Spurs vừa có cuộc chia tay đầy nước mắt với mảnh sân đã nuôi dưỡng họ suốt 118 năm trời- thế nhưng có một trận đấu đã diễn ra ở đây mà mọi người đều muốn quên lãng.
|
Tại sao lá cờ Quốc Xã lại tung bay ở White Hart Lane? |
John Harding sẽ cho ta biết về trận đấu đó thông qua bài viết này. Một bài viết sâu về sự kiện diễn ra vào tháng 12 năm 1935 ngay trên sân White Hart Lane: Trận giao hữu giữa đội tuyển Anh và Đức.
“Quốc trưởng không nhắn nhủ gì cả. Chúng ta ở đây như những vận động viên để đối đầu với những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới.”
Fritz Szepan, đội trưởng tuyển Đức. Ngày 4 tháng 12 năm 1935. White Hart Lane. Giao hữu: Anh-Đức.
Cùng với những lá cờ phát xít tung bay khắp White Hart Lane, hàng ngàn cổ động viên Đức vẫy chiếc đai in hình chữ “vạn” đầy phấn khích trong lúc quốc ca được cất lên. Và khi giai điệu dừng lại, cả đội hình Đức dưới sân đưa tay lên chào Quốc trưởng. Đám đông- kể cả người Đức và Anh Quốc-phản hồi tương tự.
Thoạt nghe có vẻ như hình ảnh ấy đến từ một thế giới song song: một trong những kẻ cựu thù thất bại trong chiến tranh và giờ từ Land’s End cho đến John O’Groats đều phải nói tiếng Đức và vinh danh Fuhrer. Thế nhưng, không biết bằng cách nào đấy, nó lại diễn ra ở đây.
Vào ngày 4 tháng 12 năm 1935, Anh Quốc thi đấu với đội tuyển Đức ở Bắc London giữa làn sóng biểu tình của người Do Thái. Bản thân Hitler luôn hướng trận đấu theo hướng có lợi cho Đức, thế nhưng trong suốt thời gian chìm đắm trong do dự, rất ít người Anh biết được cách tốt nhất để phản ứng với thời cuộc. Và trận đấu đã chia rẽ đất nước, nó đã mang đến cho người dân Anh một câu hỏi tự vấn nhưng mãi không thể trả lời: Adolf Hitler dã man đến thế nào?
Thời nay nhìn lại thì có lẽ dễ dàng để trả lời câu hỏi ấy, nhưng vào năm 1935, khi Đảng Quốc Xã còn là thế lực, thì bản chất hung ác của Hitler vẫn còn trong vòng tranh cãi.
SỰ ĐỐI ĐẦU LAN RỘNG
Cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục cho đến một năm sau đó, khi thế vận hội Berlin khiến thế giới cảm thấy dè chừng với Phát xít. Những vận động viên có nên nghiêng mình trước Hitler? Các quốc gia có nên tẩy chay Thế vận hội vì làn sóng đàn áp người Do Thái tiếp tục leo thang ở Đức?
Một bộ phận người dân Mỹ tin rằng Liên đoàn nên thu hồi quyết định tham gia, thế nhưng như thế lại tạo điều kiện cho những cá nhân bài-Do Thái nêu quan điểm của mình. Avery Brundge, thuộc Uỷ Ban Olympic Hoa Kỳ, thậm chí đã đi quá xa khi đề cập đến “Âm mưu chủ nghĩa Do Thái” trong bài phát biểu của mình.
Ở Anh, ý tưởng về trận bóng giữa họ và Đức đã mang những suy nghĩ ngầm như thế ra ánh sáng. Đến giờ họ mới hiểu, những cuộc biểu tình chống Phát xít thật ra rất cam go.
White Hart Lane đã được thông báo là địa điểm tổ chức trận đấu từ tháng 10 năm 1935, thế nhưng trong vài tuần, trận đấu bị vướng vào sự phản đối mãnh liệt. “Do Thái và trận đấu của nước Anh”, dòng tít được chạy trên trang đầu tờ Tottenham Weekly Herald. “Những con chữ biểu tình được gửi đến FA và Spurs”, lời giải thích được đặt phía dưới. “Những người Do Thái lên án về sự đàn áp của Phát xít đối với đời sống của cộng đồng họ ở Đức và yêu cầu trận đấu phải được huỷ bỏ”.
