Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Lăng kính người hâm mộ: Bóng đá Việt Nam - Vì đâu nên nỗi?

Thứ Ba 22/11/2011 14:37(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

1. Thực tế chỉ ra rằng “Bóng đá trẻ Việt Nam đang đi đúng hướng”… ít ra thì cũng đúng cho lứa U21 Báo Thanh Niên. Hẳn chúng ta còn nhớ đội tuyển bóng đá U21 Báo Thanh Niên chơi tưng bừng như thế nào trước các đối thủ ngang tầm. Có thể chuyên môn chưa được tốt như về tinh thần thi đấu, tinh thần đồng đội, sự gắn kết thì ăn đứt đàn anh U23.

2. Nhưng “Càng lớn lên, VN càng thi đấu tệ”. Chúng ta còn nhớ lứa U16 của Lâm Tấn, Như Thuật từng thắng U16 TQ như thế nào? Chúng ta còn nhớ lứa Olympic từng thắng tuyển Hàn Quốc 1-0 như thế nào ? Và chúng ta hẳn còn nhớ các lứa U càng lớn càng thua thảm như thế nào (như trước Malaysia tại Lào chẳng hạn và vô vàn những thất bại khác) đến mức nhiều người phải nói rằng khi càng mong Việt Nam đá thắng thì họ càng làm khán giả thất vọng cùng cực, đến khi khán giả quay lưng thì họ lại tưng bừng ?!? Ngoại trừ một điểm sáng AFF Cup 2008 (mang dáng dấp may mắn hơn đẳng cấp), còn lại nếu chúng ta thẳng thắn nhìn nhận thì bóng đá VN chỉ là một mảng tối u uất. Các lứa tuyển VN cứ như hình sin, lúc thăng, lúc giáng, mà như vậy thì không thể nói được từ đẳng cấp. Cứ nhìn U23 VN thi đấu đầy chật vật trước U23 Myanmar đang thiếu người và bị U23 Lào dẫn trước (trận này nếu U23 Lào sắc sảo hơn tí, chắc VN thua không dưới 2-0 khi hết hiệp 1) thì thấy rõ đẳng cấp chúng ta ở đâu trong đấu trường Đông Nam Á?

 

Vậy thì “Vì đâu nên nổi ?”

3. “Một giải VĐQG thiếu tinh thần tự tôn dân tộc”. Khán giả VN không phải là ngu, vì hàng tuần họ đều chứng kiến các giải đấu, các CLB hàng đầu thế giới thi đấu. Chúng ta xem Premier League giàu có như thế nào ? La Liga giàu có như thế nào ? Ở đó có Man City và Real Madrid mua thành công bằng tiền, bằng cầu thủ ngoại nhưng trong đó vẫn có chổ đứng cho những cầu thủ bản địa. Còn MU, Liverpool, Barca thì sao ? Họ có thiếu tiền để mua cầu thủ không ? Chắc chắc là không, nhưng họ vẫn tích cực ươm mầm và tạo điều kiện hết mình cho cầu thủ bản địa thi đấu. Và cuối cùng dân tộc của họ, đất nước của họ được hưởng lợi. TBN vô địch thế giới cũng là trên nền tảng đó.

Còn V-League chúng ta thì sao? Có tìm đỏ cả hai con mắt cũng không thấy đâu một tiền đạo nội thi đấu tốt. Bản danh sách Vua Phá Lưới chỉ toàn là cầu thủ ngoại. Vậy trách ai? CLB chăng? Không thể! Vì họ còn phải chiến đấu trụ hạng, khi CLB khác sắm ngoại binh thì họ buộc phải chạy theo để “đảm bảo an toàn tính mạng” trong cuộc đua trụ hạng khốc liệt của mình đó là chưa kể trào lưu nhập tịch. Cái gì cũng có hai mặt của nó, khi lên chuyên thì cầu thủ ngoại về, vô hình chung sẽ tạo động lực cho các cầu thủ nội phát triển nhưng nếu không biết điều tiết thì việc sử dụng quá đáng các cầu thủ ngoại sẽ làm thui chột sự phát triển của cầu thủ trẻ. Trách nhiệm điều tiết sử dụng cầu thủ ngoại-nội này ắt hẳn phải là của VFF. Nên chăng quy định mỗi trận ra sân phải có ít nhất một tiền đạo nội, một trung vệ nội…Hoặc mỗi trận thi đấu, CLB phải sử dụng ít nhất một số lượng cầu thủ lứa U nào đó để bắt buộc các CLB phải tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ thi đấu.

