VAR và việt vị: Dù chính xác...vẫn gây tranh cãi

Tác giả Nam Khánh - Thứ Năm 02/01/2020 16:39(GMT+7)

Zalo

Khi chưa có VAR, khoảnh khắc đó sẽ rất nhanh chóng rơi vào quên lãng, còn khi đó VAR, đó sẽ là “một bàn thắng bị từ chối”, và là một chủ đề gây ra vô số những tranh cãi. Liệu đó có phải là một chuyện tích cực?

Việt vị sẽ là vấn đề dễ xử lý nhất đối với VAR, họ nói thế đấy. Đó chỉ đơn giản là một quyết định giữa trắng và đen, họ nói thế đấy. Chuyện chỉ đơn giản là hoặc gã cầu thủ kia đã việt vị, hoặc là anh ta chưa, họ nói thế đấy. Công nghệ là một thứ hoàn hảo, họ nói thế đấy. Họ đã nói rất nhiều thứ tương tự như vậy.

VAR và việt vị Dù chính xácvẫn gây tranh cãi hình ảnh
 
Trong những tuần lễ qua, những khán giả của Premier League đã phải chứng kiến hàng loạt những bàn thắng không được chấp nhận sau một quãng thời gian rất dài trì hoãn trận đấu để xem các đoạn video phát lại các tình huống nhằm nhận định một cách chính xác nhất chúng, khi mà chỉ một cái cách, một ngón chân, hoặc thậm chí là chỉ một sợi tóc, nếu nó khiến cầu thủ tấn công bị xem là đứng trên cầu thủ phòng ngự cuối cùng của đối phương – với khoảng cách chỉ vài centimeters, thì cũng đều bị tính là việt vị. Bối cảnh hiện tại sẽ rất thích hợp để chúng ta bắt đầu tò mò về những gì sẽ xảy đến, hoặc không xảy đến, trong câu chuyện giữa VAR và việt vị này. 
 
Đầu tiên, hãy thảo luận về những gì đã (và không) thay đổi. Thật kinh ngạc, những diễn biến thực tế diễn ra trên sân cỏ, có thể nói là đã không hề có một sự thay đổi quá lớn lao, rõ ràng nào. Dù cho bạn có nhìn nhận theo cách nào đi chăng nữa, các trận đấu tại Premier League về cơ bản vẫn đang diễn ra theo đúng cái cách mà chúng diễn ra ở mùa giải trước.

Ở mùa giải trước, các đội bóng tại giải đấu này đã ghi trung bình 1,37 bàn thắng mỗi trận. Ở mùa giải này, cho đến hiện tại, con số đó đang là 1,36. Ở mùa giải trước, trung bình, một đội bóng sẽ tung ra 12,52 cú sút mỗi trận. Ở mùa giải này, con số đó 12,55 mỗi trận, với mức tăng chỉ là 0,03. Nếu chúng ta thật sự muốn “soi” ra được một sự thay đổi rõ ràng nào đó đang diễn ra ở mùa giải này, thì việc tốt nhất mà chúng ta có thể làm là nhìn vào những tình huống “clear shots” (Clear shot: Những cú sút được diễn ra khi mà không có bất kì một hậu vệ nào đứng giữa người sút và thủ môn) và nhận thấy được rằng, ở mùa giải trước, một đội bóng sẽ có trung bình 2,20 clear shot mỗi trận, còn ở mùa giải này, con số đó đã tụt giảm xuống còn 1,98 mỗi trận. 
 
VAR và việt vị Dù chính xácvẫn gây tranh cãi hình ảnh gốc 2
 
Liệu đó có phải là một hệ quả được tạo nên bởi sự xuất hiện của VAR? Liệu đó có phải là một bằng chứng cho thấy, với sự can thiệp của VAR vào các tình huống việt vị, những pha thoát xuống phía sau hàng phòng ngự đối phương của các cầu thủ đã bị hạn chế đi, qua đó khiến cho những cú dứt điểm ngon ăn – khi mà hàng phòng ngự của đối phương đã hoàn toàn bị vượt mặt – đã bị giảm đi gần một nửa? Well, sự thay đổi về số lượng những cú dứt điểm đối mặt thủ môn có thể là một dấu hiệu đáng cân nhắc, nhưng nó sẽ không thể phản ánh được gì cả khi chúng ta xét thêm cả chỉ số bàn thắng kì vọng (Expected goal – xG).

