Tiểu sử và thành tích thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào Nha
Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào Nha (tiếng Bồ Đào Nha: Seleção Portuguesa de Futebol), là đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha và đại diện cho Bồ Đào Nha trên bình diện quốc tế. Bồ Đào Nha có biệt danh là Brazil của châu Âu.
- 1. Tổng quan
- 2. Thành tích quốc tế
- 2.1 Giải vô địch bóng đá thế giới
- 2.2 Giải vô địch bóng đá châu Âu
- 2.3 Cúp Liên đoàn các châu lục
- 2.4 UEFA Nations League
- 2.5 Danh hiệu
- 2.5.1 Giải thưởng khác
- 3. Giải vô địch bóng đá thế giới
- 3.1 World Cup 1966
- 3.2 World Cup 1986
- 3.3 World Cup 2002
- 3.4 World Cup 2006
- 3.5 World Cup 2010
- 4. Giải vô địch bóng đá châu Âu
- 4.1 Euro 1984
- 4.2 Euro 1996
- 4.3 Euro 2000
- 4.4 Euro 2004
- 4.5 Euro 2008
- 4.6 Euro 2016
- 5. Lịch sử áo đấu
- 6. Kết quả gần đây
- 7. Đội hình
- 7.1 Đội hình hiện tại
- 7.2 Triệu tập gần đây
- 7.3 Các cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất
- 7.4 Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất
- 8. Kỷ lục cầu thủ
- 9. Các huấn luyện viên giành nhiều chiến thắng nhất
1. Tổng quan
Đội tuyển bóng đá quốc gia Bồ Đào Nha | |
Tên khác | A Seleção |
A Seleção das Quinas | |
Hiệp hội | Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha |
Federação Portuguesa de Futebol (FPF) | |
Liên đoàn châu lục | UEFA (châu Âu) |
Huấn luyện viên | Fernando Santos |
Đội trưởng | Cristiano Ronaldo |
Thi đấu nhiều nhất | Cristiano Ronaldo (164) |
Ghi bàn nhiều nhất | Cristiano Ronaldo (99) |
Sân nhà | Sân vận động Quốc gia |
Mã FIFA | POR |
Xếp hạng FIFA | 7 (16/7/2020) |
Cao nhất | 3 (5-6.2010, 10.2012, 4-6.2014) |
Thấp nhất | 43 (8.1998) |
Hạng Elo | 6 (1.8.2020) |
Elo cao nhất | 2 (6.2006) |
Elo thấp nhất | 45 (11.1962) |
Trận quốc tế đầu tiên | |
Tây Ban Nha 3–1 Bồ Đào Nha | |
Trận thắng đậm nhất | |
Bồ Đào Nha 8–0 Liechtenstein | |
Bồ Đào Nha 8–0 Liechtenstein | |
Bồ Đào Nha 8–0 Kuwait | |
Trận thua đậm nhất | |
Bồ Đào Nha 0–10 Anh | |
Giải Thế giới | |
Số lần tham dự | 7 (lần đầu vào năm 1966) |
Kết quả tốt nhất | Hạng ba (1966) |
Cúp Liên đoàn các châu lục | |
Số lần tham dự | 1 (lần đầu vào năm 2017) |
Kết quả tốt nhất | Hạng ba (2017) |
Giải vô địch bóng đá châu Âu | |
Số lần tham dự | 8 (lần đầu vào năm 1984) |
Kết quả tốt nhất | Vô địch (2016) |
UEFA Nations League | |
Số lần tham dự | 1 (lần đầu vào năm 2019) |
Kết quả tốt nhất | Vô địch (2019) |
2. Thành tích quốc tế
2.1 Giải vô địch bóng đá thế giới
Năm | Chủ nhà | Vòng | Thứ hạng | Trận | Thắng | Hòa | Thua | BT | BB |
1930 | Uruguay | Không tham dự | |||||||
1934 | ý | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1938 | Pháp | ||||||||
1950 | Brasil | ||||||||
1954 | Thụy Sĩ | ||||||||
1958 | Thụy Điển | ||||||||
1962 | Chile | ||||||||
1966 | Anh | Hạng ba | 3 | 6 | 5 | 0 | 1 | 17 | 8 |
1970 | México | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1974 | Đức | ||||||||
1978 | Argentina | ||||||||
1982 | Tây Ban Nha | ||||||||
1986 | México | Vòng bảng | 17 | 3 | 1 | 0 | 2 | 2 | 4 |
1990 | Ý | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1994 | Hoa Kỳ | ||||||||
1998 | Pháp | ||||||||
2002 | Hàn Quốc, Nhật Bản | Vòng bảng | 21 | 3 | 1 | 0 | 2 | 6 | 4 |
2006 | Đức | Hạng tư | 4 | 7 | 4 | 1* | 2 | 7 | 5 |
2010 | Cộng hòa Nam Phi | Vòng 16 đội | 11 | 4 | 1 | 2 | 1 | 7 | 1 |
2014 | Brasil | Vòng bảng | 18 | 3 | 1 | 1 | 1 | 4 | 7 |
2018 | Nga | Vòng 16 đội | 13 | 4 | 1 | 2 | 1 | 6 | 6 |
2022 | Qatar | Chưa xác định | |||||||
2026 | Canada, México, Hoa Kỳ | ||||||||
Tổng cộng | 1 lần hạng ba | 7/21 | 30 | 14 | 6(1*) | 10 | 49 | 35 |
* Hòa bao gồm các trận đấu loại trực tiếp phải quyết định bằng sút phạt đền. Màu tối hơn chỉ chiến thắng, màu bình thường chỉ thất bại.
