Thứ Tư, 02/10/2024Mới nhất
Zalo

Italia hóa Juve, Juve hóa Italia: “ItalJuve”

Thứ Sáu 04/09/2009 14:42(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Azzurra trong lòng Juve hay Juve trong lòng Azzurra? Gọi thế nào cũng được vì trên thực tế, 2 thực thể ấy song song tồn tại trong nhau, trong một dự án đầy tham vọng phục vụ một sự nghiệp kép: khối Juve giúp một cựu HLV Juve cùng Azzurra bảo vệ danh hiệu VĐTG, khối Azzurra trong lòng Juve giúp học trò của cựu HLV kia đoạt Scudetto. Tất cả trong năm 2010.

Thêm Grosso nữa là 8 và nếu những cuộc gặp của LĐBĐ Italia với Bộ nội vụ Italia nhằm yêu cầu đơn giản hóa thủ tục nhập tịch của Amauri để anh có thể mang hộ chiếu Ý vào đầu năm tới, sẽ là 9, 9 cầu thủ Juventus khóac áo ĐT Italia, ở tất cả các vị trí, từ hàng thủ (Buffon, Chiellini, Legrottaglie, Cannavaro, Grosso, nghĩa là toàn bộ hàng thủ của ĐT Italia), hàng tiền vệ (Marchisio, Camoranesi) cho đến hàng tiền đạo (Iaquinta, Amauri). Nếu Lippi để mắt đến Del Piero và cho anh thêm một cơ hội nữa, cơ hội cuối cùng, sẽ là 10. Một kỉ lục, và không thể tin được.

Nhưng con số 8 cũng đã là một kỉ lục ở châu Âu và cũng không có một CLB nào trên khắp thế giới có cùng lúc trong đội hình 7 nhà VĐTG. Có thời điểm nào trong các trận đấu tới, Lippi, cũng là một người Juventus, sẽ cho ra sân cả 8 tuyển thủ của Juve? Có thể lắm chứ, nhưng còn phải chờ thêm Amauri và Del Piero để phá kỉ lục đã tồn tại 31 năm nay cũng do Juve lập: 9 cầu thủ của họ có mặt trên sân trong trận gặp Argentina ở World Cup ‘78 ngày 10/6/1978, từ phút thứ 6, sau khi Cuccureddu thay Bellugi để vào sân đá cùng với những đồng đội Juve đã có mặt trước đó là Zoff, Gentile, Cabrini, Benetti, Scirea, Tardelli, Causio và Bettega. Ngày 20/10/1933, Italia cũng ra sân với 9 cầu thủ đến từ CLB hàng xóm của Juve, Torino, trong trận gặp Hungary.

Lippi muốn xây dựng ĐT Italia dựa trên nền tảng của Juve

Đấy không chỉ là một thống kê thuần túy và những người Italia rất giỏi nghiên cứu lịch sử đã đưa ra các minh chứng. Với nhóm Torino ấy, một năm sau Italia đoạt chức VĐTG. Với nhóm Juve làm nòng cốt ấy, 4 năm sau Argentina 1978, Italia vô địch Espana 82. Nhưng những cứ liệu đó không thể là một điều kiện để khẳng định Italia có thể bảo vệ danh hiệu VĐTG với những người của Juventus hay khẳng định Juve sẽ đoạt Scudetto với bộ khung Italia. Điều duy nhất mà người ta có thể khẳng định, là Lippi đã vạch ra cho Juve cả một chính sách đầy tham vọng với Juve nhằm phục vụ lợi ích của CLB cũ mà ông dẫn dắt và ĐTQG ông đang làm HLV. Dự án ấy không chỉ bao hàm việc đưa Ferrara, người học trò cũ, cũng là trợ lí của ông hồi World Cup 2006, làm HLV Juve, mà còn gắn liền với chính sách đưa một số cầu thủ Juve vốn được Lippi đặc biệt ưu ái lên tuyển (Marchisio) và đưa các tuyển thủ Italia về Juve (Cannavaro, Grosso).

Ban huấn luyện ĐT Italia cũng được Juve hóa, khi các chuyên gia về thể lực Claudio Gaudino và Aldo Esposito vừa hỗ trợ Lippi vừa làm việc cho Ferrara. Theo cách ấy, Juve trở thành một ĐT Italia thu nhỏ, mọi phương pháp của Lippi đều được Ferrara áp dụng cho Juve, từ thể lực, nhân sự, chế độ tập luyện cho đến chiến thuật và hình thành nên một phong cách đặc trưng, phong cách ItalJuve (sơ đồ 4-3-1-2 hiện tại gần giống với sơ đồ mà Lippi đã từng áp dụng cho Juve trong chiến dịch chinh phục Champions League 1996, với vị trí của Diego hiện tại do Del Piero hồi đó nắm giữ, cặp Amauri-Iaquinta cũng na ná Ravanelli-Vialli).