Đạo luật Nuremburg vào tháng 9 năm 1935, đã tước đoạt đi mọi quyền con người cơ bản của người Do Thái ở Đức, trong khi cộng đồng Cơ-đốc và những người lao động nhập cư đều phải nếm nhiều đau khổ kể từ khi Hitler lên năm quyền lực vào năm 1933.
CUỘC CHIẾN CỦA NGÔN TỪ
Spurs, thậm chí vào thập niên 1930, vẫn có thể xem là đội bóng mà cộng đồng người Do Thái yêu thích, và sự việc lựa chọn White Hart Lane là nơi diễn ra trận đấu thật là một sự nham hiểm. “Nếu không có động thái nào, chúng tôi có thể hình dung ra từ bây giờ sự kích động giữa người Do Thái, Cơ đốc và những tổ chức Phát xít sẽ đi tới giới hạn cực điểm”, thư ký của Edmonton and District Sunday Football League thông báo. “Tottenham Hotspur sẽ trở thành cái túi truyền bá Phát xít.”
Tuy nhiên sự phản kháng bắt gặp phải sự hoài nghi. “Một vài người cổ động viên của Spurs đã nói với tôi rằng, số lượng người Do Thái chống đối thật ra không đông như mọi người nghĩ”. Phóng viên của tờ Herald cho biết. Thông điệp được in trên bài báo đánh một đòn vào cách nhìn về người Do Thái: một bên có nài ép họ chấp nhận những vận động viên người Anh tận hưởng “quá khứ tươi đẹp với sự bất can thiệp”, trong khi bộ phận khác lại đưa ra lời cay độc: “Sẽ là muộn khi cứ để người Do Thái dẫn dắt chúng ta. Rất có thể họ sẽ là nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh mới giữa Anh và Đức.”
Thậm chí Trưởng ban Tuyên truyền Joseph Goebbels đã đưa ra vài lời khuyến cáo tương tự ở Berlin. “Người Do Thái rõ ràng không nhận ra họ đang là khách ở Anh”. “Họ chỉ đang làm mọi chuyện trở nên tệ hơn cho chính bản thân mình.” Và theo sau những lời đồn thổi về việc sẽ có 6000 người Do Thái tuần hành trong trận đấu sắp tới của Spurs, nhóm những người cổ động viên trung thành nhất của đội bóng đã phản ứng cực mạnh mẽ khi đưa lên Herald dòng tít: “Lãnh thổ Anh cho Anh Quốc.”
“Tôi luôn cho rằng bọn họ nên đi đi, đi luôn và đừng quay lại. Spurs luôn luôn có đủ sự ủng hộ từ những cổ động viên người Anh, chẳng cần phải quan tâm đến bọn “Mọi”... thật là tuyệt vời khi đi xem những trận đấu bóng ở Anh chỉ cùng với người Anh mà thôi.”
Thật tồi tệ làm sao, và sau đó thông tin choáng váng hơn lại đến. “Vượt đại dương xanh”: 10 000 cổ động viên Đức dong buồm đến để xem trận đấu giao hữu.
“MỌI VIỆC KẾT THÚC GIÚP CHÚNG TÔI CẢM GIÁC THOẢI MÁI”
Dù cho mọi chuyện vẫn chưa lấy gì rõ ràng ở thời điểm hiện tại, nhưng những cổ động viên Đức được tổ chức và tài trợ bởi phong trào “Sức mạnh thông qua niềm vui” của Phát xít, đã khởi động những phương án để giúp lan toả Chủ nghĩa Quốc Xã đến với mọi người và thế giới. Những người phản đối về trận đấu đều bị bịt miệng, vì họ tuyên bố rằng đó không phải là một sự kiện thể thao, mà nó đúng hơn là cơ hội để chính phủ Hitler mở chiếc vòi bạch tuộc, lôi kéo Anh trở thành đồng minh của mình.
Một cuộc họp cấp cao đã diễn ra, với sự tham gia của Đại sứ quán Đức, Bộ Ngoại Giao, Bộ Nội Vụ và Joseph Goebbels. Và họ quyết định sẽ không đưa ra thông điệp quá cứng rắn, họ cho phép: đội tuyển Đức và fan mang đồng phục ít biểu tượng và hạn chế những dòng chữ “vạn”.