4. “Một thị trường chuyển nhượng nhố nhăng đi ngược lại giá trị thật của cầu thủ”. Chúng ta hãy nhìn xem giải Bundesliga, các cầu thủ chưa thành danh được chuyển nhượng với giá trị bao nhiêu ? Có ai biết Shinja Kagawa chuyển nhượng đến Dortmund là bao nhiêu !? Chỉ là 350.000 Euro, tròm trèm 10 tỉ VND. Có ai dám khẳng định cầu thủ VN chuyển nhượng ở giá trị tương đương như thế thì có được đẳng cấp như Kagawa ? Ví dụ thực tế như vậy để chỉ ra rằng các ông bầu VN đã đẩy giá chuyển nhượng quá cao, vô hình chung làm các cầu thủ nhận thức sai lệch về giá trị bản thân và khi nhận được thất bại bất ngờ, sự suy sụp nhanh chóng là điều không thể trách khỏi.

5. “Một trào lưu sính ngoại lan tràn từ ngoài xã hội vào tận ngóc ngách của Bóng đá”. Không thể phủ nhận công lao của các HLV ngoại, cầu thủ ngoại đóng góp vào sự phát triển của bóng đá, nhưng việc sủ dụng thái quá HLV ngoại cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự thất bại, bên cạnh sự lãng phí về mặt kinh tế. Hiện HLV nội không kém về tài năng so với các HLV ngoại và lại có khả năng hiểu cầu thủ tốt hơn, vậy tại sao lại lại không tin dùng ? Hay là cơ chế không cho phép tuyển được ? Còn nhớ HLV tạm quyền Mai Đức Chung lãnh lương 8 triệu/tháng trong khi HLV ngoại được mời về với mức lương 20.000 USD/tháng. Tại sao lại tự đánh giá thấp “giọt máu đào” như thế ? Chúng ta hay xem trận chung kết giữa Indonesia và Malaysia thì bóng HLV ngoại ở đâu ? Chúng ta tự đánh giá Calisto là phù thủy (rất đúng) nhưng chúng ta có nhớ dáng vẻ ông già khắc khổ Rojaglobal âm thầm chịu nhiệt để quật ngã VN ở Chung kết Seagames năm rồi. Chúng ta có nhớ bao nhiêu thất bại của các thời HLV ngoại của VN trước một Charnvit của Thái Lan?

6. “Không bột sao gột nên hồ ?”. Khi phân tích chúng ta cần chỉ ra tất cả các vấn đề, nhưng khi kết luận chúng ta cần phải đề cập tới cốt lõi của vấn đề. Với một lứa U23 hiện nay thì quả thật rất khó để đứng trên đỉnh vinh quang của vùng trũng và có HLV nào nắm đội thì kết quả cũng không thể khá hơn (còn khá hơn thì có lẽ là may mắn, mà VN năm nay cũng may mắn quá khi lọt vào bảng B rồi). Nhưng chúng ta còn lứa U21 và và nhiều lớp trẻ khác nữa. Mong rằng VFF sẽ phát huy được vai trò của mình trong trách nhiệm điều tiết, định hướng cho bóng đá nước nhà, tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ phát triển. Chúng ta cũng nên học hỏi sự quyết đoán, giải quyết tận gốc vấn đề của bóng đá Malaysia. Chỉ khi nào nhìn thẳng được vào chính mình, biết mình ở đâu và biết mình phải làm gì thì bóng Đá Việt Nam mới thay đổi và tiến lên được. Đời Thay Đổi Khi Ta Thay Đổi.

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X