Danh sách các trận đấu giải vô địch bóng đá thế giới | ||||
Năm | Vòng | Đối thủ | Tỉ số | Kết quả |
1966 | Vòng 1 | Hungary | 3–1 | Thắng |
Vòng 1 | Bulgaria | 3–0 | Thắng | |
Vòng 1 | Brasil | 3–1 | Thắng | |
Tứ kết | CHDCND Triều Tiên | 5–3 | Thắng | |
Bán kết | Anh | 1–2 | Thua | |
Tranh hạng ba | Liên Xô | 2–1 | Thắng | |
1986 | Vòng 1 | Anh | 1–0 | Thắng |
Vòng 1 | Ba Lan | 0–1 | Thua | |
Vòng 1 | Maroc | 1–3 | Thua | |
2002 | Vòng 1 | Hoa Kỳ | 2–3 | Thua |
Vòng 1 | Ba Lan | 4–0 | Thắng | |
Vòng 1 | Hàn Quốc | 0–1 | Thua | |
2006 | Vòng 1 | Angola | 1–0 | Thắng |
Vòng 1 | Iran | 2–0 | Thắng | |
Vòng 1 | México | 2–1 | Thắng | |
Vòng 2 | Hà Lan | 1–0 | Thắng | |
Tứ kết | Anh | 0–0 | Hòa | |
Bán kết | Pháp | 0–1 | Thua | |
Tranh hạng ba | Đức | 1–3 | Thua | |
2010 | Vòng 1 | Bờ Biển Ngà | 0–0 | Hòa |
Vòng 1 | CHDCND Triều Tiên | 7–0 | Thắng | |
Vòng 1 | Brasil | 0–0 | Hòa | |
Vòng 2 | Tây Ban Nha | 0–1 | Thua | |
2014 | Vòng 1 | Đức | 0–4 | Thua |
Vòng 1 | Hoa Kỳ | 2–2 | Hòa | |
Vòng 1 | Ghana | 2–1 | Thắng | |
2018 | Vòng 1 | Tây Ban Nha | 3–3 | Hòa |
Vòng 1 | Maroc | 1–0 | Thắng | |
Vòng 1 | Iran | 1–1 | Hòa | |
Vòng 2 | Uruguay | 1–2 | Thua |
2.2 Giải vô địch bóng đá châu Âu
Năm | Năm | Vòng | Thứ hạng | Trận | Thắng | Hòa | Thua | BT | BB |
1960 | Pháp | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1964 | Tây Ban Nha | ||||||||
1968 | Ý | ||||||||
1972 | Bỉ | ||||||||
1976 | Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư | ||||||||
1980 | Ý | ||||||||
1984 | Pháp | Bán kết | 3 | 4 | 1 | 2 | 1 | 4 | 4 |
1988 | Đức | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1992 | Thụy Điển | ||||||||
1996 | Anh | Tứ kết | 5 | 4 | 2 | 1 | 1 | 5 | 2 |
2000 | Bỉ Hà Lan | Bán kết | 3 | 5 | 4 | 0 | 1 | 10 | 4 |
2004 | Bồ Đào Nha | Á quân | 2 | 6 | 3 | 1* | 2 | 8 | 6 |
2008 | Áo Thụy Sĩ | Tứ kết | 7 | 4 | 2 | 0 | 2 | 7 | 6 |
2012 | Ba Lan Ukraina | Bán kết | 3 | 5 | 3 | 1* | 1 | 6 | 4 |
2016 | Pháp | Vô địch | 1 | 7 | 3 | 4 | 0 | 9 | 5 |
2020 | Liên minh châu Âu | Vượt qua vòng loại | |||||||
2024 | Đức | Chưa xác định | |||||||
Tổng cộng | 1 lần vô địch | 8/16 | 35 | 18 | 9(2*)(1*) | 8 | 49 | 31 |
* Hòa bao gồm các trận đấu loại trực tiếp phải quyết định bằng sút phạt đền. Màu tối hơn chỉ chiến thắng, màu bình thường chỉ thất bại.
