"Casemiro dạy cho Fabinho biết thế nào là đánh chặn." "Modric, Kroos dạy Thiago biết thế nào là nhảy múa với trái bóng." Xem bóng đá mà bình luận những lời như thế này là thật sự không nên. Nhưng phải công nhận bộ ba tiền vệ của Real Madrid đã thể hiện đẳng cấp đến đáng sợ.
Người thể hiện nỗi sợ rõ nhất không ai khác chính là Jurgen Klopp.
Ông đã mắc vấn đề nghiêm trọng đối với Naby Keita.
Thứ nhất, ông đã mắc sai lầm khi để anh ra sân ngay từ đầu. Hệ quả, hàng tiền vệ Liverpool yếu ớt trong tranh chấp, thiếu những đường phân phối bóng cự ly trung bình, để rồi họ hoàn toàn bị bóp nghẹt bởi đối thủ. 45 phút đầu tiên, đội khách chơi không khác gì chịu trận.
Thứ hai, ông đã thay anh ra ở phút 42 của hiệp thi đấu đầu tiên. Trước hết, đây là một quyết định đúng chứ không hề sai. Những phút cuối hiệp luôn là quãng thời gian nhạy cảm nhất, dễ nhận bàn thua nhất, và với thế trận của Liverpool vào đêm qua, việc họ bị thủng lưới thêm ở hiệp một là điều hoàn toàn có khả năng. Thua thêm bàn thứ ba vào thời điểm ấy không chỉ là dấu chấm hết cho trận đấu đêm qua, mà rất có thể là cả cuộc đối đầu với Real Madrid ở lượt tứ kết này. Sự thay đổi chính là để đảm bảo nguy cơ ấy không xảy ra.
Tuy nhiên, đó là quyết định đúng về lý nhưng tàn nhẫn về tình. Chúng ta đều biết việc một cầu thủ bị thay ra trong hiệp một, trừ trường hợp bất khả kháng về nhân sự, sẽ khiến anh ta bị tổn thương ít nhiều. Klopp cũng đã chia sẻ sau trận đấu rằng đó là sự thay đổi về mặt chiến thuật, là điều ông không muốn nhưng bắt buộc phải đưa ra. Ông rõ ràng là không còn sự lựa chọn nào khác.
Đẳng cấp của bộ ba tiền vệ Real Madrid đã đẩy Jurgen Klopp vào hoàn cảnh ấy. Naby Keita không phải là cầu thủ tồi, nhưng rõ ràng anh không phải là đối thủ của họ, kể cả về mặt cá nhân lẫn liên kết với tập thể.
Hồi sáng có một bài đăng vui khi viết rằng Zidane chỉ có một chiến thuật "Ngày mai là chung kết." "Vô chiêu thắng hữu chiêu" - Zidane vẫn luôn vậy, rất khó nắm bắt những tính toán của ông trong một trận đấu cụ thể. Đội bóng của ông sẽ có những lúc chật vật, nhưng rồi bằng cách nào đó, lại hạ gục đối thủ đầy thuyết phục.
Tại cuộc đối đầu Alfredo Di Stefano vào đêm qua, đoàn quân của Zidane đã chơi với một tiết tấu ma mị. Họ lúc nhanh lúc chậm, khiến đối thủ rất khó nắm bắt. Liverpool đã chơi với tâm thế dè chừng đầy ngột ngạt, công không dám công, mà thủ thì lại luống cuống. Và để ý rằng cả ba bàn thắng của Real đều đến ở những lúc mà họ không hề tấn công dồn dập.
Để có được thế trận như thế, công đầu thuộc về Casemiro, Kroos và Modric.
Casemiro đêm qua có đến 8/11 lần tắc bóng thành công, con số chỉ kém một so với tổng bên phía Liverpool, anh xứng đáng là chiếc khiên của Real Madrid. Tấn công trung lộ vốn đã không phải điểm mạnh của Liverpool, và đêm qua coi như là con số không bởi Casemiro. Đội khách chỉ còn biết phải phụ thuộc vào sở trường của mình, và có lẽ đây là lúc mà họ đã sập bẫy của Zidane.
Liverpool tận dụng bài quen thuộc là tấn công hai cánh nhờ vào hai hậu vệ cánh dâng cao. Nhưng với sự tổ chức tốt, đặc biệt là khả năng hỗ trợ phòng ngự của hai tiền đạo cánh, Real Madrid đã bẻ gãy ý đồ này, và thậm chí là họ còn tận dụng để chơi đòn hồi mã thương.
Chúng ta đều đã đọc được những bài phân tích về khoảng trống phía sau Alexander-Arnold và Robertson là tử huyệt của Liverpool từ ngày các trung vệ của họ thay nhau chấn thương. Zidane đã tận dụng triệt để lời giải này cho bài toán khi đối đầu với đại diện của Premier League.
