Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương là gì?
Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (tên tiếng Anh: Oceania Football Confederation, viết tắt là OFC) là cơ quan điều hành, kiểm soát và tổ chức các giải đấu các bộ môn bóng đá 11 người, bóng đá trong nhà và bóng đá bãi biển tại châu Phi.
OFC là một trong sáu liên đoàn cấp châu lục của FIFA. OFC đại diện cho các liên đoàn thành viên của các quốc gia châu Phi. OFC đồng thời điều hành các giải đấu cấp châu lục ở cấp đội tuyển quốc gia cũng như cấp câu lạc bộ tại châu Phi. OFC cũng nắm quyền kiểm soát tiền thưởng, các quy định và quyền phát sóng các giải đấu nêu trên.
Logo Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương |
Ở kỳ World Cup 2022, OFC không được trao suất vào thẳng vòng bảng FIFA World Cup nhưng tới năm 2026, OFC sẽ có một suất vào thẳng. Trong quá khứ, những đội bóng dẫn đầu ở vòng loại World Cup khu vực châu Đại Dương sẽ phải đá play-off liên lục địa để tranh vé vớt.
Lịch sử hình thành Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương
Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương được thành lập vào ngày 15/11/1966 với bốn thành viên sáng lập gồm: Australia, New Zealand, Fiji và Papua New Guinea. Tuy vậy, phải 30 năm sau, tới năm 1966, FIFA mới xác nhận OFC là một liên đoàn chính thức và được cấp một vị trí trong ban điều hành FIFA.
Australia đã rút khỏi OFC vào năm 1972 để theo đuổi tư cách thành viên của AFC nhưng thất bại. Sau đó, Australia đã gia nhập OFC trở lại vào năm 1978. Tới năm 2006, Australia chính thức trở thành thành viên của AFC. Ngoài ra, Đài Bắc Trung Hoa cũng từng là thành viên của OFC từ năm 1975 đến 1989.
Australia từng là thành viên OFC trước khi gia nhập AFC |
Trong quãng thời gian từ 1966 - 1996, OFC đón nhận sự tham gia của các thành viên gồm: Quần đảo Cook (1994), Samoa (1896), Quần đảo Solomon (1988), Tahiti (1990), Tonga (1994) và Vanuatu (1988). Năm 1998, Samoa thuộc Mỹ cũng trở thành thành viên của OFC.
Vào ngày 24/5/2004, New Caledonia trở thành thành viên thứ 12 của OFC. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2006, Úc lại rời OFC và gia nhập Liên đoàn bóng đá châu Á. Năm 2008, Hiệp hội bóng đá Bắc Mariana cũng rời khỏi OFC và gia nhập AFC với tư cách là thành viên liên kết vào năm 2009. Vào cuối năm 2009, Hiệp hội bóng đá Palau cũng đã nộp đơn xin gia nhập AFC.
Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương gồm những nước nào?
Hiện OFC có 11 liên đoàn thành viên chính thức và 2 liên đoàn thành viên liên kết, gồm Kiribati và Tuvalu. Hai liên đoàn này cũng chưa được FIFA công nhận.
Các quốc gia thành viên (chính thức) của OFC gồm: New Zealand, Fiji, Papua New Guinea, Quần đảo Cook, Samoa, Quần đảo Solomon, Tahiti, Tonga, Vanuatu, Samoa thuộc Mỹ và New Caledonia.
Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương tổ chức những giải nào?
Cấp độ ĐTQ
- Cúp bóng đá châu Đại Dương: tổ chức lần đầu năm 1973 với New Zealand là đội giàu thành tích nhất với 5 lần vô địch. Giải được tổ chức hai năm/lần (giai đoạn 1973-2004) và bốn năm/lần (giai đoạn 2004-nay).
- Giải vô địch bóng đá trẻ châu Đại Dương
- Giải vô địch bóng đá U-20 châu Đại Dương
- Giải vô địch bóng đá U-17 châu Đại Dương
- Vòng loại Olympic bóng đá châu Đại Dương
- Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương: diễn ra lần đầu năm 1983 và New Zealand cũng là đội vô địch nhiều nhất (6 lần). Giải đấu gần nhất diễn ra năm 2022 với Fiji là nhà vô địch.
New Zealand là một trong những đội bóng mạnh nhất của OFC |
- Giải vô địch bóng đá nữ U-20 châu Đại Dương
- Giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Đại Dương
- Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Đại Dương: tổ chức lần đầu năm 1992 với New Zealand là đương kim vô địch. Quần đảo Solomon là đội giàu thành tích nhất với 6 lần lên ngôi.
- Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Đại Dương: ra đời năm 2006 và kể từ năm 2007 giải được diễn ra vào các năm lẻ. Tahiti hiện là ĐKVĐ.
Cấp độ CLB
- Giải vô địch các câu lạc bộ châu Đại Dương
- Giải vô địch các câu lạc bộ Futsal châu Đại Dương
- Giải vô địch các câu lạc bộ nữ châu Đại Dương
Cơ cấu lãnh đạo OFC
Hiện Chủ tịch LĐBĐ châu Đại Dương là ông Lambert Maltock người Vanuatu. Ông nhậm chức từ năm 2019. Trước đó, ông Maltock nắm chức chủ tịch tạm quyền giai đoạn 2018-2019. Sau đó, ông được bầu chọn làm chủ tịch chính thức của OFC.
Ngoài ra, OFC có ba phó Chủ tịch, gồm: Thierry Ariiotima (người Polynesia thuộc Pháp), Kapi Natto John (người Papua New Guinea) và Lord Ve'ehala (người Tonga). Tổng thư ký của OFC là Franck Castillo (người Pháp).