Danh sách các trận đấu giải vô địch bóng đá châu Âu | ||||
Năm | Vòng | Đối thủ | Tỉ số | Kết quả |
1984 | Vòng 1 | Tây Đức | 1–1 | Hòa |
Vòng 1 | Tây Ban Nha | 1–1 | Hòa | |
Vòng 1 | România | 1–0 | Thắng | |
Bán kết | Pháp | 2–3 | Thua | |
1996 | Vòng 1 | Đan Mạch | 1–1 | Hòa |
Vòng 1 | Thổ Nhĩ Kỳ | 1–0 | Thắng | |
Vòng 1 | Croatia | 3–0 | Thắng | |
Tứ kết | Cộng hòa Séc | 0–1 | Thua | |
2000 | Vòng 1 | Anh | 3–2 | Thắng |
Vòng 1 | România | 1–0 | Thắng | |
Vòng 1 | Đức | 3–0 | Thắng | |
Tứ kết | Thổ Nhĩ Kỳ | 2–0 | Thắng | |
Bán kết | Pháp | 1–2 | Thua | |
2004 | Vòng 1 | Hy Lạp | 1–2 | Thua |
Vòng 1 | Nga | 2–0 | Thắng | |
Vòng 1 | Tây Ban Nha | 1–0 | Thắng | |
Tứ kết | Anh | 2–2 | Hòa | |
Bán kết | Hà Lan | 2–1 | Thắng | |
Chung kết | Hy Lạp | 0–1 | Thua | |
2008 | Vòng 1 | Thổ Nhĩ Kỳ | 2–0 | Thắng |
Vòng 1 | Cộng hòa Séc | 3–1 | Thắng | |
Vòng 1 | Thụy Sĩ | 0–2 | Thua | |
Tứ kết | Đức | 2–3 | Thua | |
2012 | Vòng 1 | Đức | 0–1 | Thua |
Vòng 1 | Đan Mạch | 3–2 | Thắng | |
Vòng 1 | Hà Lan | 2–1 | Thắng | |
Tứ kết | Cộng hòa Séc | 1–0 | Thắng | |
Bán kết | Tây Ban Nha | 0–0 | Hòa | |
2016 | Vòng 1 | Iceland | 1–1 | Hòa |
Vòng 1 | Áo | 0–0 | Hòa | |
Vòng 1 | Hungary | 3–3 | Hòa | |
Vòng 16 đội | Croatia | 1–0 | Thắng | |
Tứ kết | Ba Lan | 1–1 | Hòa | |
Bán kết | Wales | 2–0 | Thắng | |
Chung kết | Pháp | 1–0 (h.p.) | Thắng |
2.3 Cúp Liên đoàn các châu lục
Năm | Chủ nhà | Vòng | Thứ hạng | Trận | Thắng | Hòa | Thua | BT | BB |
1992 | Ả Rập Xê Út | Không giành quyền tham dự | |||||||
1995 | Ả Rập Xê Út | ||||||||
1997 | Ả Rập Xê Út | ||||||||
1999 | México | ||||||||
2001 | Hàn Quốc, Nhật Bản | ||||||||
2003 | Pháp | ||||||||
2005 | Đức | ||||||||
2009 | Cộng hòa Nam Phi | ||||||||
2013 | Brasil | ||||||||
2017 | Nga | Hạng ba | 3 | 5 | 3 | 2 | 0 | 9 | 3 |
Tổng cộng | 1/10 | 5 | 3 | 2 | 0 | 9 | 3 |
* Hòa bao gồm các trận đấu loại trực tiếp phải quyết định bằng sút phạt đền. Màu tối hơn chỉ chiến thắng, màu bình thường chỉ thất bại.
2.4 UEFA Nations League
Năm | Nhóm đấu | Thành tích | Pos | Pld | W | D* | L | GF | GA |
2018–19 | A | Vô địch | 1st | 6 | 4 | 2 | 0 | 9 | 4 |
2020–21 | A | Chưa xác định | |||||||
Tổng cộng | 1 lần vô địch | 1/1 | 6 | 4 | 2 | 0 | 9 | 4 |
* Hòa bao gồm các trận đấu loại trực tiếp phải quyết định bằng sút phạt đền. Màu tối hơn chỉ chiến thắng, màu bình thường chỉ thất bại.