Chủ động đá từ tốn, bóp nghẹt trung lộ để buộc Liverpool phải dồn bóng sang cánh, sau đó đoạt bóng nhanh và chỉ bằng một đường chuyền vượt tuyến, đưa bóng trực chỉ khung thành Alisson Becker. Người làm nhiệm vụ luân chuyển từ phòng ngự sang tấn công này, không ai thích hợp hơn, Toni Kroos.
Hai bàn thắng đầu tiên chính là từ hai đường chuyền dài của anh, và đặc điểm chung đều là rót thẳng ra khoảng trống sau lưng của Alexander-Arnold và Nathaniel Phillips cho Vinicius. Một trong số đó, cầu thủ người Brazil đã tận dụng thành công. Tình huống còn lại thì anh đã khiến cho Alexander-Arnold phạm sai lầm và Asensio tận dụng thành công. Cũng phải dành lời khen cho Vinicius với màn trình diễn đêm qua.
Trở lại với Kroos, đêm qua anh có đến 12 đường chuyền vào 1/3 phần sân phía đối thủ, đó là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò của anh trên sân. Và anh có đến tỉ lệ chuyền bóng chính xác lên đến 100%! Không trách vì sao Liverpool chơi bóng cứ có cảm giác đầy ngột ngạt.
Người cuối cùng trong bộ ba chính là Luka Modric. So về thống kê, Modric không nổi bật như hai người đồng đội, nhưng nhìn ra bức tranh chung thì có thể thấy sự hiện diện của Modric để lại áp lực không nhỏ lên hành lang cánh trái của Liverpool. Mặc dù là nói tận dụng hai cánh, nhưng Lữ đoàn đỏ đêm qua tấn công tương đối lệch phải, lý do là vì cánh trái quá khó để có thể lên bóng khi có Modric ở đó.
Và điều đặc biệt nữa chính là khoảnh khắc ngôi sao. Trong quãng thời gian mà Liverpool đang gây ra sức ép để tìm bàn gỡ hòa ở đầu hiệp hai (họ đã ghi được một bàn), và hàng phòng ngự có phần tăng sĩ khí với sự lăn xả của Kabak, thì với một pha dàn xếp phối hợp đơn giản sau một pha ném biên của Benzema và Modric, Real đã có bàn thắng thứ ba do công của Vinicius. Modric chính là người sắm vai kiến tạo.
Khoảnh khắc ấy cũng là nét khắc họa rõ ràng nhất cho sự khác biệt giữa hàng tiền vệ hai bên. Ở quãng thời gian ấy, Liverpool đã có một thế trận tốt, nhưng họ mãi loay hoay ở ngoài vòng cấm của Real và chỉ biết phụ thuộc vào độ quái của bộ ba tấn công, cũng như những đường tạt bóng của hai hậu vệ cánh. Thì bên kia chiến tuyến, các tiền vệ của Real đã đặt dấu giày vào tình huống quyết định.
Đánh chặn, chuyền dài, chuyền ngắn, hay nhảy múa với trái bóng. Đó là những thứ mà tuyến giữa của cả hai bên đều làm được. Nhưng khả năng đem lại tiếng nói quyết định cho trận đấu chính là sự khác biệt lớn nhất mà Casemiro – Kroos – Modric đã thể hiện.
Trước thềm diễn ra Copa America 2024, Lautaro Martinez chỉ có được duy nhất 1 bàn thắng cho đội tuyển quốc gia Argentina trong 17 trận gần nhất anh có cơ hội ra sân thi đấu. Đó quả là một thành tích trái ngược hoàn toàn so với những gì anh đã thể hiện trong màu áo của Inter Milan những mùa giải gần đây. Nhiều người còn tự đặt ra câu hỏi rằng liệu anh có quá vô duyên khi lên tuyển hay không? Phải chăng trong màu áo của Albiceleste, anh không thể phát tiết được hết những gì mình làm tốt nhất?
Không ổn, thực sự tình hình là không ổn khi Szoboszlai nhìn thấy những cái vẫy tay liên tục của trung vệ Endre Botka. Những cái vẫy tay kêu gọi sự trợ giúp từ đội ngũ y tế trong khoảnh khắc có cầu thủ nằm sân chưa bao giờ là phút giây dễ chịu với bất kỳ cầu thủ hay vận động viên thể thao nói chung...
Ghi 35 bàn và trở thành vua phá lưới của một giải đấu cũng có không ít sao số khiến giờ đây chúng ta lại phải băn khoăn: liệu đến khi nào cái tên Ronaldo đó mới thôi ghi bàn và chịu dừng lại?
Năm 2016, Gian Piero Gasperini tới Atalanta với nhiệm vụ tránh để đội bóng phải xuống chơi ở Serie B. Và từ một đội bóng xếp hạng 13 chung cuộc ở mùa giải 2015/16, Atalanta dưới bàn tay của Gasperini đã vươn lên về đích ở vị trí thứ 4 ở mùa giải sau đó và có được tấm vé tham dự Europa League vào mùa tiếp theo.