Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

"Giấc mộng hoàng kim" của bóng đá Anh

Thứ Hai 16/04/2007 17:46(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Có đến 3 đội bóng Anh lọt vào bán kết Champions League. Một trận chung kết toàn Anh là điều các fan của xứ sở sương mù đang ngóng chờ. Phải chăng, thời hoàng kim của bóng đá Anh đã quay lại ?

 

Gần 30 năm trước, ngót 1 thập niên dài, bóng đá Anh đã thống trị chiến trường Châu Âu ( lúc ấy còn có tên là European Cup). Một kỷ lục từ thời kỳ hoàng kim ấy vẫn khó có thể phá vỡ cho đến tận ngày nay, chỉ trong vòng 8 năm từ 1977-1984, mà các CLB của Anh đã thay nhau dành đến 7 chức vô địch Châu Âu trong đó có 6 lần liên tiếp với những cái tên Liverpool, Nottingham Forest và Aston Villa.

Năm 1985, năm xảy ra thảm họa Heysel trong trận chung kết giữa Juventus và Liverpool cũng là năm cuối cùng của thời kỳ hoàng kim mà các đội bóng Anh đã tạo ra trong suốt thập kỷ 70. Kể từ trận chung kết kinh hoàng ấy trong suốt quãng thời gian kéo dài cho đến tận năm 1999, khi MU hùng mạnh với cú ăn ba đoạt chức vô địch Champions League lần thứ 2 thì không hề có một đội bóng Anh nào lọt vào trận chung kết mà trong giai đoạn đó chỉ xuất hiện sự lên ngôi của các đội bóng Italia, đặc biệt là AC Milan và Juventus. Nhưng năm 1999 ấy, không phải là sự bắt đầu trở lại của một thời kỳ hoàng kim của bóng đá Anh ở Châu Âu như người ta đã tưởng dù cho lúc đó MU và Arsenal đang được coi là một trong những CLB có lối chơi đẹp nhất Châu Âu. 

 

Có ai ngờ đâu, phải mất 6 năm trời sau chiến thắng ấy của MU, mới lại có một đội bóng Anh xuất hiện trong trận chung kết Champions League, đó là Liverpool năm 2005. Và cũng đâu có ai ngờ rằng kể từ năm đó, 3 trận chung kết Champions League gần đây đều có sự góp mặt của một bóng đá Anh. Phải chăng thời kỳ hoàng kim xưa của bóng đá Anh đã quay trở lại ?

Không ai có thể phủ nhận bóng đá Premier League có lối chơi rất hấp dẫn. Không ai có thể phủ nhận tính toàn cầu của giải đấu có lượng fan đông đảo nhất thế giới này. Và không ai có thể phủ nhận sự thành công trong việc quảng bá thương hiệu Premiership của những người làm bóng đá Anh. Nhưng so với 2 giải đấu hàng đầu khác của bóng đá Châu Âu là La Liga và Serie A thì Premiership vẫn còn kém hơn trong việc tạo ra một trận chung kết Champions League nội bộ.

Năm 2000 chúng ta đã được chứng kiến một trận chung kết toàn La Liga giữa Real Madrid và Valencia, năm 2003 là trận chung kết toàn Serie A giữa Milan và Juventus. Và điều thú vị là trong cả 2 năm ấy, cứ năm nào xuất hiện cả 3 đội bóng của 1 quốc gia ở bán kết thì tức là năm ấy sẽ có trận chung kết nội bộ. Liệu định mệnh ấy có quay trở lại khi đã có cả MU, Chelsea, Liverpool trong vòng bán kết?

 

 


Điều ấy rất có thể, nếu Milan không thể vượt qua được sức ép và không làm được như những gì họ đã làm trong lịch sử đối đầu với các đội bóng Anh. Đây sẽ là lần thứ 3 Milan gặp MU ở bán kết C1/Champions League và điều đáng buồn cho các fan của MU là Milan đều đã thắng ở cả 2 lần trước đó và lọt vào trận Chung kết. Nhưng tất nhiên là lịch sử là thứ không thể lôi ra đong đếm hiện tại và sau trận đại thắng Roma 7-1 vừa rồi thì tất nhiên MU vẫn đang là đội bóng được đánh giá cao hơn. Và vì thế một trận Chung kết toàn Anh rất có thể sẽ xảy ra.  

Nhưng ngay câu hỏi được đặt ra là liệu ngay cả khi đó là một trận CK Champions League toàn Anh thì có phải thời Hoàng kim của bóng đá Anh đã quay lại hay không? Rất có thể câu trả lời là chưa. 

Vì những gì mà cả bóng đá Anh nói chung cũng như của 3 đội bóng đã lọt vào bán kết Champions League đang có hiện nay đều là những thứ không bền. Vì tất cả đều là "đồ ngoại".  Hãy nhìn số lượng các ngoại binh trong cả 3 CLB này mà xem : quá nhiều ! Hay nói đúng hơn là hầu như những ngôi sao trong những đội hình đó đều mang quốc tịch "non-English". Rồi hãy nhìn những tướng chỉ huy những đoàn quân lê dương ấy mà xem, tất cả đều là người nước ngoài, từ ngài Ferguson đến từ Scotland đến Mourinho đến từ bán đảo Ibera, cũng là nơi ông Benitez sinh trưởng.  Không chỉ có thế, ngay cả nguồn tiền đổ vào cả 3 CLB này đều xuất phát từ ngoại quốc, từ những đồng Rupe của ông chủ Abramovich đến những đồng Dollar của những ông chủ của MU và Liverpool.

 

Thế mới thấy, sự “toàn cầu hóa" của bóng đá Anh nó mới rõ ràng như thế nào và hệ quả của nó là những "thành công ảo" mà các Cổ động viên xứ sở sương mù đang được hưởng. Họ cứ mơ về sự lặp lại của một thời hoàng kim, nhưng thời hoàng kim nào sẽ đến với sự phát triển không bền vững ấy. Và liệu bóng đá Anh có thật sự phát triển như nó đã từng làm được vào những thập niên 70 hay nó cũng chỉ là những “con hổ giấy” như thành tích của đội tuyển Anh trong những giải thi đấu quốc tế gần đây?

Có lẽ đã đến lúc cần phải gạt bỏ "giấc mộng hoàng kim" sang một bên để nhìn vào thực chất những gì mà bóng đá Anh đang có chứ đừng cứ mãi ôm ấp cái "giấc mộng ảo" ấy như cái tính bảo thủ vốn có của người Anh. 

Các fan Việt Nam hâm mộ bóng đá Anh như thế nào ?

Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận của Bongda24h (kết quả tổng hợp lúc 17h30 ngày 17 tháng 4) thì có đến 4049 bạn chọn lựa phương án một trận Chung kết toàn Anh trong tổng số 5443 bạn tham gia (chiếm 74%). Trong đó phương án trận CK sẽ là cuộc đối mặt của Liverpool và MU là được nhiều phiếu bình chọn nhất (3180 - 58%).

Chỉ có 25% độc giả đánh giá Milan có khả năng vượt qua MU khiến không thể có một trận CK toàn Anh.

 

Ý kiến của các bạn về việc bóng đá Anh thống trị Champions League như thế nào? Hãy cho viết cho chúng tôi ngay dưới đây nhé ! Xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu để ý kiến của các bạn có thể được đăng tải nhanh nhất.

  • Vương Hiển

Có thể bạn quan tâm

Hà Đông - Công Phượng và sự cay nghiệt của người Việt

Hà Đông - Công Phượng và sự cay nghiệt của người Việt

Hà Đông - Công Phượng và sự cay nghiệt của người Việt

Trên mạng xã hội trong vòng 1 tuần này từ khóa hot nhất có thể đó chính là Nguyễn Công Phượng, cầu thủ trẻ vừa ghi bàn vào lưới U19 Australia bằng một tuyển phẩm hiếm có khó tìm vậy nhưng chỉ một bức ảnh mà làm cho cộng đồng mạng chỉ trích đay nghiến cầu thủ trẻ tuổi này.

Real Madrid: Đẹp, mong manh, và dễ vỡ

Real Madrid: Đẹp, mong manh, và dễ vỡ

Real Madrid: Đẹp, mong manh, và dễ vỡ

Cứ mỗi kì chuyển nhượng mùa hè đến, như đã thành thói quen, các CĐV luôn chờ đợi những vì sao tinh tú của bóng đá thế giới cập bến Bernabeu. Mùa hè năm nay cũng không phải là một ngoại lệ. Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup theo hệ thống tính điểm Castro Index là Toni Kroos và vua phá lưới World Cup James Rodriguez cũng đã được Florentino Perez mang về.

Gia nhập Manchester United: Nên hay không?

Gia nhập Manchester United: Nên hay không?

Gia nhập Manchester United: Nên hay không?

Manchester United là một trong những câu lạc bộ xông xáo nhất trên TTCN với 2 bản hợp đồng đã được thực hiện và hàng loạt những mục tiêu đang theo đuổi như Mats Hummels, Arturo Vidal, Angel Di Maria… Nếu như vài năm trước đây khi MU còn ở đỉnh cao của vinh quang thì họ sẽ dễ dàng có được cái gật đầu của cầu thủ, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại các mục tiêu của MU sẽ phải cân nhắc kĩ những đặc điểm sau khi nhận được lời đề nghị của Quỷ đỏ thành Manchester.

Sanchez về Arsenal: Tương lai nào cho Walcott?

Sanchez về Arsenal: Tương lai nào cho Walcott?

Sanchez về Arsenal: Tương lai nào cho Walcott?

Cũng giống như bất kỳ cầu thủ nào của Arsenal, Theo Walcott cảm thấy rất vui mừng, khi ban lãnh đạo đội bóng thành London tiếp tục chi ra một khoản tiền chuyển nhượng khổng lồ để đưa về sân Emirates thêm một ngôi sao đẳng cấp sau Mesut Oezil là Alexis Sanchez. Tuy nhiên đây cũng có thể là một thời khắc đánh dấu cho tương lai đầy đen tối của Walcott trong thời gian tới.

Xem thêm
top-arrow
X