Vì vậy, có lẽ nó sẽ chẳng có giá trị gì cả. Tính trung bình, các đội bóng ở mùa giải này đang có chỉ số thống kê xG (không tính penalty) mỗi trận là 1.25, gần như giống hệt với mùa giải trước, khi con số này là 1,21. Ngoài ra, xG trong mỗi cú sút của họ ở cả hai mùa giải đều là 0,10. Các tình huống penalty, thật thú vị, đang xuất hiện ít đi một chút, khi mà ở mùa giải này, các đội bóng sẽ nhận được trung bình 0,11 tình huống penalty mỗi trận, còn ở mùa giải trước, con số đó là 0,14 mỗi trận (nhưng thật sự thì đó vẫn chỉ là một sự thay đổi quá nhỏ bé để có thể rút ra bất kì nhận định, kết luận nào).
 
Đối với tất cả những tranh cãi ồn ảo xoay quanh VAR, tin tốt là nó vẫn chưa thay đổi hoàn toàn tính tự nhiên của nền bóng đá tại Premier League. Nhiều người đã lo ngại rằng, VAR sẽ khiến cho các quyết định bắt việt vị trở nên khắt khe hơn, qua đó, khiến cho các tiền đạo gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thoát xuống phía sau hàng phòng ngự của đối phương, khiến việc ghi bàn trở nên khó khăn hơn, và nói chung là giảm đi khả năng tấn công của các đội bóng. Nhưng đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy, cái viễn cảnh đó đã không hề diễn ra. 
 
Tuy nhiên, ngoài tất cả những thứ đã không thay đổi, thì sự thật là đã có một sự khác biệt tương đối lớn so với mùa giải trước xuất hiện ở mùa giải này. Mặc dù vậy, đó sẽ hoàn toàn không phải là một trong những thứ mà tất cả chúng ta đã dự đoán, hoặc đang nghĩ đến, một sự thay đổi đầy bất ngờ. Trên thực tế, tính đến hiện tại, các quyết định bắt việt vị đang trở nên ít hẳn đi so với mùa giải trước. Huh, thật là quá kì lạ nhỉ? 
 
VAR va viet vi: Du chinh xac...van gay tranh cai1
Ảnh: Biểu đồ so sánh về số lần bắt việt vị mỗi trận ở Premier League trong giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 12 của mùa giải 2018/2019 và 2019/2020

 Chúng ta có thể suy đoán về một số lý do cho điều đó. Có lẽ bóng ma của VAR đã thay đối cách chơi bóng của các đội, với việc các tiền đạo đang trở nên thận trọng hơn trong các bước di chuyển, để tránh việc bị mừng hụt khi tình huống bóng được replay. Hoặc, cũng có thể đây chính là kết quả của việc các trợ lý trọng tài đã được chỉ thị tránh làm gián đoạn trận đấu bằng việc phất cờ báo việt vị ở những tình huống nhạy cảm, để tận dụng tối đa khả năng của VAR tốt hơn, và có một số tình huống chỉ đơn giản là không kết thúc bởi một bàn thắng, do đó, không cần phải kiểm tra lại chúng. Dù là vì lý do gì đi nữa, thì những số liệu là rất rõ ràng. Trong kỷ nguyên của VAR, thật sự là những tiếng còi thổi việt vị đã giảm đi so với trước đây. 
 