Cả hai chính phủ đều muốn trận đấu hướng đến mục tiêu nghị sự “hài hoà”-thật ra là với những mục đích khác nhau- chính phủ Anh quyết định sẽ đi đầu. Những động thái để loại bỏ các cuộc biểu tình chống người Đức đã được thông báo đến Phái xít, và nếu như vẫn xảy ra, mọi thứ sẽ bị đổ lên đầu cộng đồng Do Thái. Hai ngày trước trận đấu, văn phòng thư ký của Sir John Simon đã đưa ra thông điệp phản đối trận đấu này, ông muốn nó phải theo tinh thần thể thao truyền thống của nước Anh và không muốn thể thao dính dáng gì đến chính trị.
Tổ chức bài Phát xít ở Anh đã tiến hành một chiến dịch: 15 000 tấm bưu thiếp biểu tình được in ra, cũng như những tấm poster lên án về việc những cầu thủ Do Thái ở Đức bị bức hại. Thế nhưng, sự quan tâm của người dân ngày càng tập trung vào lượng người Đức tiến vào London, những người được xem như là “đội quân 10 000 nụ cười” hay “họ chỉ đến đây để chơi thể thao thôi.”
Chiếc Teutonic XI hạ cánh trên phi trường Croydon với một biểu tượng chữ vạn ở phía đuôi. Đội trưởng Fritz Szpan-với biệt hiệu “Greta” vì lọn tóc vàng óng- trở thành trung tâm của sự chú ý. Anh ấy chối bỏ bất kỳ quan điểm về động thái chính trị nào và lấy được cảm tình của đám đông: “Chúng tôi đến đây không phải là làm việc cho chính phủ. Quốc trưởng Hitler chả nhắn nhủ gì cả. Chúng tôi ở đây với thân phận là những vận động viên thi đấu với những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Thể thao là thể thao, có phải không?”
NHỮNG VỊ KHÁCH ĐƯỢC KÍNH TRỌNG
Cuối cùng, ngày trận đấu diễn ra, người hâm mộ lũ lượt kéo đến. Hàng vạn người cập bến ở cảng Southampton dưới một trận mưa to, trong khi nhiều chuyến tàu khác đến thẳng London, hoặc cảng Victoria và Waterloo vào lúc 5 giờ sáng. Mỗi chiếc xe chuyên chở đều có đánh dấu màu sắc riêng và mỗi fan Đức đều ở riêng trong nhóm của mình.
An ninh đã được thắt chặt: Quảng trưởng Leicester bị đóng cửa và để dành chỗ cho 300 chiếc xe khách chở cổ động viên Đức. Tám trăm nhóm người-rất nhiều trong số đó là người Do Thái ở Đức tị nạn đã được tuyển dụng. Họ đã được chỉ thị là không hé răng bất cứ điều gì liên quan đến chính trị, trong khi những tài xế xe khách đã được phát một tấm bản đồ và được cảnh báo là tránh xa Whitechapel, một nơi tập trung người Do Thái bên phía cận đông thành phố. Những chiếc xe cảnh sát cùng với chiếc loa to đi đằng sau những người mới đến, vang ầm lên những lời chỉ dẫn bằng tiếng Đức và người London cảm thấy bực bội vì điều đó.
Mỗi người Đức chỉ được phép mang theo bên mình 10 đồng Marks, và chỉ được phục vụ đồ ăn bởi công ty “Lyons anh Co”, một chi nhánh thuôc công ty mẹ ở Đức có quan điểm “Phát xít không nên chăm lo đến người Do Thái.”
Những vị khách đối xử hết sức lịch sự và lịch thiệp, họ từ chối những cử chỉ từ lời chào “Heil” từ một nhóm công nhân, và hơn hết đều thể hiện niềm vui vì đã có mặt ở đây. “London của các bạn thật quá tuyệt vời,”. “Mọi thứ thật khiến chúng tôi thật sự thoải mái.”
Thậm chí có một nhóm người đã đến Cenotaph và đài tưởng niệm những binh sĩ Anh đã hy sinh trong Thế chiến thứ nhất. Sự lịch thiệp đó thật quá xuất sắc, cuộc tuyên truyền đã chiến thắng những bước đầu tiên.
