Thứ Bảy, 20/04/2024Mới nhất
ĐT Bỉ

Camping World

Official Website: www.rbfa.be

ĐT Bỉ

Tiểu sử và thành tích thi đấu của Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ

Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ (tiếng Pháp: Équipe de Belgique de football; tiếng Hà Lan: Belgisch voetbalelftal; tiếng Đức: Belgische Fußballnationalmannschaft) là đội tuyển cấp quốc gia của Bỉ do Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Bỉ quản lý.


Thông tin trong bài viết sử dụng tư liệu từ wikipedia.

1. Tổng quan Đội tuyển bóng đá quốc gia Bỉ


Tên khác

Rode Duivels, Diables Rouges, Die Roten Teufel (Quỷ đỏ)

Hiệp hội

Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Bỉ

Liên đoàn châu lục

UEFA (châu Âu)

Huấn luyện viên

Roberto Martínez

Đội trưởng

Eden Hazard

Thi đấu nhiều nhất

Jan Vertonghen (118)

Ghi bàn nhiều nhất

Romelu Lukaku (52)

Sân nhà

Sân vận động Nhà vua Baudouin

Mã FIFA

BEL

Xếp hạng FIFA

1 - Giữ nguyên (19/12/2019)

Cao nhất

1 (9.2018)

Thấp nhất

71 (6.2007)

Hạng Elo

1 Tăng 2 (25/11/2019)

Elo cao nhất

1 (11.2019)

Elo thấp nhất

74 (9.2009)

Trận quốc tế đầu tiên

Bỉ 3–3 Pháp
(Bruxelles, Bỉ; 1/5/1904)

Trận thắng đậm nhất

Bỉ 9–0 Zambia
(Bruxelles, Bỉ; 4/6/1994)

Bỉ 10–1 San Marino
(Bruxelles, Bỉ; 28/2/2001)

Trận thua đậm nhất

Nghiệp dư Anh 11–2 Bỉ
(Luân Đôn, Anh; 17/4/1909)

Giải Thế giới

Số lần tham dự

13 (lần đầu vào năm 1930)

Kết quả tốt nhất

Hạng ba, 2018

Giải vô địch bóng đá châu Âu

Số lần tham dự

6 (lần đầu vào năm 1972)

Kết quả tốt nhất

Hạng nhì (1980)

Trận thi đấu quốc tế đầu tiên của đội tuyển Bỉ là trận gặp đội tuyển Pháp vào năm 1904. Thành tích tốt nhất của đội cho đến nay là vị trí thứ ba của World Cup 2018, ngôi vị á quân của Euro 1980 và tấm huy chương vàng của Thế vận hội Mùa hè 1920.


2. Lịch sử

Bỉ có trận đấu chính thức đầu tiên vào ngày 1 tháng 5 năm 1904 là trận hoà 3-3 trước đội tuyển Pháp. Trước trận đấu này, đội tuyển chọn lọc của Bỉ có thi đấu vài trận, nhưng trong đội hình có một số cầu thủ Anh, do đó không được tính là trận đấu chính thức. Ví dụ Bỉ thắng Hà Lan 8-0 ngày 28 tháng 4 năm 1901 với sự có mặt của vài cầu thủ Anh. Sau trận đấu này, hai nước láng giềng Bỉ và Hà Lan có truyền thống một năm đấu 2 trận bắt đầu từ năm 1905, thường được tổ chức ở Antwerp và Rotterdam (sau chuyển sang Amsterdam). Vào thời điểm đó, đội tuyển Bỉ thường do 1 ban tuyển lựa quyết định gồm đại diện của 6 hoặc 7 câu lạc bộ lớn.
Biệt danh Những con quỷ đỏ của đội tuyển Bỉ do phóng viên Pierre Walckiers đặt cho sau trận thắng 3-2 trước Hà Lan (Rotterdam, 1906).
Hơn sáu thập kỉ sau, Bỉ trở thành một trong những đội bóng mạnh, tuy không vô địch các giải đấu lớn nhưng đối thủ không dễ vượt qua họ, kể cả ở sân nhà hay sân khách. Chìa khoá thành công của đội tuyển là việc sử dụng bẫy việt vị, một chiến thuật phòng ngự được phát triển trong thập niên 1960, ban đầu tại câu lạc bộ Anderlecht của huấn luyện viên người Pháp Pierre Sinibaldi.

