VAR: Cán cân công lý hay kẻ giết chết cảm xúc?

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Bảy 02/02/2019 09:56(GMT+7)

Zalo

Với sự xuất hiện của VAR, có lẽ thời của các kịch sĩ trong bóng đá sẽ không còn nữa. Bên cạnh đó, khi bóng đá không còn những tranh cãi, không còn sự đa sắc về cảm xúc nữa, sự hấp dẫn vốn có của nó liệu có còn?

Chúng ta bắt đầu câu chuyện về VAR vào một ngày tháng 8 năm 2017, trong trận tranh siêu cúp đầu mùa giải ở Hà Lan, Feyenoord gặp Vitesse. Phút 54, khi tỷ số đang là 1-0 nghiêng về Feyenoord, Vitesse tổ chức tấn công, Tim Matavz xâm nhập vòng cấm, anh ngã xuống sau pha xoạc bóng của Karim El Ahmadi, đội trưởng bên phía những nhà ĐKVĐ Hà Lan, không có tiếng còi nào vang lên từ trọng tài Danny Makkelie, trận đâu tiếp tục.
 
VAR duoc ap dung o vong 1/8 Champions League mua nay
VAR được áp dụng ở vòng 1/8 Champions League mùa này
Thoát được quả phạt đền, các cầu thủ Feyenoord nhanh chóng tổ chức phản công, chỉ vài giây sau, bóng đã nằm gọn trong lưới của Remko Pasveer, thủ thành bên phía Vitesse. 
 
Thế nhưng bàn thắng mà Nicolai Jorgensen của Feyenoord đã bị gạt bỏ, sau khi vị trọng tài tham khảo tất cả những thông tin về tình huống phạm lỗi trong vòng cấm trước đó, thay vì vui mừng với bàn thắng thứ hai, các cầu thủ Feyenoord nhanh chóng quay trở về sân nhà để chịu một quả Penalty. Tất cả xảy ra trong vòng 2 phút 57 giây.
 
Trên chấm phạt đền, cựu hậu vệ M.U Alexander Buttner đã dứt điểm chính xác, gỡ hòa 1-1 cho Vitesse. Trận đấu khép lại với tỷ số 1-1 trong 90 phút thi đấu chính thức và cả 2 hiệp phụ, trước khi Feyenoord giành cúp nhờ thắng 4-2 ở loạt sút luân lưu.
 
Mới đây, trong trận đấu giữa Juventus và Sampdoria ở vòng 19 Serie A. Đã có ba tình huống phải nhờ đến VAR để xác định, đầu tiên, các cầu thủ Sampdoria là người được hưởng lợi với một quả pelnalty sau khi Emre Can để bóng chạm tay trong vòng cấm. Thế nhưng VAR đã khiến họ nhận trái đắng, không chỉ một, mà tới 2 pha sau đó.
 
Đầu tiên là quả 11m nâng tỷ số lên 2-1 của Ronaldo, còn sau đó là những kịch tính xảy ra ở những phút bù giờ, khi Saponara bên phía Sampdoria có một pha cứa lòng hoàn hảo để cân bằng tỷ số 2-2 cho Samp. Saponara cởi phăng áo, chạy dọc các khán đài ăn mừng, trọng tài thậm chí còn chuẩn bị sẵn thẻ vàng cho anh.
 
Juventus vs Sampdoria
Juventus vs Sampdoria
Thế nhưng đã không có thẻ vàng nào được rút ra, vì đã không có bàn thắng nào cả. Vị trọng tài chính, sau khi có tín hiệu trợ giúp từ bên ngoài, xem lại VAR, phát hiện đã có một pha việt vị trước đó từ một cầu thủ của Sampdoria.
 
Những gì xảy ra trong tình huống mà chúng ta đã kể ra trên đây là một ví dụ tiêu biểu nhất mà công nghệ VAR mang lại, nó có thể đem lại công bằng cho tất cả, nhưng cũng là nguyên nhân giết chết những cảm xúc của môn thể thao vua. 
 
Khi những cầu thủ Vitesse và Juventus chuyển từ trạng thái phẫn nộ sang thất vọng, rồi từ thất vọng chuyển sang hân hoan, và kết thúc trong hạnh phúc chỉ với một pha bóng. Còn với các cầu thủ Feyenoord và Sampdoria thì là ngược lại.
 
VAR là gì?
 
VAR là tên viết tắt của công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video (Video Assistant Referee). Công nghệ này được sử dụng nhằm giúp các trọng tài bóng đá có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất. Hệ thống công nghệ này đã được sử dụng thử nghiệm tại Anh và một vài trận đấu của Đức, Ý trước khi được áp dụng chính thức tại World Cup 2018. 
 
Đây cũng là lần đầu tiên VAR được sử dụng trong một kỳ World Cup. Trước đó, công nghệ goal line đã được FIFA áp dụng lần đầu tại World Cup 2014.

