, họ quyết tâm nhưng vẫn chưa thể hiện được sự gắn kết của một thể thống nhất 11 con người như Hà Lan đã làm và do đó chưa thể đục thủng được “bức tường ngục tù” về tỷ số. Vì sao??? Bởi họ có quyết tâm nhưng quyết tâm quá cao đã khiến lu mờ đi lí trí, thiếu sự tỉnh táo, thiếu cảm xúc trong từng pha bóng, thiếu đi sự lạnh lùng ở những pha dứt điểm… nên họ vẫn chưa thể hòa vào là một, chưa thể “phá ngục” thành công! “Bức tường ngục tù” mà Romania xây lên vì thế vẫn chưa thể bị khoan thủng chỉ nhờ vào “lực”. Đến lúc này, “Edmon Azzurri” thực sự cần đến “trí” của nhà bác học người Ý - “linh mục Faria Donadoni”, một người thầy “cùng hội cùng nhà… tù”…

Câu chuyện của đại văn hào Alexander Dumas đã viết xong từ lâu với một kết cục có hậu: Edmon đã trở về với danh vị “Bá tước Monte Cristo” trước khi trả lại cho những kẻ đã ám hại ông những gì đáng phải nhận. Còn câu chuyện của hơn 60 triệu “văn hào” Italia thì vẫn còn đang viết dở... Và liệu cái kết cục có hậu đó có một lần nữa xãy ra hay không, liệu “Edmon Azzurri” có trở thành “Bá trước Euro” trước khi trả lại cho “kẻ ám hại” - Hà Lan những gì đáng phải nhận hay không? Đang mong lắm một câu trả lời?…

Câu chuyện thứ ba: Romania - Cuộc sống tươi đẹp?

“Life is beautiful” là tên một bộ phim nổi tiếng lấy bối cảnh trong nhà tù phát xít những năm 30-40 ở Italia. Và tại VCK Euro 2008 cũng đang trình chiếu một bộ phim mang tên “cuộc sống tươi đẹp”. Nhưng lần này, đạo diễn, nhân vật chính và ngay cả những người xem, rất có thể sẽ không phải là người Ý? Và bối cảnh cũng sẽ không phải ở trại giam Đức quốc xã ngày nào! Đạo diễn Piturca cùng các học trò của ông - những diễn viên chính tài ba trong bối cảnh… phải rơi vào bảng tử thần, đang rất muốn “diễn” lại tuyệt tác đó như một món quà gửi đến những người hâm mộ quê nhà, những người đáng được hưởng niềm vui bởi đã đặt niềm tin vào họ.



Romania - Ngựa ô… về đích?


Xuất phát từ vị thế của một “chú ngựa ô” ở vòng đấu loại, nhưng Romania lại đến VCK Euro lần này với cái nhìn đầy thương cảm của giới mộ điệu khi họ vô tình rơi vào bảng đấu có quá nhiều “cạm bẫy”, những cạm bẫy mà khi nhắc đến ai cũng phải lắc đầu, lè lưỡi bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nó. Tuy nhiên, như HLV Piturca đã tuyên bố trước giờ bóng lăn rằng ông cùng các học trò đến với VCK Euro 2008 không phải để dạo chơi, và sẽ hoàn toàn không mang theo tâm lý là đội bóng lót đường. Và sự thật là cho đến thời điểm này, những gì đang diễn ra đã chứng minh cho mọi người thấy rằng ông không hề khoác lác hay đùa cợt, cũng không hề “lên gân” cho các cầu thủ. Tất cả những dự định đó chỉ được phát biểu ra sau những toan tính rất kỹ lưỡng và có cơ sở của Piturca. Cầm hoà một cách xuất sắc hai trận đấu đầu tiên với Pháp và Italia đã khiến cho cơ hội đi tiếp của Piturca cùng các học trò trở nên “sáng” hơn bao giờ hết. May mắn hơn nữa khi ở vòng đấu cuối, Romania chỉ phải gặp một Hà Lan không còn nhiều quyết tâm khi đã chắc ngôi đầu bảng.

Tuy nhiên, điều may mắn mà Romania có được nếu nhìn nhận khách quan qua những gì đã thể hiện ở vòng bảng, có thể nói nó không hoàn toàn là ngẫu nhiên. Biết rằng trong tay Domenech và Donadoni đang sở hữu những cầu thủ có chất lượng rất cao và đồng đều, và với những gì hiện đang có, Piturca cũng hiểu nếu để Romania chơi đôi công với họ, không chóng thì chày đội bóng của ông cũng sẽ thảm bại. Vì thế kế hoạch mà Piturca vạch ra cho các cầu thủ Romania ở vòng bảng Euro lần này là rất rõ ràng, cụ thể và hợp lý: Bằng mọi cách phải đạt mục tiêu cầm hoà được ít nhất một trong hai trận đấu đầu tiên với Pháp và Italia để rồi sau đó “sống mái” với Hà Lan (đã 2 lần bại dưới tay Romania ở vòng loại) ở lượt trận cuối cùng. Nếu có thêm một chút may mắn, đây có thể xem là mục tiêu khả dĩ nhất để Romania hy vọng về vị trí thứ hai ở bảng đấu này, đồng nghĩa với một suất vào tứ kết???



