Iran: Lời chia tay đáng tiếc

Tác giả Phương GP - Thứ Ba 03/07/2018 14:33(GMT+7)

Zalo
Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc khoảng phút thứ 70. Khi đó, Tây Ban Nha có một pha phối hợp đá phạt góc cực kỳ sáng tạo, bóng đã được đưa sát vạch vôi khung thành và Pique cũng như Costa lao lên dứt điểm. 
Iran: Loi chia tay dang tiec
Iran: Lời chia tay đáng tiếc
Đúng lúc này, có hai cầu thủ Iran đã cùng nhau nằm hẳn lên sân để chặn bóng. Họ đã dùng cả cơ thể để tạo thành bức tường không cho bóng làm rung mành lưới đội nhà. Trong khi phía trên đầu họ, gầm giày của các cầu thủ Tây Ban Nha vung lên đầy đáng sợ.
 
Có người than phiền rằng Iran nói riêng, cũng như nhiều đội bóng cửa dưới nói chung, đang chơi thứ bóng đá không cống hiến. Họ thi đấu tử thủ và không dám tấn công đối phương. Tuy nhiên đây là sân chơi World Cup chứ không phải là giải Premier League, La Liga hay thậm chí là Champions League mà bạn theo dõi hàng tuần.
 
Ở đây có hai điểm khác biệt.
 
Thứ nhất, trình độ bóng đá giữa những đội tuyển tham dự có sự tách biệt. Báo chí hô hào rằng họ là 32 đại diện tiêu biểu của bóng đá thế giới thế nhưng thực tế thì trình độ cách xa nhau. Đêm qua chúng ta vừa theo dõi cuộc đối đầu giữa một đội tuyển sau 20 năm mới có trận thắng thứ hai tại World Cup, và đội kia là nhà vô địch thế giới cách đây tám năm, đi World Cup như...đi chợ vậy. Iran hay Panama, Tunisia muốn công lắm chứ, nhưng lấy bóng còn không được thì kiếm đâu ra con đường để áp đặt đối phương. Và trên thực tế, họ cũng đã có những phút làm đối phương thót tim chứ không chỉ biết phá bóng bừa cho hết trận.
 
Thứ hai, World Cup là giải đấu lớn nhất hành tinh. Bốn năm mới được tổ chức một lần, và chỉ cần được chơi ở đây thôi đã là ước mơ của bao nhiêu cầu thủ, kể cả những siêu sao mấy chục triệu đô. Đó là về mặt cá nhân. Xét rộng ra, World Cup là giấc mơ của cả một quốc gia, các cầu thủ đang gánh vác trên vai nỗi niềm của cả một dân tộc. Như Iran, World Cup lần này không chỉ mang giá trị thể thao, mà còn là cơ hội để đất nước này xoá bỏ nạn phân biệt giới tính, giúp nâng cao nữ quyền.
 
Thế nên nếu các bạn cảm thấy bất mãn, các bạn có thể tắt TV và đi ngủ. Những trận bóng như thế này có thể phí phạm một giấc ngủ của bạn. Nhưng nó đang xây dựng những thứ lớn lao hơn rất nhiều lần.
 
Tôn vinh bóng đá đẹp thì chúng ta có thể phê phán hành vi câu giờ của các cầu thủ Iran trong hiệp một. Nhưng nhìn hình ảnh này, rõ ràng họ đã làm tất cả những gì có thể rồi.
Iran: Cai ly cua doi cua duoi
Khoảnh khắc khi con đường "về quê" và con đường vào vòng 16 đội cách nhau trong gang tấc. 
Phút 90+4, Saman Ghoddos tung cú sút trúng một hậu vệ Bồ Đào Nha, và ngẫu nhiên, nó trở thành một đường chuyền thuận lợi cho Mehdi Taremi có tình huống đối mặt. Tuy nhiên, quá khó để anh có thể sút vào trước áp lực từ đối phương và cả tâm lý khi ấy.
 
Ba trận đấu của Iran ở vòng bảng mang đến ba sắc thái khác nhau đối với người xem. Từ một kẻ may mắn nhận quà từ đối phương, đến kẻ đáng ghét rồi ra về với sự cảm thông.
 
Nếu đặt cạnh với hình ảnh của một Nhật Bản huy hoàng, đẹp đẽ ở bảng H thì Iran không khác gì đem quạ so với công cả. Nhưng biết sao được, khác với...bạn "đồng lục địa", Iran rơi vào bảng đấu quá khó và chả ai dám tin khoảnh khắc trên lại có thể trở thành khoảnh khắc chia tay của họ ở World Cup năm nay.
 