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những gì đã nêu ở trên, chúng ta không nên phủ nhận đi cái cách mà các fan bóng đá trải nghiệm những tác động rõ rệt của VAR lên luật việt vị. Trên thực tế, điều đó sẽ chỉ làm cho việc trả lời câu hỏi đã đặt ra trở nên khó hơn. Nếu như về cơ bản, tất cả những gì đã thay đổi chỉ đơn giản là những tiếng còi thỏi việt vị đã trở nên ít hơn, thì tại sao chúng ta lại có cảm giác như mọi thứ đang trở nên tệ hơn? 
Về chuyện này, theo tôi, hiện tại đang có hai vấn đề đan xen ở đây. Xét về mặt kỹ thuật, thì là về khả năng ra quyết định một cách chính xác ở các tình huống nhạy cảm của hệ thống hiện tại, và còn lại, chính là trải nghiệm của chính các trọng tài VAR. 
 
Chúng ta sẽ nói về ý thứ hai trước tiên. Trước khi VAR xuất hiện, đã có rất nhiều quyết định phất cờ ở những tình huống “nhạy cảm” được đưa ra. Rất nhiều trong số đó là những quyết định sai! Nhưng phần lớn chúng đều đã rơi vào quên lãng, bởi vì chúng không thật sự có kết quả cuối cùng là những bàn thắng. Tình huống đó sẽ trôi qua rất nhanh, đội phòng ngự được trao cho quyền kiểm soát bóng, và trận đấu lại tiếp diễn.

Chúng ta không cần phải nghe đến 30 phút “talk show” sau trận đấu với chủ đề tranh luận là về việc liệu ngón chân của Jamie Vardy có thật sự việt vị hay không khi đón một đường chuyền có thể giúp anh thoát xuống hàng phòng ngự đối phương để đối mặt với thủ môn ngay trước khi tiếng còi kết thúc hiệp đấu vang lên, bởi vì một khi lá cờ đã được phất lên, thì điều đó đồng nghĩa với việc tình huống bóng sẽ được kết thúc ngay tức khắc. Chẳng còn gì để “hóng hớt” ở đây nữa.
 
Mặc dù vậy, giờ đây, sự trải nghiệm đang diễn ra theo một cách hoàn toàn khác biệt. Hiện tại, đối với những tình huống nhạy cảm, trọng tài sẽ không quyết định phất cờ ngay, mà sẽ chờ đến khi pha bóng đó kết thúc, và nếu đường chuyền dẫn đến tình huống nhạy cảm đó được kết thúc bằng một bàn thắng, thì tình huống này sẽ được phân tích lại bởi VAR. Ngay cả nếu trọng tài biên có phất cờ, thì giờ đây, bàn thắng đó cũng sẽ chỉ được xem xét bởi VAR, thay vì là những quyết định “nhạy cảm” như ở mùa giải trước.

Trong toàn bộ nửa đầu bài viết, tôi đã nói về việc các số liệu thống kê đã không có thay đổi nào đáng kể so với mùa giải trước. Well, đó là sự thật, nhưng một phần của cái sự thật đó là vì những bàn thắng – như trong giả thuyết về Vardy mà tôi đã đưa ra – bị từ chối bởi việt vị bởi VAR, sẽ không được tính vào các số liệu thống kê. Với mục đích thống kê, nó đã không xảy ra. Với góc nhìn của các trận đấu, nó không được tính. Tuy nhiên, tất cả chúng ta vẫn được chứng kiến nó, và đây chính là một trong những mấu chốt gây ra các tranh cãi. 
 
Một lần nữa, điều quan trọng cần nhấn mạnh về giả thuyết này, là cái cách mà nó được nhìn nhận ở trước và sau khi có VAR. Khi chưa có VAR, khoảnh khắc đó sẽ rất nhanh chóng rơi vào quên lãng, còn khi đó VAR, đó sẽ là “một bàn thắng bị từ chối”, và là một chủ đề gây ra vô số những tranh cãi. Liệu đó có phải là một chuyện tích cực? Chắc chắn là không rồi, nhưng ít nhất, bạn cũng có thể đưa ra lập luận rằng, đó là một cái giá rất xứng đáng để có được sự chính xác đến từng chi tiết mà VAR mang đến. 
 
