Hôm qua khi ông Võ Quốc Thắng ngồi vào ghế cao nhất của VPF, nhiều người thấy giật mình nhưng tạm thở phào nhẹ nhõm bởi cuối cùng thì quyền lực ở VPF vẫn nằm trong tay các ông “bầu”. Một lần nữa, phải thừa nhận, nhóm các ông bầu, đứng đầu là bầu Kiên đã chơi đại trận với VFF, biến ảo khó lường.
1. Cướp diễn đàn
Ông Kiên khẳng định, ông đã là vị khách không mời mà đến ở Hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Rồi khi “đột nhập” được vào phòng họp, ông đã cướp diễn đàn, mở cửa với báo giới để bắt đầu châm ngòi nổ cho cuộc đại chiến thay đổi bóng đá nước nhà.Bùng nổ và không cho đường lùi
Ai cũng đã rõ, ông Kiên nói gì ở Hội nghị tổng kết hôm đó và thực sự nó đã làm những người có mặt trong khán phòng phải sốc. Riêng bộ máy điều hành giải đấu và bóng đá Việt Nam phải đỏ mặt cúi xuống!
Những ngày sau đó, tin tức quanh cuộc “đại náo” VFF của ông Kiên lan truyền khắp nước. Sự ủng hộ cho ông là rất lớn. Nhưng đâu đó vẫn còn những mối hồ nghi, là rằng, chỉ một bầu Kiên thì làm gì nổi? Còn VFF trước sức ép dư luận cũng bắt đầu “kháng cự” với chiêu bài rất cũ, im lặng và để lâu... hóa bùn.
Thế nhưng đùng một cái, cuộc gặp “thượng đỉnh” của 4 ông bầu là Nguyễn Đức Kiên, Đoàn Nguyên Đức, Võ Quốc Thắng, Lê Tiến Anh và Phó chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng tại TP Hồ Chí Minh đã hâm nóng cuộc chiến trở lại.
Chính bầu Kiên tại cuộc gặp đã tiết lộ: “Sau buổi tổng kết, với những phát biểu của tôi và những phản ứng của VFF, nhiều người nói tôi là tôi đã hớ nên phải thỏa hiệp, giảng hòa?! Có người bảo tôi không sợ bị đì chết à? Gia đình cũng có khuyên tôi, rằng tôi nói thế không sợ xã hội đen xử à? Nói thật, tôi chẳng sợ gì cả, bởi như thế đâu phải Nguyễn Đức Kiên?! Tôi nói luôn, tôi chịu trách nhiệm với những gì mình nói ra.
2. Bí mật tung đề án ra ngoài
Đề xuất Hội nghị bất thường BCH VFF của nhóm các ông bầu ở cuộc hội thảo bị gạt sang một bên. Thay vào đó là cuộc Hội nghị Chủ tịch các CLB mà VFF đứng ra tổ chức với ý đồ chỉ là tìm Trưởng giải mới cho mùa bóng 2012.Cao thủ gặp cao nhân!
Mong muốn ban đầu của VFF đã được Thường trực bàn luận trước đó một ngày là việc tách BTC giải ra khỏi VFF sớm nhất chỉ có thể được tiến hành từ mùa bóng 2013 vì còn đợi đi thăm quan, học tập mô hình xây dựng từ các nước có nền bóng đá tiên tiến và lý do quan trọng theo cách lý giải của lãnh đạo VFF là thời gian từ nay đến khi mùa bóng 2012 dự kiến diễn ra không còn kịp làm việc này vì thủ tục xin phép thành lập rất phức tạp.
Tuy nhiên, đáp lại động thái 'câu giờ' đó của VFF, bầu Kiên đã là người trực tiếp chắp bút xây dựng đề án thành lập công ty cổ phần tổ chức sự kiện bóng đá, đề án này ngay lập tức đã được 6 CLB chuyên nghiệp ủng hộ và đại diện những đội bóng này cùng ký tên vào.
Trước đó, để rộng đường dư luận, bản đề án của bầu Kiên đã được chuyển đi khắp các cơ quan truyền thông. Và sáng hôm sau nhiều qua chức VFF đã tá hỏa khi đọc báo. Rất nhiều cuộc điện thoại lẫn hội ý chớp nhoáng để bàn phương cách. Nhưng quá muộn để trở tay, diễn đàn hoàn toàn thuộc về các ông bầu “tay to” với những tính toán, đường đi nước bước được lập trình.
3. Cty cổ phần chứ không phải TNHH
“Thất bại” với ý đồ “câu giờ” và tìm cách thay bình mới để đựng rượu cũ. VFF tình cách xoay sở cục diện. Trong thời gian chờ Đại hội thường niên VFF thì đâu đó loan tin ra ngoài mô hình Cty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) mà ông bầu Kiên thảo nên sẽ thay đổi sang mô hình Cty TNHH.Cặp đôi hoàn hảo!