Đối thủ mà Iran đã trải qua là Ma-Rốc, đội không thủng lưới bàn nào ở 6 trận thuộc vòng loại thứ ba khu vực châu Phi. Tây Ban Nha, kẻ...nằm cửa trên với mọi đối thủ đối mặt với họ hiện nay. Và Bồ Đào Nha, đương kim vô địch châu Âu và nhất là có Ronaldo. Đấu với mấy đội này, cầm bóng đã khó chứ chưa nói đến chuyện đá đẹp. Mà thật ra đêm qua, Iran cũng đã có những lúc chơi đẹp đó chứ.
 
Nửa sau trận đấu, trong thế đường cùng, các cầu thủ Iran đã cho thấy vì sao họ là vua...Futsal châu Á. Các cầu thủ kỹ thuật cơ bản cực tốt. Chạm bước một gọn gàng, che bóng kín kẽ, xoay trở trong không gian hẹp rất hay và ban bật cũng mượt mà. Tiếc là sự chênh lệch đẳng cấp chỉ cho họ những khoảnh khắc, chứ không cho họ cả trận đấu như thế. Nhưng thôi, việc một đại diện từ châu Á thua tối thiểu và hoà trước hai "ông bự" bán đảo Iberia, mà có cả những phút giây làm họ thót tim, nỗ lực ấy cũng đáng để ghi nhận.
 
Chia tay Iran là nói lời tạm biệt thêm một đại diện châu Á, nhưng nhìn màn trình diễn của họ và Nhật Bản, khoảng cách giữa châu Á và phần còn lại đã được thu hẹp ít nhiều.
 
Chia tay Iran là nói lời tạm biệt luôn...những khuôn mặt xinh đẹp trên khán đài và những phương tiện truyền thông. Chưa bao giờ phụ nữ Iran được phủ sóng khắp nơi như dịp này kể từ thời luật lệ bắt đầu khắt khe. Iran đã sử dụng kỳ World Cup năm nay để giơ cao ngọn cờ bình đẳng giới và nữ quyền. 
 
Hy vọng rằng khoảnh khắc này, khi niềm nuối tiếc dâng lên tột độ, sẽ mang đến hiệu ứng mạnh mẽ đủ để lại cái hậu đẹp cho bóng đá Iran. Để từ đó người dân yêu bóng đá hơn, và những thông điệp xã hội sẽ được truyền tải thông qua bóng đá dễ dàng hơn.
 
Cảm ơn và tạm biệt Iran.

PHƯƠNG GP (TTVN)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Lautaro Martinez tại Copa America 2024: Ăn khế trả vàng

Trước thềm diễn ra Copa America 2024, Lautaro Martinez chỉ có được duy nhất 1 bàn thắng cho đội tuyển quốc gia Argentina trong 17 trận gần nhất anh có cơ hội ra sân thi đấu. Đó quả là một thành tích trái ngược hoàn toàn so với những gì anh đã thể hiện trong màu áo của Inter Milan những mùa giải gần đây. Nhiều người còn tự đặt ra câu hỏi rằng liệu anh có quá vô duyên khi lên tuyển hay không? Phải chăng trong màu áo của Albiceleste, anh không thể phát tiết được hết những gì mình làm tốt nhất?

Dominik Szoboszlai: Hơn cả một người đội trưởng

Không ổn, thực sự tình hình là không ổn khi Szoboszlai nhìn thấy những cái vẫy tay liên tục của trung vệ Endre Botka. Những cái vẫy tay kêu gọi sự trợ giúp từ đội ngũ y tế trong khoảnh khắc có cầu thủ nằm sân chưa bao giờ là phút giây dễ chịu với bất kỳ cầu thủ hay vận động viên thể thao nói chung...

Ngày lịch sử của Gian Piero Gasperini và Atalanta!

Năm 2016, Gian Piero Gasperini tới Atalanta với nhiệm vụ tránh để đội bóng phải xuống chơi ở Serie B. Và từ một đội bóng xếp hạng 13 chung cuộc ở mùa giải 2015/16, Atalanta dưới bàn tay của Gasperini đã vươn lên về đích ở vị trí thứ 4 ở mùa giải sau đó và có được tấm vé tham dự Europa League vào mùa tiếp theo.

X
top-arrow