Và điều đó sẽ đưa chúng ta đến với những hạn chế của công nghệ này. Liệu hệ thống VAR camera có độ chính xác đến mức nào trong việc phát hiện ra những tình huống việt vị? Như những gì nhà báo danh tiếng Jonathan Wilson đã từng trình bày, thì nó không chính xác đến cái mức độ như chúng ta đã kì vọng. Vấn đề ở đây chính là frame rates (tốc độ khung hình) và việc xác định một cách chính xác thời điểm mà bóng rời chân của người thực hiện đường chuyền.

Chuyện quan trọng là những tác động của sự không chắc chắn đó là không hề nói quá, sẽ luôn có những sai sót, và trên thực tế, dù cho tốc độ khung hình của camera là không đủ nhanh để có thể giúp đưa ra những nhận định chính xác tuyệt đối ở các tình huống nhạy cảm là có thật, thì các tình huống bắt việt vị nhạy cảm trong mùa giải này tại Premier League lại đang được tính bởi các khoảng cách cực kì nhỏ. Phải chăng, cách khắc phục cho vấn đề này sẽ đơn giản là chỉ việc đưa ra một biên độ của sai sót vào trong hệ thống vận hành VAR, và sẽ chỉ không công nhận bàn thắng nếu tình huống việt vị nằm ngoài biên độ đó?
 
Phương pháp này sẽ khắc phục được các chi tiết của vấn đề về sự chính xác, nhưng nó cũng sẽ làm dấy lên thêm những tranh cãi khác trong tương lai. Thay vì tranh luận về việc liệu tình huống bắt việt vị có được xem xét một cách chính xác hay không, thì các cuộc tranh luận sẽ chuyển sang việc, liệu tình huống đó có nằm trong “biên độ” hay không. Dù cho có áp dụng công nghệ tinh vi đến mức nào, hay có viết lại luật theo ý thích của mình đi chăng nữa, thì những tình huống nhạy cảm cũng sẽ không thể nào bị xóa bỏ. Bất cứ nơi đâu bạn vẽ ra một đường kẻ việt vị, hoặc đặt ra một biên độ giới hạn cho video xem lại, thì cũng sẽ luôn có những tình huống suýt soát, đầy “nhạy cảm” diễn ra ở cái vạch giới hạn đó. 
 
Pedro Neto bi tu choi ban thang vi VAR
Pedro Neto bị từ chối bàn thắng vì VAR
Một sự lựa chọn khác, nếu bạn thực sự không thích thú với những quyết định nhạy cảm được đưa ra bởi con người, hoặc camera trong những khoảnh khắc nhạy cảm, thì hãy thay đổi một cách đáng kể luật việt vị và nhấn mạnh rằng, tinh thần của quy tắc đó, “tạo ra một lợi thế không công bằng”, chính là cách để đánh giá tình huống. Nếu bạn nghĩ rằng việc chuyển từ một tiêu chuẩn tương đối khách quan của những đường kẻ, sang một tiêu chuẩn mang tính chủ quan sẽ giúp mọi thứ ít gây tranh cãi hơn … Well, hãy để tôi kể cho bạn nghe về luật để bóng chạm tay.
 
Để có thể đạt được sự chính xác tuyệt đối, người ta đã phải đưa những tình huống bắt việt vị nhạy cảm, với khoảng cách là cực kì, cực kì nhỏ, từ trạng thái luôn rất nhanh chóng bị lãng quên, trở thành trung tâm của các cuộc tranh luận. Những tình huống việt vị nhạy cảm đang là một thứ rất khó để đưa ra nhận định chính xác tuyệt đối và cũng gây ra nhiều tranh cãi nhất ngay cả khi quyết định được đưa ra là đúng. Khi VAR chưa xuất hiện, chúng hầu như không được chú ý đến, ngay cả khi chúng có sai đi chăng nữa. Giờ đây, nhờ vào hệ thống này, chúng đã nhận được rất nhiều sự chú ý. Vì vậy, khi đánh giá VAR và việt vị, câu hỏi quan trọng duy nhất cần đặt ra là liệu nó có đáng để áp dụng hay không mà thôi?
 
Lược dịch từ bài viết “VARtual reality: Why offside VAR calls feel so bad even though they haven't changed the game” của tác giả Mike Goodman, đăng tải trên Statsbomb. 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow