Sân vận động Hàng Đẫy - Sân nhà của ba đại gia Viettel, Hà Nội và CAHN
Sân vận động Hàng Đẫy nằm ở đường Trịnh Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam với sức chứa khoảng 22.580 chỗ ngồi, hiện đang là sân nhà của Hà Nội, Viettel và CAHN.
1. Tổng quan
Sân vận động Hàng Ðẫy | |
Tên đầy đủ | Sân vận động Hàng Đẫy |
Tên cũ | Sân vận động Hà Nội |
Địa chỉ | Số 9 phố Trịnh Hoài Đức, phường Cát Linh, quận Đống Đa, |
Nhà điều hành | Liên đoàn bóng đá Việt Nam |
Sức chứa | 22.500 |
Người thuê sân | |
Hà Nội FC | |
Sài Gòn (2010-2016) | |
Hà Nội (đến 2012 thì giải thể) | |
Hòa Phát Hà Nội (đến 2011 thì giải thể) | |
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (2020) | |
Thể Công (đến 2009, 2018-nay) | |
Việt Nam | |
Công An Hà Nội (2023-) |
Trước khi có Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Hàng Đẫy là nơi tổ chức các trận thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam cũng như các đội tuyển nữ, Olympic. Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện thể thao, văn hóa của Hà Nội và Việt Nam. Năm 1998, các trận khai mạc, bảng B và chung kết Cúp Tiger đã diễn ra tại đây.
Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006, sân vận động Hàng Đẫy được đổi tên thành sân vận động Hà Nội.
2. Lịch sử
Sau khi Việt Minh tiếp quản Hà Nội (10/10/1954), do yêu cầu tăng cường sức khỏe cho nhân dân và phát triển phong trào TDTT, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho xây lại sân Hàng Đẫy với chủ trương "đẹp, tốt, rộng, đúng quy cách hiện đại". Khởi công vào ngày 16/2/1957 và khánh thành vào ngày 24/8/1958, một tiến độ thi công được xem là cực kỳ tốc độ vào thời bấy giờ, sân Hàng Đẫy mới chính thức ra đời với diện tích 21.844m2, bao bọc bởi tường cao có 14 cửa nhỏ và 3 cửa lớn, chính giữa là sân bóng đá, xung quanh có đường chạy điền kinh, có sân bóng chuyền, bóng rổ... Khán đài xây theo hình lòng chảo có 20 bậc chứa xấp xỉ 2,5 vạn người.
Những con số xây dựng khi đó đã cho thấy tầm cỡ, quy mô của sân Hàng Đẫy: Xi măng 670 tấn; Gạch 1.825,50 viên; Than xỉ 2.112 tấn 600; Sắt 69 tấn 359; Vôi 292 tấn 690. Đặc biệt, công trình này gắn với nhân dân Thủ đô, khi tham gia vào việc xây dựng là 101.304 công. Riêng toàn bộ việc cấy thảm cỏ mặt sân đều do các em thiếu nhi đảm trách. Trận đấu khai sân diễn ra giữa 2 đội tuyển PhnomPenh (Campuchia) và Hải Phòng.
Đội bóng Khmer lúc ấy được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ lối chơi có thể lực và chiến thuật mà nòng cốt là các cầu thủ Quân đội (FARK), còn tuyển Hải Phòng cũng chẳng hề kém cạnh với thủ môn Coóng; Te, Đức, Pố, Túc... Theo những tài liệu cũ, thì trận đấu này diễn ra trong 80 phút (theo luật cũ), chung cuộc đội tuyển PhnomPenh đã giành thắng lợi trước Hải Phòng, rồi sau đó thắng tiếp Tuyển Hà Nội thời đó với Tòng, Luyến, Thì, Đức, Tuất, Thịnh cũng trên sân Hàng Đẫy.
Và cũng từ đó, sân Hàng Đẫy trở thành "địa chỉ đỏ" của thể thao miền Bắc nói chung và thể thao Hà Nội nói chung. Bên cạnh các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, Đại hội TDTT Hà Nội... Hàng Đẫy là điểm đến hàng đầu của làng cầu Việt, từ giải bóng đá Quân đội các nước XHCN - SKDA trước đây, đến Tiger Cup 1998, thậm chí cả SEA Games 22 năm 2003 sau này dù đã có sân quốc gia Mỹ Đình.
Sân Hàng Đẫy năm 2010 |
Sân Hàng Đẫy năm 2017 với bên ngoài được T&T sơn sửa lại |
Trong suốt lịch sử dài đến 60 năm, sân Hàng Đẫy đã nhiều lần được sửa chữa, nâng cấp nhằm hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế. Đáng kể nhất là vào thập niên 90 nhằm phục vụ cho Tiger Cup 1998 với hệ thống chiếu sáng mới hiện đại; chỉnh sửa mặt sân, thay cỏ; lắp ghế ngồi, đồng hồ điện tử, bảng điện tử; mở rộng và nâng sức chứa lên hơn 3 vạn chỗ ngồi. Năm 2017, công trình này cũng được nâng cấp lần nữa với số kinh phí hơn 10 tỷ đồng sau khi thành phố Hà Nội quyết định giao sân cho đội bóng Hà Nội T&T. Vào đầu những năm 2000, nhằm chuẩn bị cho SEA Games 22 năm 2003 tại Việt Nam, sân đấu này cùng không gian xung quanh được nâng cấp, quy hoạch lại. Tuy nhiên tới sau năm 2010 sân bắt đầu xuống cấp và đạt tới mức nghiêm trọng và nguy hiểm vào năm 2015. Năm 2017, công trình này cũng được nâng cấp lần nữa với số kinh phí hơn 10 tỷ đồng sau khi thành phố Hà Nội quyết định giao sân cho đội bóng Hà Nội T&T. Tới đầu năm 2018, tập đoàn này công bố kế hoạch đập bỏ và xây mới lại toàn bộ sân Hàng Đẫy với kinh phí lên đến 250 triệu euro (khoảng hơn 7 ngàn tỷ đồng). Tập đoàn Bouygues (Pháp) đã nhận được nhận gói thầu này và bất đầu thi công từ Quý IV/2018. Theo thiết kế, sân Hàng Đẫy mới có 4 tầng hầm, 2 tầng nổi và khán đài tạo thành quần thể văn hoá thể thao và dịch vụ, thay vì chỉ phục vụ cho thể thao như hiện tại. Sân Hàng Đẫy mới dự kiến không còn đường piste, có sức chứa 2 vạn khán giả, có mái che theo tiêu chuẩn FIFA. Đặc biệt, sân thi đấu bóng đá được đặt ở tầng nổi thứ 2, phía trên một loạt công trình dịch vụ, văn hoá như rạp chiếu phim, trung tâm tổ chức sự kiện hay hệ thống tầng hầm để xe, phục vụ cho toàn khu vực dân cư kế cận.
Phối cảnh sân Hàng Đẫy trong tương lai |
3. Các sự kiện lớn
- Cúp Tiger 1998
- Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2003
- Đại hội Thể thao Sinh viên Đông Nam Á 2006
- AFF Champions League 2012 (trận chung kết)
- AFF Suzuki Cup 2018 (một trận vòng bảng)
- 2023 AFF Champions League (trận chung kết)
Khám phá quy trình chăm sóc SVĐ Hàng Đẫy. Nguồn: On Sports