2.5 Danh hiệu
- Hạng ba: 1966
- Hạng tư: 2006
Vô địch bóng đá châu Âu
- Vô địch: 2016
- Á quân: 2004
- Bán kết: 1984, 2000, 2012
UEFA Nations League
- Vô địch: UEFA Nations League 2018–19
- Hạng ba: 2017
- Hạng tư: 1996
2.5.1 Giải thưởng khác
- Giải phong cách (FIFA World Cup Most Entertaining Team): 2006
3. Giải vô địch bóng đá thế giới
3.1 World Cup 1966
Năm 1966, Bồ Đào Nha khởi đầu thành công ở giải đấu với cả ba chiến thắng ở bảng C trước Hungary, Bulgaria và đương kim vô địch Brasil. Vòng 2 họ đánh bại ngựa ô đến từ châu Á, Bắc Triều Tiên 5–3, trong đó Eusébio ghi liền 4 bàn sau khi đội nhà bị dẫn trước 0–3. Họ vào đến bán kết và chịu thua chủ nhà Anh (sau đó vô địch giải đấu) 1–2. Bồ Đào Nha sau đó đánh bại Liên Xô 2–1 để giành lấy hạng ba, thành tích tốt nhất của họ tại World Cup cho đến nay. Eusébio là Vua phá lưới của giải với 9 bàn thắng.
Eusébio còn tham dự vòng loại các World Cup 1970 và 1974, tuy nhiên Bồ Đào Nha không vượt qua được vòng loại.
3.2 World Cup 1986
Tại vòng loại World Cup 1986, Bồ Đào Nha buộc phải thắng Tây Đức tại Stuttgart ở trận cuối cùng vòng loại mới có thể vào vòng chung kết. Bồ Đào Nha đã thắng 1–0 và trở thành đội bóng đầu tiên đánh bại Tây Đức trên sân nhà của họ trong một trận đấu chính thức. Bồ Đào Nha được kỳ vọng sẽ có một giải đấu thành công do những thành công tại Euro 1984. Tuy nhiên họ đã phải sớm rời giải từ vòng bảng với một trận thắng và 2 trận thua.
3.3 World Cup 2002
Bồ Đào Nha tại World Cup 2002 được hi vọng sẽ nhất bảng D, tuy nhiên đã sớm bị sốc khi bị Mỹ vượt qua với tỉ số 3–2. Sau đó họ thắng Ba Lan 4–0 với Pauleta lập một cú hat-trick. Cần một điểm ở trận cuối cùng nhưng Bồ Đào Nha đã thất bại trước chủ nhà Hàn Quốc 0–1 với hai cầu thủ bị đuổi trong trận này bởi trọng tài người Argentina, Ángel Sánchez, người có những quyết định được cho rằng giúp đỡ chủ nhà.
3.4 World Cup 2006
Đội tuyển Bồ Đào Nha tham dự World Cup 2006 dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên vừa đưa đội tuyển Brasil vô địch World Cup 2002, Luiz Felipe Scolari. Họ dễ dàng nhất bảng D với cả ba chiến thắng trước Angola (1–0), Iran (2–0), và México (2–1).
Bồ Đào Nha vượt qua Hà Lan 1–0 ở vòng 2 trong một trận đấu được coi là bạo lực nhất trong lịch sử World Cup với 16 thẻ vàng và 4 cầu thủ bị truất quyền thi đấu.
Bồ Đào Nha tiếp tục vượt qua Anh trên loạt sút luân lưu, trong trận đấu mà Wayne Rooney bị đuổi khỏi sân một cách gây khá nhiều tranh cãi. Họ tái lập được thành tích vào được bán kết của thời Eusébio 40 năm trước.
Tuy nhiên, Bồ Đào Nha lần lượt thất bại trước Pháp (0–1) ở bán kết và chủ nhà Đức (1–3) ở trận tranh giải ba, không lặp lại được vị trí thứ ba như năm 1966.
Mặc dù chỉ vào tới bán kết, người dân Bồ Đào Nha vẫn tiếp đón đội tuyển của họ như những người hùng khi họ trở về quê nhà. Đội bóng được nhận danh hiệu Đội bóng được mến mộ nhất giải đấu này, giải thưởng được bình chọn qua việc bỏ phiếu của công chúng.