2.1. Thế hệ vàng (1980-2002)

Giai đoạn thập niên 1980 và đầu thập niên 1990 là thời gian mạnh nhất trong lịch sử của Bỉ. Thành tích cao nhất của họ trong giai đoạn này là á quân Euro 1980. Dưới sự chỉ đạo của huấn luyện viên dày dạn kinh nghiệm Guy Thys, người từng chỉ đạo hơn 100 trận đấu chính thức, Bỉ nổi tiếng là 1 đội tuyển tổ chức tốt, thể lực sung mãn, 1 đối thủ khó vượt qua.
Đội tuyển có những cầu thủ trình độ cao như thủ môn Jean-Marie Pfaff, hậu vệ phải Eric Gerets, tiền vệ Jan Ceulemans, và tiền vệ kiến thiết Enzo Scifo. Tuy có một vài trận đấu không tốt với các đối thủ yếu hơn, nhưng họ thường đấu hay khi gặp các đối thủ mạnh. Cho đến tận gần đây, năm 2002, các đội bóng hàng đầu thế giới cũng ngại chạm trán với Những con quỷ đỏ, thậm chí cả nhà vô địch World Cup 2002, đội tuyển Brasil cũng phải chật vật mới thắng Bỉ 2-0 ở trận đấu loại trực tiếp trong giải này. Tuy nhiên kể từ đó, đội tuyển Bỉ dần xuống phong độ, chưa tìm lại được danh tiếng thuở trước.

2.2. Thoái trào và hi vọng mới (2003-2011)

Sau khi thất bại tại vòng loại World Cup 2006 (lần đầu tiên sau 24 năm), huấn luyện viên Aimé Anthuenis không được gia hạn hợp đồng, và René Vandereycken thay thế Anthuenis từ 1 tháng 1 năm 2006. Tuy vậy ông cũng không đưa được đội tuyển Bỉ vượt qua vòng loại Euro 2008, chỉ xếp thứ 5 ở bảng đấu loại.

2.3. Thế hệ vàng mới (2012-nay)

Bỉ hiện tại có hàng loạt cầu thủ chuyên môn tốt như các tiền đạo Mirallas, Benteke, Lukaku, Batshuayi, các tiền vệ Fellaini, Witsel, Carrasco, Dembele, De Bruyne, Nainggolan, Mertens và Hazard. Hàng thủ cũng rất mạnh với các cầu thủ nổi danh Kompany, Vermaelen, Alderweireld, Vertonghen cùng các thủ môn Courtois và Mignolet.