Cuộc sống luôn tươi đẹp!


Và những gì diễn ra trên sân thực sự đã làm bất ngờ nhiều người, trong đó có… Piturca. Bởi ngay cả ông cũng không thể tin được rằng các học trò của mình lại có thể chơi hay đến thế trong hai trận đấu đó: họ đã chơi một lối chơi chặt chẽ về đội hình, mạnh mẽ trong từng pha tranh chấp, tự tin với những bài phối hợp, những pha dứt điểm và tuân thủ một cách triệt để đến nghiêm ngặt những đấu pháp đã được ông đề ra! Vì thế, họ đưa hết người Pháp rồi lại đến người Ý chìm trong những loay hoay, những bế tắc, những lo lắng và cuối cùng là những thất vọng vô bờ… Nhưng nếu khách quan hơn thì khi kết thúc hai lượt trận đầu tiên, không phải ai khác mà chính Piturca cùng các học trò mới là những người phải… thất vọng bởi họ đã có thể làm được nhiều hơn thế, bởi nếu Mutu thành công trên chấm 11m trong trận gặp Italia thì có lẽ họ đã… mở Champagne ăn mừng! Tuy nhiên, những gì mà đội tuyển Romania đã làm được cũng rất xứng đáng để nhận được những lời chúc mừng và ngợi khen!

“Cuộc đời vẫn tươi đẹp khi ta biết sống, biết hy vọng và vươn lên giành chiến thắng” - Dù “bộ phim” Euro 2008 vẫn chưa kết thúc nhưng có lẽ Piturca cùng các học trò của ông đã làm được điều đó rồi?

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger - Bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United

Tiger® Beer - thương hiệu bia cao cấp hàng đầu thế giới vừa trở thành bia chính thức của Câu lạc bộ Bóng đá Manchester United. Đây là sự kết hợp giữa thương hiệu bia bản lĩnh rạng danh trên toàn thế giới và một trong những câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng và thành công nhất trên toàn cầu, nhằm nâng tầm trải nghiệm và tăng cường gắn kết cho người hâm mộ khắp thế giới.

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Gary O'Neil trước áp lực mùa giải: Những bước đi cần thiết để giành sự sống còn

Trong tháng 9/2024, Wolverhampton Wanderers (Wolves) đã phải đối mặt với nhiều thử thách lớn tại Premier League. Mặc dù không đạt được những kết quả tốt nhất, đội vẫn có những màn trình diễn đáng chú ý từ các cầu thủ chủ chốt.

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Wolves và Brentford cùng khát điểm: Trận đấu căng thẳng ngày 5/10

Trận đấu ngày 5/10/2024 giữa "Bầy Sói" Wolves và "Bầy Ong" Brentford là cuộc đọ sức quan trọng khi cả hai đội đều gặp khó khăn sau khởi đầu không suôn sẻ. Cả Wolves và Brentford đều cần một chiến thắng để thoát khỏi chuỗi trận thất bại, hứa hẹn một cuộc đấu căng thẳng và đầy kịch tính.

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Wolves đối đầu Liverpool: Khát khao điểm số tại Molineux

Cuộc đối đầu giữa Wolverhampton (Wolves) và Liverpool vào tối thứ Bảy 28/9 tới hứa hẹn sẽ đầy kịch tính, khi hai đội đang ở hai thái cực trái ngược. Liverpool, với phong độ ấn tượng, tự tin giữ vững vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, Wolves đang gặp khó khăn sau trận thua tại Villa Park, nhưng họ hiểu rằng chiến thắng là điều tối quan trọng để cải thiện thứ hạng. Sân Molineux sẽ là nơi mà “Bầy sói” quyết tâm thể hiện sức mạnh và khát khao giành điểm số. 

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Bia Việt đóng góp 3,5 tỷ đồng nhằm chung tay cùng đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ

Tháng 9 vừa qua, siêu bão Yagi với sức tàn phá kinh hoàng đã đổ bộ miền Bắc Việt Nam kèm theo theo tình trạng lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sau bão, để lại những hậu quả nặng nề cho nhiều cộng đồng địa phương. Hướng về đồng bào miền Bắc, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp và mạnh thường quân trên khắp mọi miền đất nước đã và đang quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do bão lũ trong những ngày qua.

Xem thêm
top-arrow
X