Theo quy luật, có cầu ắt có cung, nhưng “Premier League thời của gái” không đơn giản thế. Anh không “cầu”, nhưng anh vẫn dính vào “gái” như thường, bởi kỹ nghệ săn “sao” của “gái” đã đạt đến mức thượng thừa.
>>> Premier League thời của .... "gái" (Kỳ 1)
“Gái” không phải là “điếm”?
Xin vô phép được trích một khái niệm: “Bất cứ người phụ nữ nào phục vụ đàn ông thỏa mãn nhu cầu tình dục ngoài hôn nhân để kiếm tiền hoặc những lợi ích vật chất khác thì được gọi là gái mại dâm, gái làm tiền, làm đĩ hay gái điếm”. Tuy nhiên, những cô nàng như Jenny Thompson, Helen Wood hay Lauren Veveers không bao giờ nhận mình là gái điếm, mà tự phong mình ngang hàng với WAGs bằng một danh từ mới gọi là “WAGs-hunt”, hiểu nôm na là “gái săn”.
Cũng đúng, vì “gái săn” khác với những “gái” tầm thường khác ở chỗ, họ chỉ tiếp các cầu thủ hám của lạ ở Premier League. Còn mấy anh nhiều tiền, ít danh tiếng thì… xin lỗi, đi nhà thổ mà chơi. Jenny Thompson từng lý giải, cô và “đồng nghiệp” như Helen Wood không cần nhiều khách, cả tháng có khi chỉ “săn” được 1 “sao”. Thế nhưng, chỉ cần “1 cuốc” ấy thôi cũng đủ tiền để ăn chơi nhảy múa dài dài. Chuyện! Vì khách hàng của những cô ả này là sao Premier League chứ có phải những “tay chơi nửa mùa” đâu.Jenny Thompson - gái gọi của Rooney
Mặt khác, khi “gái” chán “săn”, “gái” chỉ cần gõ cửa tòa soạn nào đó ở Anh bán thông tin về câu chuyện “tình một đêm” của mình với “sao” là có thể trở thành triệu phú như Jenny Thompson trong vụ Wayne Rooney, thậm chí nổi tiếng như một ngôi sao truyền hình, mà hình ảnh cô nàng Lauren Veveers xuất hiện hoành tráng trên chương trình Chiambretti Night là một minh chứng. Quả thật, khi ấy đố anh nào dám gọi Lauren là “điếm”? Đơn giản, cô ta đang đắt sô như một ngôi sao.
“Điếm canh sao”
Premier League những ngày không thi đấu, “gái” thường tụ tập ở các hộp đêm nổi tiếng như Circle, Pure (Manchester), Funky Buddha, China White, Jet Black (London)… để “săn sao” mà những tay chơi lọc lõi như Ashley Cole, John Terry, Jermain Defoe, Rio Ferdinand hay Wayne Rooney gọi những tụ điểm đó bằng thuật ngữ “chuyên môn” là “điếm canh sao”.
Còn những ngày cuối tuần, “gái” tấp nập kéo về các khách sạn nơi các đội bóng Premier League đóng quân và cứ lượn lờ ở đó hoặc thuê hẳn 1 phòng để… chào hàng.
“Gái” trong những trang phục bốc lửa hơn WAGs dễ dàng hạ gục bất cứ mục tiêu nào trong tầm ngắm của mình. Cũng có “gái” lại ăn mặc như gái nhà lành khiến thật giả lẫn lộn tùng phèo trong cái không gian tranh tối tranh sáng ở những “điếm canh sao”, thế mới có chuyện những tay chơi như Jermain Jenas, Mario Balotelli… vẫn thường xuyên bị tát nẩy đom đóm mắt vì nhầm gái tử tế với “gái săn”.
Jenny Thompson thú nhận, ngoài Wayne Rooney, cô nàng đã “săn” được 12 ngôi sao khác của giải Ngoại hạng. Một thành tích cũng đáng nể, nhưng chưa ăn nhằm gì so với “đồng nghiệp” Lauren Veveers. Trên News of the World, Lauren cho biết không nhớ đã “săn” được bao nhiều ngôi sao Premier League mà chỉ nhớ được kỳ tích trong một đêm tháng 4/2009, cô nàng đã “săn” được 4 ngôi sao trong vòng 6 giờ đồng hồ bao gồm El-Hadji Diouf, Jimmy Bullard, Matt Duke và Michael Tonge trong các “điếm canh sao”.
Đòn bẩn của “gái”
Nhưng đâu phải ngôi sao Premier League nào đi bar, vũ trường hay hộp đêm cũng đều nhằm mục đích tìm gái? Các ngôi sao áo số cũng là người, cũng cần nhu cầu giải trí và giao lưu với bạn bè nên họ đi bar là chuyện thường. Vậy nếu gặp những anh sao “mèo chê mỡ” thì “gái” làm thế nào? Khi các kỹ nghệ thông thường không thành công, “gái” có thể sẽ chơi trò bẩn. Ấy là chạy lên sở cảnh sát vừa khóc lóc, vừa kể lể đại khái rằng, tôi bị ngôi sao kia hiếp dâm, tôi bị danh thủ kia cưỡng bức…
Tháng 8/2005, Cristiano Ronaldo (khi đó chơi cho Man Utd) bị 2 cô gái người Pháp tố cáo hiếp dâm. Kể từ đó đến nay, năm nào cũng xảy ra vài vụ hiếp dâm điển hình như Robin van Persie của Arsenal (2005), Jonny Evans của Man Utd (12/2008), Robinho của Man City (1/2009), Ivan Klasnic (10/2010)… mà gần nhất Carlton Cole (4/2011).
Theo cơ quan điều tra, thì đúng là những danh thủ trên có gặp gỡ và giao lưu với “gái” ở những “điếm canh sao”, nhưng họ tuyệt nhiên không giở trò đồi bại vì có bằng chứng ngoại phạm hẳn hoi. Hóa ra, “gái” dựng chuyện, mà hậu quả ra sao “gái” mặc xác, “gái” chỉ cần biết rằng câu chuyện của mình kiếm được kha khá tiền từ những tờ báo lá cải cái đã.
Những “nghi án hiếp dâm”, “bê bối mua dâm”, “sao này ngủ với vợ sao kia”, “sao ngủ với em dâu”… cứ liên tục xảy ra với các ngôi sao lớn của bóng đá Anh. Thật là quá quắt! Không thể để “gái” làm loạn Premier League gây tiếng xấu, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội được! Vậy thì pháp luật phải vào cuộc để thực hiện cái chức năng cơ bản của nó, ấy là “điều chỉnh các mối quan hệ xã hội”…