3. Thành tích tại các giải đấu

3.1. Giải vô địch thế giới

Sự xuất hiện của Bỉ tại giải vô địch thế giới (World Cup) phản ánh mức độ xuất hiện của tài năng ở trong nước tại từng thời điểm, giống như ở các đội tuyển Cộng hoà Séc, Hà Lan, hay Thụy Điển. Bỉ đã 6 lần liên tiếp vượt qua vòng loại World Cup - (từ 1982 đến 2002), thành tích chỉ kém Ý (12 lần), Argentina (9) và Tây Ban Nha (8). Các đội tuyển khác có số lần vào vòng chung kết liên tục nhiều hơn không được tính do trong số đó có những lần không phải tham gia vòng loại vì là chủ nhà hoặc đương kim vô địch.
Thi đấu một cách nỗ lực ở World Cup, đội tuyển Bỉ đã vượt qua vòng đấu bảng 5 trong 6 lần tham dự từ 1982 đến 2002, trong đó có 4 lần liên tiếp. Một trong những chiến thắng đáng nhớ nhất của họ là trận thắng đương kim vô địch Argentina 1-0 tại trận khai mạc World Cup 1982 tại Nou Camp.
Bốn năm sau, họ có được thành tích tốt nhất ở World Cup trong lịch sử, khi xếp hạng 4 chung cuộc ở World Cup 1986 với những cầu thủ nổi bật như Jan Ceulemans, Eric Gerets và Jean-Marie Pfaff. Bỉ bất ngờ chiến thắng đội bóng được mến mộ Liên Xô với những hảo thủ như Igor Belanov, Rinat Dasayev... 4–3 sau 2 hiệp phụ ở vòng 2, sau đó là Tây Ban Nha ở tứ kết. Tuy nhiên Bỉ chịu khuất phục trước đội vô địch giải Argentina 0-2 ở bán kết. Tại trận tranh giải ba, Bỉ thua Pháp 2-4 sau hai hiệp phụ. Đội trưởng tuyển Bỉ, tiền vệ Jan Ceulemans là cầu thủ Bỉ đầu tiên được lựa chọn vào đội hình tiêu biểu của một World Cup.
Mặc dù bị loại ngay từ vòng 2, màn trình diễn của Bỉ tại World Cup 1990 được đánh giá còn tốt hơn 4 năm trước. Ở trận đấu loại trực tiếp, Bỉ chiếm ưu thế trước Anh, chỉ thua ở những phút cuối của hiệp phụ bởi bàn thắng của David Platt. Enzo Scifo nhận giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất và cầu thủ xuất sắc thứ nhì sau Lothar Matthäus.
Tại World Cup 1994, Bỉ thua đương kim vô địch Đức tại vòng 2. Trận đấu đáng nhớ bởi 1 quyết định gây tranh cãi của trọng tài Kurt Röthlisberger. Bỉ không được 1 quả phạt đền khi Josip Weber bị chèn ngã trong vòng cấm. Michel Preud'homme được bầu là thủ môn xuất sắc nhất giải và có tên trong đội hình tiêu biểu.
Ở World Cup 1998, Bỉ cùng đội vô địch Pháp là 2 đội không thua 1 trận đấu nào. 3 trận hòa ở vòng bảng trước Hà Lan, Mexico và Hàn Quốc không đủ giúp họ vào vòng sau. Tại giải này Enzo Scifo và Franky Van Der Elst tham dự World Cup lần thứ 4, lập kỉ lục của Bỉ.
Bỉ khởi đầu World Cup 2002 không thật suôn sẻ, nhưng đội bóng tiến bộ qua từng trận đấu. Đội trưởng Marc Wilmots ghi bàn trong cả ba trận đấu vòng bảng. Ở vòng 2 họ gặp phải nhà vô địch của giải Brasil. Giống như năm 1994, kết quả trận đấu bị ảnh hưởng bởi quyết định không chính xác của trọng tài. Ngay cả người Brasil cũng ngạc nhiên khi trọng tài Peter Prendergast không công nhận bàn thắng mở tỉ số của Marc Wilmots. Kết cục Bỉ thua 0-2. Huấn luyện viên Brasil Luiz Felipe Scolari thừa nhận sau giải rằng Những con quỷ đỏ là đối thủ khó khăn nhất của Brasil ở giải này. Bỉ giành được giải thưởng fair-play (cho đội bóng chơi đẹp). Marc Wilmots cân bằng kỉ lục tham dự 4 kì World Cup của Enzo Scifo và Franky Van Der Elst, tuy nhiên lần tham dự đầu tiên Wilmots không được ra sân. Wilmots cũng lập kỉ lục ghi bàn cho Bỉ tại các kì World Cup với 5 bàn thắng.
Sau World Cup 2002, phong độ đội tuyển không tốt khi họ không vượt qua vòng loại ở 2 kỳ World Cup 2006 và 2010. Năm 2014, với lứa cầu thủ tài năng mới, Bỉ lọt vào đến tứ kết nhưng để thua Argentina. World Cup 2018 là bước ngoặt lớn khi các lứa cầu thủ đội này đã giành được huy chương đồng của một kỳ World Cup.