Lý do thay đổi này là nếu theo mô hình Cty cổ phần sẽ gặp nhiều rủi ro và VPF phải là một tổ chức thành viên của VFF chứ không được độc lập hoạt động như một doanh nghiệp và chịu sự chi phối của các tập đoàn hay công ty bên ngoài.
Một ngày trước khi Đại hội thường niên diễn ra, tại Hội nghị BCH VFF, mô hình Cty TNHH cho VPF gần như đã được quyết. Trên cơ sở của mô hình này, V.League vẫn là miếng bánh thơm mà phần to thuộc về những người sở hữu cũ.
Lần này thì Đại hội thường niên VFF đã được tổ chức theo đúng lịch. Và thật bất ngờ đề án cực hay của bầu Kiên bị lái sang một hướng khác có lợi cho VFF ở Hội BCH VFF trước Đại hội một ngày. Đó là thay đổi mô hình Cty VPF từ cổ phần sang TNHH.
Thế nhưng bất ngờ một lẫn nữa xảy ra vào giờ G. Mô hình Cty cổ phần cho VPF vẫn được bảo lưu. Phó chủ tịch VFF Phạm Ngọc Viễn khi đó cho biết: "So với mô hình công ty TNHH, mô hình công ty cổ phần sẽ tập trung được sức mạnh, trí tuệ tập thể nhiều hơn. Để hạn chế những nhược điểm của Cty cổ phần, trong điều lệ VPF sẽ ghi rõ các cổ đông không phải là cá nhân, mà phải là tổ chức thành viên của VFF. Không được phép chuyển nhượng cổ phần ra ngoài cho những người không hoạt động trong lĩnh vực bóng đá. Sau khi ra đời, VPF sẽ là tổ chức thành viên của VFF".
Rõ ràng trong sự thay đổi này bàn tay của các ông bầu lại nhanh hơn và có sức nặng hơn. Mô hình Cty TNHH mà VFF theo đuổi có nhiều hạn chế hơn so với mô hình Cty cổ phần. Sự han chế của nó lại chiếm tỷ lệ lớn khiến VFF khó bảo vệ. Trong khi hạn chế của mô hình Cty cổ phần chỉ là tiểu tiết. Và tất nhiên, thay đổi tiểu tiết sẽ nhanh hơn.
VFP đã ra đời với những điểm căn bản mà nhóm các ông bầu vạch ra. VPF là Cty cổ phần chứ không phải THHH.
4.Quyền lực đã về tay các ông Bầu
Trong lúc chờ giấy phép và tiến hành Đại hội cổ đông, công tác nhân sự cho VPF được hâm nóng. Theo đó, các ông Lê Hùng Dũng, Phạm Ngọc Viễn, Dương Vũ Lâm gần như được nhắm sẵn cho những chiếc ghế quan trọng nhất. Chưa hết, VPF còn đánh tiếng mời ông Trần Duy Ly trở lại ngồi ghế Trưởng BTC giải và ông Dương Nghiệp Khôi giữ ghế phó.VFF chỉ có thể chúc mừng VPF
Luồng thông tin nhân sự này khiến người ta có cảm giác mọi thứ ở VPF lại được cơ cấu và đang có những cuộc vận động hành lang theo kiểu “bè cánh”. Và đặc biệt, thông tin về sự cơ cấu về nhân sự ở VPF còn cho thấy dường như mọi thứ lại được sắp đặt bởi chính VFF khi mà không ít cá nhân của tổ chức này có những phát ngôn ra ngoài theo kiểu thăm dò.
Thế nhưng tất cả đã lại khác! Khác theo đúng cách mà nó đã diễn ra kể từ ngày bầu Kiên cướp diễn đàn. Hôm qua, HĐQT VPF đã trình làng sau Đại hội cổ đông lần thứ nhất với những gương mặt chủ chốt là những người khởi sướng ra VPF. Chỉ có điều ghế Chủ tịch HĐQT là ông Võ Quốc Thắng chứ không phải ông Lê Đức Kiên hay ông Đoàn Nguyên Đức.
Tuy nhiên, không có gì khó hiểu lắm khi ông Kiên và ông Đức ngay trong Đại hội đã bất ngờ nói thẳng là mình đã phải vận động rất nhiều ông Võ Quốc Thắng vào chiếc ghế này. Thậm chí, để có được sự chấp nhận của Chủ tịch CLB Đồng Tâm Long An thì hai ông còn lùi bước về làm Phó cho ông Thắng.
Đến đây thì đúng là những cao thủ! VPF ra đời một cách hoàn hảo như kịch bản mà các ông bầu vẽ ra. Giờ là lúc chờ đợi VPF làm thay đổi bộ mặt bóng đá Việt Nam. Mọi thứ phía trước chắc chắn còn nhiều chông gai nhưng cứ hy vọng cái đi. Dù sao nó cũng mới mà!
(Theo VTC)