Thế hệ vàng của Bồ Đào Nha như Luís Figo, Rui Costa, Sérgio Conceição... lần lượt giải nghệ khỏi đội tuyển quốc gia sau World Cup 2006. Một thế hệ cầu thủ mới từ đội tuyển U-21 đưa lên như Ricardo Quaresma, João Moutinho, Miguel Veloso, Nani, Manuel Fernandes và đặc biệt là Cristiano Ronaldo đã đưa Bồ Đào Nha lọt vào chung kết Euro 2004 và Euro 2016, là những cầu thủ được kì vọng sẽ đem lại những thành công xán lạn trong tương lai cho đội tuyển quốc gia.
3.5 World Cup 2010
Đội tuyển Bồ Đào Nha tham dự World Cup 2010 với lứa cầu thủ mới từ đội tuyển U-21 đưa lên như Ricardo Quaresma, João Moutinho, Miguel Veloso, Nani, Manuel Fernandes và đặc biệt là Cristiano Ronaldo. Họ vượt qua vòng bảng với ngôi nhì bảng khi hòa Bờ Biển Ngà, Brasil và chiến thắng 7-0 trước Triều Tiên.
Vòng 1/8 họ bị loại bởi nhà vô địch Tây Ban Nha.
4. Giải vô địch bóng đá châu Âu
4.1 Euro 1984
Đây là lần đầu tiên Bồ Đào Nha lọt vào vòng chung kết một giải vô địch châu Âu. Ở vòng đấu loại, phải đến trận cuối cùng thắng Liên Xô 1–0 họ mới được tham dự vòng chung kết. Bồ Đào Nha ở bảng B cùng với Tây Ban Nha, Tây Đức và Romania. Hai trận đầu tiên họ đều hoà, 0–0 và 1–1 trước Tây Đức và Tây Ban Nha. Chiến thắng 1-0 trước Romania ở trận cuối vòng bảng đưa họ lên nhì bảng, đủ để lọt vào bán kết.
Ở bán kết Bồ Đào Nha gặp chủ nhà Pháp, một trong những trận đấu kịch tính nhất lịch sử Euro. Pháp mở tỉ số, sau đó gần 1 tiếng Bồ Đào Nha gỡ hoà. 2 hiệp chính kết thúc và 2 đội bước vào hiệp phụ. Ở hiệp phụ thứ nhất 2 đội đều có cơ hội ghi bàn và Bồ Đào Nha dẫn điểm 2–1. Khi 6 phút là kết thúc trận đấu, Pháp gỡ hòa và ghi được bàn thắng quyết định ở phút cuối cùng. Bồ Đào Nha dừng bước ở bán kết.
4.2 Euro 1996
Ở vòng chung kết, Bồ Đào Nha hòa 1–1 với đương kim vô địch Đan Mạch, thắng Thổ Nhĩ Kỳ 1–0 và hạ Croatia 3–0, vào tứ kết với vị trí đầu bảng. Tuy nhiên ở tứ kết họ thất thủ trước đội á quân của giải Cộng hoà Séc 0–1.
4.3 Euro 2000
Giải đấu này là thành công bất ngờ với lứa cầu thủ Thế hệ vàng của Bồ Đào Nha, với thủ lĩnh Luís Figo. Họ lần lượt đánh bại Anh, Romania và Đức để xếp nhất bảng, vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ ở tứ kết.
Tại bán kết họ gặp đương kim vô địch thế giới, Pháp. Bồ Đào Nha mở tỉ số. Tuy nhiên, Pháp gỡ hòa, và có bàn thắng vàng ở chấm phạt đền của Zinedine Zidane trong hiệp phụ. Trọng tài người Áo, Gunter Benko đã có quyết định gây tranh cãi sau khi Abel Xavier để bóng chạm tay từ cú sút của Sylvain Wiltord. (Ban đầu Benko chỉ cho Pháp một quả phạt góc, sau đó thay đổi quyết định khi tham khảo ý kiến của trợ lý). Abel Xavier, Nuno Gomes và Paulo Bento đã bị cấm thi đấu quốc tế dài hạn sau khi xô trọng tài để phản đối quyết định đó.
4.4 Euro 2004
Cổ động viên Bồ Đào Nha tại Euro 2004 |
Giải đấu này được tổ chức tại quê hương Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha với tư cách chủ nhà đã vào tận đến chung kết trước khi thua Hy Lạp 0–1 bằng bàn thắng của tiền đạo Angelos Charisteas. Trước đó ở trận khai mạc Hy Lạp cũng vượt qua Bồ Đào Nha 2–1. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử trận chung kết lặp lại trận khai mạc, trước đó ở Euro 1988, Liên Xô và Hà Lan cũng đã từng gặp nhau trong cả trận khai mạc và chung kết.