Năm

Thành tích

Thứ hạng *

Số trận

Thắng

Hòa**

Thua

Bàn thắng

Bàn thua

1930

Vòng 1

11

2

0

0

2

0

4

1934

Vòng 1

15

1

0

0

1

2

5

1938

Vòng 1

13

1

0

0

1

1

3

1950

Bỏ cuộc

1954

Vòng 1

12

2

0

1

1

5

8

1958 đến 1966

Không vượt qua vòng loại

1970

Vòng 1

10

3

1

0

2

4

5

1974 đến 1978

Không vượt qua vòng loại

1982

Vòng 2

10

5

2

1

2

3

5

1986

Hạng 4

4

7

2

2

3

12

15

1990

Vòng 2

11

4

2

0

2

6

4

1994

Vòng 2

11

4

2

0

2

4

4

1998

Vòng 1

19

3

0

3

0

3

3

2002

Vòng 2

14

4

1

2

1

6

7

2006 đến 2010

Không vượt qua vòng loại

2014

Tứ kết

6

5

4

0

1

6

3

2018

Hạng ba

3

7

6

0

1

16

6

2022

Chưa xác định

2026

Tổng cộng

13/21

1 lần hạng 3

48

20

9

19

68

72

Ghi chú:

* Thứ hạng không chính thức dựa trên vòng đấu mà đội bóng lọt vào và điểm số đạt được với các đội bóng cùng vào một vòng đấu.

** Tính cả các trận hòa ở các vòng đấu loại trực tiếp phải giải quyết bằng sút phạt đền luân lưu.

3.2. Giải vô địch châu Âu

Thành tích của Bỉ tại Giải vô địch bóng đá châu Âu tốt hơn so với World Cup. Thành tích tốt nhất của họ là ngôi á quân năm 1980 tại Ý sau khi thua sát nút 1-2 trước Tây Đức tại trận chung kết. Bỉ là chủ nhà (hoặc đồng chủ nhà) 2 lần, xếp thứ ba năm 1972 và gây thất vọng trong năm 2000 khi là đội chủ nhà đầu tiên bị loại ngay từ vòng bảng.

Sau Euro 2000, phong độ đội tuyển không tốt khi họ không vượt qua vòng loại ở 3 kỳ Euro 2004, 2008 và 2012. Năm 2016, với lứa cầu thủ tài năng mới, Bỉ lọt vào đến tứ kết nhưng để thua xứ Wales.

Năm

Thành tích

Số trận

Thắng

Hòa

Thua

Bàn thắng

Bàn thua

1960 đến 1968

Không vượt qua vòng loại

1972

Hạng ba

2

1

0

1

3

3

1976

Không vượt qua vòng loại

1980

Hạng nhì

4

1

2

1

4

4

1984

Vòng bảng

3

1

0

2

4

8

1988 đến 1996

Không vượt qua vòng loại

2000

Vòng bảng

3

1

0

2

2

5

2004 đến 2012

Không vượt qua vòng loại

2016

Tứ kết

5

3

0

2

9

5

2020

Vượt qua vòng loại

2024

Chưa xác định

Tổng cộng

5/15
1 lần á quân

17

7

2

8

22

25

4. Thế vận hội

Bỉ từng đoạt huy chương vàng môn bóng đá tại Thế vận hội Mùa hè 1920, huy chương đồng Thế vận hội Mùa hè 1900. Ngày 16 tháng 6 năm 2007, Bỉ đã giành quyền tham dự Thế vận hội Mùa hè 2008 sau khi hòa 2-2 với đội tuyển Hà Lan.

