Manchester City đã vô địch Premier League nhờ vào khoản đầu tư 1 tỉ bảng của Sheikh Mansour, nhưng thật ra, mọi chuyện ở Eastlands không chỉ có thế. Từ một đội bóng với lịch sử dài những nỗi buồn, nợ nần, rớt hạng và nỗi thất vọng triền miên đến nhà vô địch hiện tại là cả một câu chuyện dài.
Khaldoon al-Mubarak, một nhân vật cấp cao trong đế chế của Seikh Mansour, được giao điều hành toàn bộ CLB. Sau khi đồng ý mua tiền đạo người Brazil với giá 32,5 triệu bảng, Mansour, Al-Mubarak và HLV khi đó Mark Hughes chi ra 50 triệu bảng nữa cho làn sóng tân binh đầu tiên. Rồi mùa hè năm 2009 là 137,5 triệu bảng cho làn sóng thứ hai, Gareth Barry từ Aston Villa (12 triệu); Roque Santa Cruz từ Blackburn Rovers (17,5 triệu); Emmanuel Adebayor từ Arsenal (25 triệu); Kolo Toure, cũng từ Arsenal (16 triệu); Joleon Lescott từ Everton (22 triệu) và Carlos Tevez từ M.U (45 triệu).
Riêng tiền đạo người Argentina được chọn làm biểu tượng cho thời đại mới ở Man City với tấm bảng lớn có hình anh tỏng màu áo xanh được dựng lên ngay cửa ngõ thành phố cùng dòng chữ: “Chào mừng tới Manchester”. Tất cả là để nhắm đến một thời hoàng kim xưa cũ. Phải là một CĐV Man City rất lâu đời mới nhớ họ đã vô địch Anh năm 1968, giành Cúp FA năm 1969, Cúp C2 và League năm 1970. Cho đến những năm 1970, họ vẫn là một thế lực của bóng đá Anh, trên cơ M.U, từng rớt hạng năm 1974.Man City có thể tự hào rằng họ không chỉ là một đội bóng giàu có
Những ngày cơ cực
Nhưng cuộc sụp đổ bắt đầu vào cuối những năm 1970. Năm 1979, họ kết thúc ở vị trí thứ 15 và mùa sau đó bị loại khỏi Cúp FA dưới tay đội hạng Tư Halifax Town. Thảm họa kết thúc bằng việc rớt hạng ngay tại Maine Road trong ngày thứ Bảy cuối cùng của mùa giải 1982-1983. Từ đó trở đi là chuỗi ngày buồn bã chán nản. Đến tháng 5/1996, Man City rớt xuống hạng Nhì lần thứ ba kể từ 1983. Trong tuần lễ của trận đấu cuối cùng, chủ tịch Man City, Peter Swales, qua đời ở tuổi 62 và các CĐ đã dành một phút mặc niệm cho ông, trong nỗi buồn nhân đôi.
2 năm sau đó, Man City lại rớt hạng, lần này là xuống hạng Ba. David Bernstein, người hiện giờ là chủ tịch LĐBĐ Anh, được chỉ định làm chủ tịch mới. Nỗi đau lớn đến mức các CĐV Man City đã sáng tác ra một bài hát mà họ ca vang trong chuyến làm khách đến sân Bloomfield Road của Blackpool: “Chúng ta không, chúng ta không thực sự ở đây; Chúng ta không, chúng ta không thực sự ở đây, chúng ta là những kẻ vô hình, chúng ta không thực sự ở đây”.
Kỳ lạ, nhiều tính châm biến và cũng không tin nổi vào mắt mình, họ ca lại bài hát đó lần nữa ở Etihad trước QPR vừa rồi, nhưng lần này là với Yaya Toure, Sergio Aguero, David Silva và Vincent Kompany trong đội hình cùng chiếc cúp vô địch Premier League trong phòng truyền thống. Vào lúc Sheikh Mansour mua lại Man City năm 2008, CLB đã có 6 mùa liên tiếp ở Premier League và về thứ 9. Họ cũng có một sân bóng mới nhờ ngân sách của hội đồng thành phố có sức chức 48.000 chỗ và những ai trung thành trong suốt 40 năm đầy biến cố với màu áo xanh giờ đã được tưởng thưởng xứng đáng.
Mới cách đây không lâu, các năm 2006 và 2007, Man City còn là một gương mặt quen thuộc của cuộc đua trụ hạng, lần lượt về thứ 15 và 16. Thay đổi đầu tiên đến cùng ông chủ “chuyển tiếp” cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và tân HLV Sven Goran Eriksson, với những chữ ký tuy chưa phải ngôi sao, nhưng đã chất lượng hơn nhiều so với trước kia như Martin Petrov, Vedran Corluka và Elano.
Và cuộc đổi đời
Tuy nhiên, cuộc cách mạng đích thực chỉ diễn ra sau đó với sự có mặt của các ông chủ từ Abu Dhabi sau khi họ bỏ ra khoản tiền 150 triệu bảng mua lại CLB, giúp Thaksin thu về khoản lãi 90 triệu bảng. Al-Mubarak không phải là một tỉ phú dầu mỏ ăn chơi coi đội bóng là một thú tiêu khiển như tưởng tượng ban đầu của nhiều người. Trái lại, ông điềm tĩnh, thể hiện sự gắn bó và cam kết bền chặt với mục tiêu đưa Man City lên đỉnh cao. “Tôi là chiếc cầu nối, tôi muốn mang đến sự hiểu biết lẫn nhau, giữa thế giới A-rập và ở đây”, Al-Mubarak nói ngay sau khi tiếp quản CLB.
Kết hoạch mới ở Man City, được ông vạch ra cùng cựu giám đốc điều hành Garry Cook, cựu lãnh đạo của tập đoàn Nike, là một chương trình toàn diện: hạ tầng bóng đá, cấu trúc tài chính, quản trị, ở cả ban lãnh đạo và đội ngũ huấn luyện, học viện bóng đá trẻ, quan hệ với CĐV, hoạt động thương mại…, tất cả đều sẽ thay đổi. “Một trong những bất ngờ lớn nhất với tôi là việc đội bóng này vận hành khá nghiệp dư, tôi thật sự bị sốc khi thấy điều đó ở một CLB Premier League”, Al-Mubarak nói.
Man City chỉ định Brian Marwood làm giàm đốc bóng đá và sau khi giải Ngoại hạng có luật giới hạn 25 cầu thủ đăng ký mỗi mùa, Man City chuẩn bị để có hai cầu thủ đẳng cấp thế giới ở mỗi vị trí. Tháng 12/2009, các ông chủ A-rập sa thải Hughes và mời về Roberto Mancini, một quyết định gây nhiều tranh cãi lúc đó. Hai kỳ chuyển nhượng tiếp theo lại là một cuộc mua sắm điên rồ nữa, Jerome Boateng, David Silva, Yaya Toure, Aleksandar Kolarov, Mario Balotelli, James Milner và Edin Dzeko, với giá tổng cộng 156,5 triệu bảng. Marwood thường phải chuẩn bị những bản phân tích dài 40-50 trang cho mỗi hợp đồng như thế, nhưng rồi tất cả công sức và tiền bạc đã được đền đáp xứng đáng. Kể từ giờ trở đi, Man City có thể tự hào rằng họ không chỉ là một đội bóng giàu có, mà còn là câu chuyện đổi đời khó tin nhất ở Premier League.
(Theo Thể Thao Văn Hoá)