VAR sẽ được sử dụng tại vòng Knock out Champions League mùa này và sớm được áp dụng tại Premier league mùa tới.
 
VAR sử dụng khi nào?
 
cong nghe VAR trong tran Viet Nam vs Nhat Ban
công nghệ VAR trong trận Việt Nam vs Nhật Bản
Công nghệ VAR chỉ được sử dụng với một số tình huống nhất định trong một trận đấu. Các tình huống này bao gồm quả đá phạt penalty, xác định lỗi, bàn thắng và thẻ đỏ trực tiếp.
 
- Khi có thẻ đỏ trực tiếp
 
Các hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn bởi VAR. Tuy nhiên VAR chỉ được áp dụng đối với các tình huống thẻ đỏ trực tiếp, không áp dụng với thẻ vàng thứ 2.
 
- Khi có bàn thắng
 
Khi có một đội khiếu kiện về bàn thắng, VAR sẽ được dùng để phát hiện lỗi việt vị, kéo áo và các lỗi khác trong quá trình ghi bàn. Ngay cả khi cầu thủ chỉ việt vị vài cm, bàn thắng cũng sẽ không được chấp nhận.
 
- Khi đá phạt penalty
 
Khu vực trong vòng cấm là nơi VAR hay được sử dụng nhất. Quyết định thổi phạt có thể được trọng tài duy trì hoặc hủy bỏ sau khi tham khảo VAR.
 
- Khi nhận diện được lỗi sai
 
Trong thực tế, các trọng tài cũng mắc phải không ít sai lầm. Điển hình là trong trận đấu giữa Arsenal và Chelsea năm 2014, Oxlade Chamberlain của Arsenal là người phạm lỗi nhưng trọng tài lại bất ngờ đuổi Kieran Gibs, một cầu thủ khác cũng sở hữu ngoại hình giống như Chamberlain.
 
Với công nghệ VAR, những sai lầm của các trọng tài có thể được sửa chữa. Tuy vậy, VAR cũng có những hạn chế nhất định để đảm bảo không làm gián đoạn cuộc chơi.
 
VAR đã được áp dụng rộng rãi từ World Cup 2018 vừa qua ở Nga, và tới giờ này, nó đã được nhân rộng trên khắp thế giới, từ Châu Âu ( Tây Ban Nha, Italia..) đến Châu Mỹ ( Mexico, Mỹ…) ,Châu Á ( Hàn Quốc, Nhật Bản), Châu Úc ( Australia), và hứa hẹn sẽ nhân rộng đến tất cả những nền bóng đá, theo nhưng thông tin bên lề, V-League 2019 cũng sẽ chính thức sử dụng công nghệ này.
 
Những người hâm mộ Việt Nam là những người đã nếm đủ những cảm xúc mà VAR đem lại, trong trận tứ kết Asian Cup vừa qua với Nhật Bản, cũng là trận đấu đầu tiên mà công nghệ VAR được sử dụng ở Asian Cup 2018. 
 
DT Nhat Ban danh bai DT Viet Nam nho qua penalty den tu VAR
ĐT Nhật Bản đánh bại ĐT Việt Nam nhờ quả penalty đến từ VAR
Chúng ta đã rất hạnh phúc sau khi VAR giúp chúng ta tránh khỏi một bàn thắng không hợp lệ của Maya Yoshida, nhưng cũng chính VAR, đã buộc chúng ta phải thất vọng sau khi phải chịu một quả phạt đền sau đó. Tất nhiên cả hai pha bóng đó đều đã có quyết định chính xác sau cùng.
 
Mặc dù là một sản phẩm của công nghệ, thế nhưng khác với công nghệ goal line, thì người quyết định sau cùng của VAR vẫn là trọng tài chính, thế nên vẫn không thể tránh khỏi những tranh cãi, vì không phải lúc nào trọng tài cũng chính xác, vì nhiều yếu tố khác nhau. 
 
Trong trận đấu giữa Villarreal với Athletic Bilbao diễn ra mới đây ở vòng 20 giải La Liga mới đây, các cầu thủ Bilbao đã rất bực mình khi trọng tài chính đã không có những quyết định chính xác mặc dù đã có VAR trợ giúp. Trong bàn thắng gỡ hòa của tàu ngầm vàng, trước đó bóng đã chạm tay cầu thủ của Villarreal trước vòng cấm, các cầu thủ Bilbao ra sức phản đối, trọng tài bỏ qua, Villarreal phản công, và Ekambi có bàn thắng gỡ hòa ngay sau đó. 
 
Cuối trận, các cầu thủ Athletic Bilbao có bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1, trọng tài cho rằng đã có lỗi việt vị, các cầu thủ Bilbao yêu cầu xem VAR, sau khi xem lại, vị trọng tài chính vẫn không công nhận bàn thắng, mặc dù băng hình cho thấy rõ, đó là một bàn thắng hợp lệ của đội bóng xứ Basque.
 