Sự tiện lợi của mô hình CLB trong ĐT? Ngoài những lí do đã nêu trên, có thêm lí do quan trọng nữa: Lippi không mất công theo dõi họ ở nước ngoài và việc tập trung cầu thủ không đến nỗi trở nên quá phức tạp như Mourinho ở Inter, với một tập hợp gồm 16 tuyển thủ, chơi cho 13 ĐTQG khác nhau, trong đó có 7 tuyển thủ Nam Mỹ, những người luôn phải thực hiện những chuyến đi vượt đại dương về đá cho ĐTQG mỗi lần được triệu tập. Việc đỡ tốn sức hơn Inter theo cách đó có thể là một lợi thế lớn và nếu nhìn trong cuộc cạnh tranh lúc nào cũng nảy lửa với đội bóng của Mourinho, những người yêu Juve có thể đưa ra một lí do nữa để tự hào: Juve luôn là nòng cốt của ĐTQG, và xu hướng mua cầu thủ ngoại ồ ạt như trong những năm qua ở Juve dường như đã kết thúc theo một định hướng rõ ràng hơn, phục vụ cho ĐTQG. Inter không có được chất Italia đó, và như một nhà bình luận nổi tiếng là thân Inter đã từng viết, Inter vô địch Serie A, nhưng liệu Inter có phải là nhà vô địch Italia và đủ sức đại diện cho Italia trên đấu trường châu Âu?

Không nên sa đà vào những cuộc tranh cãi liên quan đến những lời khiêu khích ấy, chỉ biết là danh hiệu VĐ Serie A không do số cầu thủ người Ý có mặt trong đội hình nhiều hay ít, mà là do nhiều yếu tố khác cộng lại, cũng như việc Italia có thể làm được những điều phi thường với bộ khung Juve trong đội hình tại World Cup 2010 không phụ thuộc vào việc có 9 hay 10 cầu thủ của Ferrara. Còn nếu Juve đoạt Scudetto và Italia một lần nữa lên ngôi, còn gì bằng..

Cuộc cạnh tranh giữa Juve và Inter không chỉ phụ thuộc vào số lượng tuyển thủ quốc gia trong đội hình nhiều hay ít, mà còn các yếu tố khác. Việc tập trung về đá cho các ĐTQG Nam Mỹ là cả một vấn đề lớn với Mourinho. Luôn có 7 cầu thủ Nam Mỹ (Lucio, Maicon, Julio Cesar, Milito, Zanetti, Suazo và Cordoba, sau này có thể thêm Cambiasso nếu anh bình phục chấn thương) được triệu tập cho ĐTQG cho các trận đấu của họ, phải thực hiện những chuyến bay vượt đại dương và rồi chỉ trở về trại Inter trước các trận đấu của họ 1 hoặc 2 ngày, trong tình trạng mệt mỏi do lệch múi giờ. Juve chỉ có Felipe Melo và Diego (nếu anh được Dunga gọi lại) trong tình trạng ấy. Vào tháng 1/2010, trong khi Juve chỉ mất Sissoko, Inter còn mất 2 tuyển thủ (Muntari, Eto’o) về đá ở giải VĐ Châu Phi từ 10/1 đến 31/1, nghĩa là 3 tuần không có họ, trong giai đoạn khá quan trọng ở Serie A, khi cả Inter và Juve phải tranh thủ Champions League nghỉ để tích lũy điểm nhằm bám đuổi nhau. Đấy có lẽ là lí do tại sao cả Moratti và Mourinho cùng tuyên bố sẽ tăng cường nhiều hơn nữa các cầu thủ người Italia. Trên thực tế, các cầu thủ ngoại tiếp tục đổ bộ vào Inter trong thời gian qua, gạt Santon, từng được Lippi gọi vào ĐTQG, và Balotelli, một tài năng trẻ, lên ghế dự bị.


(Theo Thể Thao Văn Hóa)

Có thể bạn quan tâm

Crawford vs Brook: Dấu hiệu sự cuồng bạo của Terence Crawford

Crawford vs Brook: Dấu hiệu sự cuồng bạo của Terence Crawford

Crawford vs Brook: Dấu hiệu sự cuồng bạo của Terence Crawford

Terence Crawford đang được đánh giá rất cao trước thềm trận bảo vệ đai bán trung WBO với Kell Brook. Trận đấu được phát trực tiếp và bình luận tiếng Việt, độc quyền duy nhất trên Truyền hình FPT và ứng dụng di động Foxy vào lúc 10h00, Chủ Nhật ngày 15/11 này.