4.5 Euro 2008
Ở vòng loại Bồ Đào Nha nhì bảng A (sau Ba Lan) và vào vòng chung kết được phân vào bảng A cùng chủ nhà Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc và Thổ Nhĩ Kỳ. Bồ Đào Nha đã có màn trình diễn ấn tượng ở vòng bảng khi thắng cả hai trận đầu tiên, dẫn đầu bảng và gặp Đức ở tứ kết. Tuy được đánh giá cao hơn ở trận tứ kết nhưng cuối cùng họ đã thất bại 2–3. Sau giải đấu này, huấn luyện viên Felipe Scolari từ giã đội tuyển, chuyển sang huấn luyện cho câu lạc bộ Chelsea.
4.6 Euro 2016
Là một đội bóng không giành được chiến thắng ở các hiệp đấu chính thức trong suốt quá trình vòng bảng Euro 2016 cho đến vòng đấu loại trực tiếp, Bồ Đào Nha dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Fernando Santos đã vào được bán kết gặp xứ Wales và đánh bại họ với tỉ số 2-0 do công lần lượt của Cristiano Ronaldo và Nani. Tại trận chung kết, Bồ Đào Nha gặp chủ nhà Pháp, đội bóng đã loại Đức ở bán kết. Cristiano Ronaldo bị chấn thương ngay ở những phút đầu của trận đấu do tiền đạo của Pháp là Dimitri Payet kèm quá chặt nên để xảy ra chấn thương đầu gối nên CR7 đã được thay ra nghỉ để tiền đạo mang áo số 20 Ricardo Quaresma vào sân. Băng đội trưởng được trao lại cho tiền đạo mang áo số 17 Nani. Nhiều pha bóng nguy hiểm, nhiều những cố gắng mà đội tuyển thi đấu không có Ronaldo bằng lối chơi phòng ngự - phản công, Bồ Đào Nha đã ép Pháp đến hiệp phụ trận đấu và phút thứ 109 thì tiền đạo từ hàng ghế dự bị mang áo số 9 Éder ghi bàn, ấn định tỉ số 1-0 cho Bồ Đào Nha. Bồ Đào Nha, Ronaldo và những người đồng đội đã vô địch Euro 2016 sau 12 năm chờ đợi từ nước mắt, nỗi buồn thua trận của Ronaldo trong trận thua của Bồ Đào Nha trước Hy Lạp với tỉ số 1-0. Sau câu chuyện thần kỳ của Hy Lạp trước chính Bồ Đào Nha năm 2004, cuối cùng họ đã có thể nâng cao chiếc cúp danh giá nhất của châu Âu cấp độ đội tuyển.
5. Lịch sử áo đấu
6. Kết quả gần đây
Euro 2020 Q | 7/9/2019 | Serbia | 2–4 | Bồ Đào Nha | Belgrade, Serbia |
Euro 2020 Q | 10/9/2019 | Litva | 1–5 | Bồ Đào Nha | Vilnius, Lithuania |
Euro 2020 Q | 11/10/2019 | Bồ Đào Nha | 3–0 | Luxembourg | Lisbon, Portugal |
Euro 2020 Q | 14/10/2019 | Ukraina | 2–1 | Bồ Đào Nha | Kiev, Ukraine |
Euro 2020 Q | 14/11/2019 | Bồ Đào Nha | 6–0 | Litva | Faro, Portugal |
Euro 2020 Q | 17/11/2019 | Luxembourg | 0–2 | Bồ Đào Nha | Luxembourg City, Luxembourg |
7. Đội hình
7.1 Đội hình hiện tại
Dưới đây là danh sách 23 cầu thủ được triệu tập tham dự vòng loại Euro 2020 gặp Litva và Luxembourg vào các ngày 14 và 17 tháng 11 năm 2019.
Số trận và bàn thắng được thống kê chính xác tới ngày 17 tháng 11 năm 2019 sau trận gặp Luxembourg.
# | Vị trí | Cầu thủ | Ngày sinh | Trận | Bt | Câu lạc bộ |
1 | Thủ môn | Rui Patrício | 15/2/1988 | 87 | 0 | Wolverhampton Wanderers |
22 | Thủ môn | Beto | 1/6/1982 | 16 | 0 | Göztepe |
12 | Thủ môn | José Sá | 17/1/1993 | 0 | 0 | Olympiacos |
6 | Hậu vệ | José Fonte | 22/12/1983 | 42 | 0 | Lille |
5 | Hậu vệ | Raphaël Guerreiro | 22/12/1993 | 39 | 2 | Borussia Dortmund |
2 | Hậu vệ | João Cancelo | 27/5/1994 | 16 | 3 | Manchester City |
4 | Hậu vệ | Rúben Dias | 14/5/1997 | 17 | 0 | Benfica |
19 | Hậu vệ | Mário Rui | 27/5/1991 | 9 | 0 | Napoli |
15 | Hậu vệ | Ricardo Pereira | 6/10/1993 | 7 | 0 | Leicester City |
3 | Hậu vệ | Rúben Semedo | 4/4/1994 | 0 | 0 | Olympiacos |
17 | Hậu vệ | Domingos Duarte | 10/3/1995 | 0 | 0 | Granada |
8 | Tiền vệ | João Moutinho | 8/9/1986 | 121 | 7 | Wolverhampton Wanderers |
10 | Tiền vệ | Bernardo Silva | 10/8/1994 | 43 | 6 | Manchester City |
13 | Tiền vệ | Danilo Pereira | 9/9/1991 | 37 | 2 | Porto |
16 | Tiền vệ | Bruno Fernandes | 8/9/1994 | 19 | 2 | Manchester United |
21 | Tiền vệ | Pizzi | 6/10/1989 | 17 | 3 | Benfica |
18 | Tiền vệ | Rúben Neves | 13/3/1997 | 16 | 0 | Wolverhampton Wanderers |
7 | Tiền đạo | Cristiano Ronaldo (Đội trưởng) | 5/2/1985 | 164 | 99 | Juventus |
9 | Tiền đạo | Éder | 22/12/1987 | 35 | 5 | Lokomotiv Moscow |
23 | Tiền đạo | André Silva | 6/11/1995 | 34 | 15 | Eintracht Frankfurt |
11 | Tiền đạo | Bruma | 24/10/1994 | 9 | 1 | PSV |
14 | Tiền đạo | Gonçalo Paciência | 1/8/1994 | 2 | 1 | Eintracht Frankfurt |
20 | Tiền đạo | Diogo Jota | 4/12/1996 | 2 | 0 | Wolverhampton Wanderers |
24 | Tiền đạo | Daniel Podence | 21/10/1995 | 0 | 0 | Wolverhampton Wanderers |
7.2 Triệu tập gần đây
Các cầu thủ cũng đã được triệu tập vào đội tuyển Bồ Đào Nha trong vòng 12 tháng qua.
Vị trí | Cầu thủ | Ngày sinh | Số trận | Bt | Câu lạc bộ | Lần cuối triệu tập |
Thủ môn | José Marafona | 8/5/1987 | 2 | 0 | Alanyaspor | Litva, 10/9/2019 |
Hậu vệ | Nélson Semedo | 16/11/1993 | 13 | 0 | Barcelona | Litva, 14/11/2019 INJ |
Hậu vệ | Pepe | 26/2/1983 | 108 | 7 | Porto | Litva, 14/11/2019 INJ |
Hậu vệ | Daniel Carriço | 4/8/1988 | 1 | 0 | Sevilla | Litva, 10/9/2019 |
Hậu vệ | Ferro | 26/3/1997 | 0 | 0 | Benfica | Litva, 10/9/2019 |
Tiền vệ | João Mário | 19/1/1993 | 45 | 2 | Lokomotiv Moscow | Litva, 14/11/2019 INJ |
Tiền vệ | André Gomes | 30/7/1993 | 29 | 0 | Everton | Ukraina, 14/10/2019 INJ |
Tiền vệ | William Carvalho | 7/4/1992 | 59 | 4 | Betis | Luxembourg, 11/10/2019 INJ |
Tiền vệ | Rafa Silva | 17/5/1993 | 17 | 0 | Benfica | Luxembourg, 11/10/2019 INJ |
Tiền vệ | Renato Sanches | 18/8/1997 | 18 | 1 | Lille | Litva, 10/9/2019 |
Tiền đạo | Gonçalo Guedes | 29/11/1996 | 21 | 6 | Valencia | Ukraina, 14/10/2019 INJ |
Tiền đạo | João Félix | 10/11/1999 | 4 | 0 | Atlético Madrid | Ukraina, 14/10/2019 INJ |
Tiền đạo | Dyego Sousa | 14/9/1989 | 2 | 0 | Thâm Quyến | Chung kết UEFA Nations League 2018–19 |
Ghi chú:
INJ: Cầu thủ rút lui khỏi đội hình do chấn thương.
PRE: Danh sách sơ bộ.