Công nghệ VAR ra đời để hạn chế tối đa những tranh cãi trong bóng đá, vì đôi khi các trọng tài sẽ không theo kịp một tình huống nào đó, dẫn đến những uất ức lâu dài của cả một nền bóng đá. 
 
Lampard va ban thang bi danh cap nam 2010 vao luoi Neuer
Lampard và bàn thắng bị đánh cắp năm 2010 vào lưới Neuer
Nếu có VAR, thì có lẽ bàn thắng bằng tay mà Maradona ghi vào lưới đội tuyển Anh năm 1986 sẽ không bao giờ xảy ra, hoặc Frank Lampad và người Anh sẽ không cảm thấy bất công với pha sút ngoài vòng cấm đã qua vạch khung thành của đội tuyển Đức ở World Cup 2010.
 
Với người Anh, nếu VAR có từ hơn 3 thập kỷ trước, họ sẽ không phải cảm thấy đau đớn với những gì đã xảy ra. Thế nhưng, thật kỳ lạ, cũng chính những người Anh, lại rất dè dặt với VAR, khi họ mới chỉ thử nghiệm nó ở những giải đấu Cup trong năm nay.
 
Đã có nhiều ý kiến khác nhau về sự xuất hiện của VAR trong các trận đấu, một số ý kiến đồng tình với công nghệ này, vì nó sẽ đảm bảo cho sự công bằng đến mức tối đa có thể, còn một số khác lại phản đối, vì nó làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của bóng đá. 
VAR Cán cân công lý hay kẻ giết chết cảm xúc hình ảnh
VAR: Cán cân công lý hay kẻ giết chết cảm xúc?
Người ta không muốn một trận đấu phải dừng lại quá nhiều lần trong một trận đấu, và đồng thời những tranh cãi kịch tính là một trong những yếu tố tạo nên vẻ đẹp của môn thể thao vua.
 
Với các cầu thủ, họ phải thận trọng tối đa với các hành vi của mình, khi bất cứ hành động nào của họ cũng có thể sẽ được xem xét lại trong trận đấu. Hẳn chúng ta sẽ không quên những gì mà Neymar đã làm ở World Cup 2018, đặc biệt là trong trận đấu với Costa Rica, khi Neymar ngã vờ trong vòng cấm, trọng tài chỉ tay vào chấm 11m, thế nhưng sau khi xem lại VAR, rõ ràng đó là một pha đóng kịch của tiền đạo người Brazil. 
 
Bên cạnh đó, các hậu vệ cũng phải cần đặc biệt cẩn thận với những tình huống trong vòng cấm, vì chỉ cần bất cứ một hành vi phạm luật nào, họ sẽ phải trả giá.
 
Dau an tai World Cup cua Neymar la 2 ban thang cung vo so pha an va.
 
Với sự xuất hiện của VAR, có lẽ thời của các kịch sĩ trong bóng đá sẽ không còn nữa. Bên cạnh đó, khi bóng đá không còn những tranh cãi, không còn sự đa sắc về cảm xúc nữa, sự hấp dẫn vốn có của nó liệu có còn?
 
VAR, suy cho cùng, là sản phẩm của công nghệ, sự ra đời của nó là để đảm bào sự công bằng cho tất cả, và là sự phát triển của thời đại, dẫu đã có những tranh cãi, thì cuối cùng tất cả chúng ta sẽ buộc phải chấp nhận nó mà thôi.

HƯNG TRẦN (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi đội tuyển Hàn Quốc cạn kiệt "may mắn"

Xét về hành trình của Hàn Quốc tại Asian Cup 2023, chúng ta phải công nhận rằng họ là đội tuyển có rất nhiều cá nhân xuất sắc sẵn sàng gồng gánh đội tuyển vào những thời điểm cần thiết. Tuyến tiền đạo, tiền vệ hay hậu vệ của Hàn Quốc đều sở hữu những cái tên rất chất lượng so với mặt bằng chung của cả giải nhưng lý do vì sao khi có một tập hợp mạnh đến thế mà Hàn Quốc lại phải rất chật vật để vào tới bán kết rồi thua đầy thất vọng trước Jordan?

De Bruyne đang thực sự khiến Premier League phải "rung chuyển"

"Cả nước Anh đang rung chuyển vì sự trở lại của Kevin" - một câu đùa khá vui của Jurgen Klopp sau khi ông cùng các học trò của mình đánh bại Newcastle ở ngày đầu năm mới. Đúng nó chỉ là một câu nói đùa nhưng thật vô tình câu bình luận của vị chiến lược gia người Đức lại đang khiến nước Anh thời điểm hiện tại thực sự phải "rung chuyển" về màn trở lại quá đỗi ấn tượng của Kevin De Bruyne.

X
top-arrow