5. Danh hiệu

Vô địch thế giới: 0

  • Hạng ba: 2018
  • Hạng tư: 1986

Vô địch châu Âu: 0

  • Á quân: 1980
  • Hạng ba: 1972

Bóng đá nam tại Olympic:

  • Huy chương vàng: 1920
  • Huy chương đồng: 1900
  • Hạng tư: 2008
  • Hạng ba: World cup 2018

6. Cầu thủ

6.1. Cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất

Tính đến 19 tháng 11 năm 2019, 10 cầu thủ khoác áo đội tuyển Bỉ nhiều lần nhất là:

STT

Cầu thủ

Năm thi đấu

Số trận

Bàn thắng

Vị trí

1

Jan Vertonghen

2007–

118

9

Hậu vệ

2

Eden Hazard

2008–

106

32

Tiền đạo

3

Axel Witsel

2008–

105

9

Tiền vệ

4

Toby Alderweireld

2009–

98

5

Hậu vệ

5

Jan Ceulemans

1977–1991

96

23

Tiền vệ/Tiền đạo

6

Timmy Simons

2001–2013

94

6

Hậu vệ/Tiền vệ

7

Dries Mertens

2011–

90

18

Tiền đạo

8

Vincent Kompany

2004–

89

4

Hậu vệ/Tiền vệ

9

Marouane Fellaini

2007–2018

87

18

Tiền vệ

10

Eric Gerets

1975–1991

86

2

Hậu vệ

Franky Van der Elst

1984–1998

86

1

Tiền vệ

6.2. Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất

Tính đến 19 tháng 11 năm 2019, 10 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho đội tuyển Bỉ là:

STT

Cầu thủ

Năm thi đấu

Bàn thắng

Số trận

Vị trí

Hiệu suất

1

Romelu Lukaku

2010–

52

84

Tiền đạo

0.62

2

Eden Hazard

2008–

32

106

Tiền vệ/Tiền đạo

0.3

3

Bernard Voorhoof

1928–1940

30

61

Tiền đạo

0.49

3

Paul Van Himst

1960–1974

30

81

Tiền đạo

0.37

5

Joseph Mermans

1945–1956

28

56

Tiền đạo

0.5

5

Marc Wilmots

1990–2002

28

70

Tiền vệ

0.4

7

Robert De Veen

1906–1913

26

23

Tiền đạo

1.13

8

Wesley Sonck

2001–2010

24

55

Tiền đạo

0.44

9

Ray Braine

1925–1939

23

52

Tiền đạo

0.44

9

Marc Degryse

1984–1996

23

63

Tiền đạo

0.37

7. Huấn luyện viên

Trước năm 1910, một hội đồng của Hiệp hội bóng đá Bỉ đứng ra lựa chọn cầu thủ.

  • 1910-1913: William Maxwell
  • 1914: Charles Bunyan
  • 1920-1928: William Maxwell
  • 1928-1930: Victor Löwenfelt
  • 1930-1934: Hector Goetinck
  • 1935: Jules Turnauer
  • 1935-1940: Jack Butler
  • 1944-1946: François Demol
  • 1947-1953: Bill Gormlie
  • 1953-1954: Dougall Livingstone
  • 1955-1957: André Vandeweyer
  • 1957: Louis Nicolay (tạm quyền)
  • 1957-1958: Geza Toldi
  • 1958-1968: Constant Vanden Stock
  • 1968-1976: Raymond Goethals
  • 1976-1989: Guy Thys
  • 1989-1990: Walter Meeuws
  • 1990-1991: Guy Thys
  • 1991-1996: Paul Van Himst
  • 1996-1996: Wilfried Van Moer
  • 1997-1999: Georges Leekens
  • 1999-2002: Robert Waseige
  • 2002-2005: Aimé Anthuenis
  • 2006 - 4/2009: René Vandereycken
  • 5/2009 - 9/2009: Franky Vercauteren
  • 10/2009 - 4/2010: Dick Advocaat
  • 5/2010 - 5/2012: Georges Leekens
  • 5/2012 - 8/2016: Marc Wilmots
  • 8/2016 -: Roberto Martínez
top-arrow
X