KHAI CUỘC
Hồi còi khai cuộc càng đến gần, tình hình càng hỗn loạn. Để kiểm soát tình hình, một lực lượng lớn cảnh sát đã được điều động. Ước tính khoảng hơn 800 nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt đặt trong tình trạng sẵn sàng. Những khu bốt cảnh sát được đặt sát sân vận động, lực lượng an ninh rảo khắp xung quanh ngoài và phía trong sân.
Những cuộc biểu tình diễn ra từ khắp những nhà ga ngầm đến White Hart Lane. Một nhóm diễu hành lớn giương cao lá cờ bài Phát xít ở ga Bruce Grove suốt hai giờ đồng hồ trước trận đấu và thậm chí còn phát cả tuyên truyền đơn. Khi họ đến gần hơn, cảnh sát ùa vào, xé nát những mẫu giấy tuyên truyền với những dòng chữ “Thể thao Phát xít là cào xé người Do Thái”, “Bàn thắng của chúng tôi là hoà bình, còn Hitler là chiến tranh”; “Hãy giữ thể thao trong sạch, chống lại chủ nghĩa Phát xít.”
Những ai hô hào khẩu hiệu sẽ bị bắt, những tờ tuyên truyền đơn bị vứt như rác. Tuy nhiên, những người tham gia biểu tình vẫn không bỏ cuộc, những tờ đơn tiếp tục được phân phát trên những toa tàu điện trong khi những người bán Sanwich hát những bài ca “Hãy dừng lại trận đấu Phát xít” trong toán người đến xem. Vẫn có một ít những nhóm ủng hộ chủ nghĩa Phát xít phản kháng, thế nhưng Oswald Mosley’s Blackshirts, nhóm lớn nhất thì lại vắng mặt. Tuy nhiên, lực lượng Antisemites đã cho in hai “chữ vạn” thật lớn và vác chúng đến White Hart Lane.
Việc tắc nghẽn trên mọi ngã đường đến sân khiến việc di chuyển bằng xe hơi trở nên bất khả thi: đã có nhiều huấn luyện viên Đức tốn hơn cả giờ đồng hồ để đi hết một dặm cuối cùng. Khán đài đã không được lấp kín hết khi hồi còi khai cuộc vang lên bởi vẫn còn hàng ngàn người kẹt cứng ở bên ngoài. Tuy nhiên, điều đó không làm vấn đề thêm nghiêm trọng: như Trevow Wignall đã viết trên Daily Express “điều may mắn là những nhóm đó đã không liên kết với nhau.”
Một vạn cổ động viên Đức đã lấp kín khán đài phía đông. Khi đội bóng bước ra, họ vẫy những lá cờ nhỏ in biểu tượng “chữ vạn”, mặc cho những lời đàm phán từ chính phủ. Và khi mà David Aspinell và ban nhạc Friary từ Guildford biểu diễn Quốc ca Đức, những cổ động viên đã rất ngạc nhiên và sôi động. Họ đã được đề nghị là không được chơi những thứ nhạc gì liên quan đến chính trị, nhưng giờ đã phản hồi lại đám đông.
NHỮNG LÁ CỜ PHÁT XÍT KHÔNG THỂ TỒN TẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC NÀY
Và sau đó là đến màn vinh danh: đội tuyển đứng đứng nghiêm và hàng ngàn fan đã hướng ứng theo. Ban nhạc biểu diễn God Save The King, trong khi người Đức, trong tư thế đứng vẫy những lá cờ mang theo bên người.
Một người trong đám đông đã bị tấn công. Ernie Wooley, một thợ sửa đồ gia dụng từ Shoreditch và là fan lâu năm của Spurs, đã để ý rằng sự tập trung của cảnh sát là đến nhóm đông đang đứng chứ không phải là những lá cờ. Ernie đi đến cuối khán đài phía Tây. Được hưởng ứng, anh lấy con dao và cắt đứt sợi dây treo lá cờ, khiến nó bay xuống mặt đất.
|
Tại sao lá cờ Quốc Xã lại tung bay ở White Hart Lane?4 |
Anh leo xuống và ngay lập tức bị bắt. Anh không hề bận tâm. “Lá cờ Phát xít bị bài trừ ở đất nước này”, anh ấy nói ở trong ngục. Trong khi vài phút sau, một băng-rôn khác đã được thay thế. Giờ đây, trận đấu đã được là chính nó.