Argentina 2-2 Uruguay: "Thánh" Lionel Messi lại tỏa sáng trên chấm 11m để "cứu rỗi" Albiceleste

Argentina 2-2 Uruguay: Thánh Lionel Messi lại tỏa sáng trên chấm 11m để cứu rỗi Albiceleste

Argentina 2-2 Uruguay: "Thánh" Lionel Messi lại tỏa sáng trên chấm 11m để "cứu rỗi" Albiceleste

Sau khi ghi bàn duy nhất từ tình huống 11m giúp Argentina hạ gục Brazil ở trận Siêu kinh điển Nam Mỹ, Lionel Messi tiếp tục lập công từ chấm penalty nhưng lần này chỉ là một bàn gỡ hòa vào những phút bù giờ trong cuộc đối đầu với một đại kình địch khác ở Nam Mỹ. Ngoài Messi thì 3 bàn còn lại cũng đều thuộc về các siêu tiền đạo.

Brazil 0-1 Argentina: Messi ghi bàn từ tình huống 11m, Albiceleste thắng nhạt "Siêu kinh điển"

Brazil 0-1 Argentina: Messi ghi bàn từ tình huống 11m, Albiceleste thắng nhạt Siêu kinh điển

Brazil 0-1 Argentina: Messi ghi bàn từ tình huống 11m, Albiceleste thắng nhạt "Siêu kinh điển"

Cuộc đối đầu giữa hai tên tuổi lớn của bóng đá Nam Mỹ và thế giới diễn ra tại Saudi Arabia đã không hấp dẫn như mong đợi. Số cơ hội nguy hiểm vô cùng ít ỏi và chỉ 1 bàn được ghi. Messi sút bồi thành công sau khi chính anh đá hỏng 11m.

Ecuador 1-6 Argentina (KT): Vắng Messi, Albiceleste vẫn đánh tennis

Ecuador 1-6 Argentina (KT): Vắng Messi, Albiceleste vẫn đánh tennis

Ecuador 1-6 Argentina (KT): Vắng Messi, Albiceleste vẫn đánh tennis

Lâu lắm rồi, Argentina mới chơi một trận hay đến thế. Trước đối thủ quen thuộc từng gặp quá nhiều lần bởi cùng thuộc khu vực Nam Mỹ, các vũ công Tango đã nhảy múa thăng hoa để có thắng lợi hủy diệt mà chẳng cần đến "cánh chim đầu đàn" Lionel Messi.

Brazil 1-1 Nigeria (KT): Neymar rời sân sớm do chấn thương, Selecao lại hòa thất vọng

Brazil 1-1 Nigeria (KT): Neymar rời sân sớm do chấn thương, Selecao lại hòa thất vọng

Brazil 1-1 Nigeria (KT): Neymar rời sân sớm do chấn thương, Selecao lại hòa thất vọng

Nhà ĐKVĐ Copa America 2019 lại phải đón nhận một kết quả thất vọng nữa trong trận đấu giao hữu trên đất Singapore gặp Nigeria. Lẽ ra mọi sự có thể đã khác nếu như ngôi sao số 1 Neymar không sớm rời sân khi thời gian mới trôi qua được hơn 10 phút.

Brazil 0-1 Peru (KT): Sao Premier League "góp công", Selecao thua đau "bại tướng chung kết Copa America 2019"

Brazil 0-1 Peru (KT): Sao Premier League góp công, Selecao thua đau bại tướng chung kết Copa America 2019

Brazil 0-1 Peru (KT): Sao Premier League "góp công", Selecao thua đau "bại tướng chung kết Copa America 2019"

Trong lần tái ngộ kể từ sau chung kết Copa America 2019 mà Brazil thắng 3-1 để lên ngôi vô địch, thầy trò HLV Tite đã phải nhận lấy thất bại cay đắng vào cuối trận. Lẽ ra tình hình đã khác nếu như Richarlison của Everton tận dụng tốt hơn 4-5 cơ hội ăn bàn được trao hay thủ môn Ederson của Man City không mắc sai sót trong tình huống dẫn đến bàn thua.

Argentina 4-0 Mexico (KT): "Truyền nhân của Messi" tỏa sáng rực rỡ, Albiceleste thắng tưng bừng

Argentina 4-0 Mexico (KT): Truyền nhân của Messi tỏa sáng rực rỡ, Albiceleste thắng tưng bừng

Argentina 4-0 Mexico (KT): "Truyền nhân của Messi" tỏa sáng rực rỡ, Albiceleste thắng tưng bừng

Lautaro Martinez, tiền đạo sinh năm 1997 thuộc biên chế CLB Inter Milan từng thi đấu giao hữu tại Việt Nam trong màu áo U20 Argentina, đã có một hiệp 1 xuất sắc đáng kinh ngạc khi lập hattrick và mang về quả 11m để Paredes ghi bàn còn lại. Sau khi Lautaro Martinez rời sân đầu hiệp 2 thì Argentina cũng chẳng còn ghi thêm được bàn nào.

Xem thêm
top-arrow
X