RET: Cầu thủ đã giã từ đội tuyển quốc gia.
7.3 Các cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất
Cristiano Ronaldo là cầu thủ khoác áo đội tuyển Bồ Đào Nha nhiều lần nhất và cũng là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Bồ Đào Nha với 164 lần ra sân và ghi được 99 bàn thắng. |
Tính đến ngày 17 tháng 11 năm 2019.
Cầu thủ in đậm vẫn còn thi đấu cho đội tuyển quốc gia.
STT | Tên | Trận | Bàn | Trận đầu tiên | Trận gần đây nhất |
1 | Cristiano Ronaldo | 164 | 99 | 20/8/2003 | 17/11/2019 |
2 | Luís Figo | 127 | 32 | 12/10/1991 | 8/7/2006 |
3 | João Moutinho | 121 | 7 | 17/8/2005 | 17/11/2019 |
4 | Nani | 112 | 24 | 1/9/2006 | 2/7/2017 |
5 | Fernando Couto | 110 | 8 | 19/12/1990 | 30/6/2004 |
6 | Pepe | 108 | 7 | 21/11/2007 | 14/10/2019 |
7 | Bruno Alves | 96 | 11 | 5/6/2007 | 7/6/2018 |
8 | Rui Costa | 94 | 26 | 31/3/1993 | 4/7/2004 |
9 | Ricardo Carvalho | 89 | 5 | 11/10/2003 | 22/6/2016 |
10 | Pauleta | 88 | 47 | 20/8/1997 | 8/7/2006 |
7.4 Các cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất
# | Họ tên | Bàn | Trận | Trung bình | Trận đầu tiên | Trận gần nhất |
1 | Cristiano Ronaldo | 99 | 164 | 0.6 | 20/8/2003 | 17/11/2019 |
2 | Pauleta | 47 | 88 | 0.53 | 20/8/1997 | 8/7/2006 |
3 | Eusébio | 41 | 64 | 0.64 | 8/10/1961 | 13/10/1973 |
4 | Luís Figo | 32 | 127 | 0.25 | 12/10/1991 | 8/7/2006 |
5 | Nuno Gomes | 29 | 79 | 0.37 | 24/1/1996 | 11/10/2011 |
6 | Hélder Postiga | 27 | 71 | 0.38 | 13/6/2003 | 14/11/2014 |
7 | Rui Costa | 26 | 94 | 0.28 | 31/3/1993 | 4/7/2004 |
8 | Nani | 24 | 112 | 0.21 | 1/9/2006 | 2/7/2017 |
9 | João Pinto | 23 | 81 | 0.3 | 12/10/1991 | 14/6/2002 |
10 | Nené | 22 | 66 | 0.33 | 21/7/1971 | 23/6/1984 |
Simão | 22 | 85 | 0.26 | 18/10/1998 | 29/6/2010 |
8. Kỷ lục cầu thủ
Ghi nhiều bàn thắng nhất trong một kỳ World Cup
- 9 - Eusébio (1966)
- 18 (2006), (2010), (2014) & (2018) Cristiano Ronaldo
- 4 - Nuno Gomes (2000)
- 9 (2004), (2008), (2012) & (2016) Cristiano Ronaldo
- 21 (2004), (2008), (2012) & (2016) Cristiano Ronaldo
- 27 tuổi, 8 tháng và 11 ngày (1–1 trong trận gặp Bắc Ireland ngày 16 tháng 10 năm 2012) Cristiano Ronaldo
- 9 Cristiano Ronaldo
- 2004, 2008, 2012, 2016 Cristiano Ronaldo
- Euro: 2004, 2008, 2012, 2016;
- FIFA World Cup: 2006, 2010, 2014, 2018
- Confederations: 2017
- UEFA Nations League: 2018-19 Cristiano Ronaldo
9. Các huấn luyện viên giành nhiều chiến thắng nhất
Tính đến ngày 27 tháng 6 năm 2014.
Huấn luyện viên | Thời gian | Kỷ lục | ||||
Số trận | Thắng | Hòa | Bại | Thắng % | ||
Luiz Felipe Scolari | 2003–2008 | 74 | 42 | 18 | 14 | 57 |
António Oliveira | 1994–1996, 2000–2002 | 43 | 25 | 10 | 8 | 58 |
Carlos Queiroz | 1991–1993, 2008–2010 | 49 | 25 | 16 | 8 | 54 |
Paulo Bento | 2010–2014 | 46 | 26 | 12 | 8 | 56 |
Fernando Santos | 2014-nay |
|
Thông tin trong bài viết sử dụng tư liệu từ wikipedia.