Có lẽ chính cái nóng xung quanh trận đấu, mà nó diễn ra thật sự không đáng kỳ vọng. Thay vì những lá cớ tung bay trên khán đài, dưới sân lại hoàn toàn bế tắc. Jimmy Catton, phóng viên của The Observer, cảm giác rằng đội tuyển Đức không có ý định dồn ép trong 20 phút đầu như tuyển Italia đã từng làm ở Highbury một năm trước. “Phòng ngự là đối sách của họ.”“Họ đến sân với mục đích là kiếm một trận hoà. Tám người thường trực cho mục tiêu phòng ngự. Trận đấu căng cứng như đoàn diễu binh trong sân vận động vậy.”
Tuyển Anh tấn công nhiều nhưng không thể nào ghi bàn thắng. Nhưng thế quân bình cũng đã bị phá vỡ, tiền vệ của Middlesbrough George Camsell đã nhận đường chuyền dài từ John Bray, một cầu thủ chơi cho Manchester City và sút cú sút cháy lưới thủ thành Hans Jacob mở tỷ số 1-0.
Sau 65 phút thi đấu, Szpan, cầu thủ Đức duy nhất tạo được ấn tượng đã bỏ lỡ cơ hội mười mươi. Và những người Đức ngay lập tức bị trừng phạt. Cầu thủ của Arsenal Cliff Bastin xâm hập cánh phải và tạt vào trung lộ, Camsell có mặt đúng lúc và đội đầu tung mành lưới lần hai. Và hai phút sau, Camsell đã có màn trả lễ, bóng được Bastin đá vào bằng chân phải từ pha căng ngang, bàn thứ ba cho tuyển Anh.
“KHI HỒI CÒI MÃN CUỘC VANG LÊN, LÀ VỞ KỊCH TÌNH YÊU”
Mặc dù những cầu thủ Đức đã rất cố gắng nhưng họ vẫn không thể hạ gục được hàng phòng ngự vững chắc với bộ ba Arsenal George Male, Eddie Hapgood và William Crayston. Anh Quốc hoàn thành thắng lợi 3-0.
Và khi hồi còi mãn cuộc vang lên, là màn kịch về tình yêu được dựng lên. Những cầu thủ rời sân với những cái bắt tay; trong khi cổ động viên Đức được vẫy chào bởi những cổ động viên Anh. Tờ Daily Express đã tô vẽ bằng dòng chữ “Không hề có tiếng chế nhạo, không hề có việc gì gây mất tình cảm-đó là một trận đấu đẹp.”
Trong khi đó, tờ Der Angriff ở Đức, đã nói về sự kiện rằng “một thành công về chính trị, thể chất và thể thao,” kèm thêm một câu: “Hermann Goering đã làm hết sức mình thế nhưng, người Anh đã chơi đúng với đẳng cấp của mình.”
Một buổi tối thân mật giữa FA và đoàn công chức Đức đã được diễn ra ở khách sạ Victoria và sau trận đấu, chủ tịch FA Sir Charles Clegg đã bị phạt vì những lời tố cáo. “Những kẻ làm chính trị sẽ nhanh chóng học được rằng bóng đá không phải là lĩnh vực để họ trục lợi, tốt nhất hãy nhớ lấy điều đó” Sir Charles lên tiếng. W.Erbach, lãnh đạo của đoàn nước Đức, đã hồi âm: “Sự chào đón của các bạn đã khiến chúng tôi quên rằng chúng tôi chỉ là những kẻ học việc ở lĩnh vực bóng đá, dám múa rìu qua mắt thợ.” Một miếng bánh liền được gửi đến Adolf Hitler sau khi chiếc khác đã được gửi đến nhà vua.
Nhưng những cú bắt tay sau lưng ấy đã không thể kéo dài. Thông điệp từ nhóm cộng đồng Do Thái và bài Phát xít đã chính xác, khi bốn năm sau chiến tranh đã xảy ra. Một trận bóng giữa Anh và Đức có thể đã không xảy ra nếu không có ý nghĩa chính trị.
John Harding. The Nazis at Tottenham: Why did the swastika fly at White Hart Lane?. Four Four Two
https://www.fourfourtwo.com/features/nazis-tottenham-why-did-swastika-fly-white-hart-lane?page=0%2C2
PHƯƠNG GP (TTVN)