Tác động kinh tế tiêu cực: Thách thức lớn nhất của UEFA thời Covid-19

Tác giả Nam Khánh - Chủ Nhật 22/03/2020 17:12(GMT+7)

Zalo

Quyết định của UEFA về việc hoãn EURO 2020 lại cả một năm trời chỉ đơn giản là: Một quyết định được đưa ra ngay lập tức mà không một con người bình thường nào sẽ phản đối, vì sự bùng phát của Coronavirus. Thử thách là: Tìm ra một lịch trình hợp lý mới, sau đó đánh giá và cảm nhận về những tác động kinh tế.

Vào các thời điểm khủng hoảng, bạn thường muốn giải quyết vấn đề theo những cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng nhất có thể. Nếu nước trào ra từ máy giặt, bạn sẽ tìm đến ống nước đứng và cắt nguồn cung cấp nước. Nếu những tia lửa bay ra từ chiếc lò điện, bạn sẽ cắt nguồn điện. Sau đó, bạn sẽ bắt đầu lo lắng về những thiệt hại đã hiện hữu và về việc mình sẽ khắc phục chúng như thế nào.
Tác động kinh tế tiêu cực Thách thức lớn của UEFA thời Covid-19 hình ảnh
 
Theo tinh thần đó, quyết định của UEFA về việc hoãn EURO 2020 lại cả một năm trời chỉ đơn giản là: Một quyết định được đưa ra ngay lập tức mà không một con người bình thường nào sẽ phản đối, vì sự bùng phát của Coronavirus. 
 
Đó là phần dễ dàng nhất, vì nó là một giải pháp tức thì và đã mang đến cho họ một khoản thời gian ổn định đáng kể. Bây giờ thì mới đến phần thử thách thật sự khó khăn đây: Tìm ra một lịch trình hợp lý mới, sau đó đánh giá và cảm nhận về những tác động kinh tế. 
 
Đó chính là điểm tranh luận trung tâm. UEFA cho biết, việc hoãn tổ chức Euro sẽ tiêu tốn khoảng 300 triệu Euro (327 triệu dollar), trong khi đó, việc hủy bỏ sự kiện này sẽ có chi phí gần 400 triệu Euro (436 triệu dollar). Nhưng hãy nhìn vào một số phép toán rất đơn giản sau đây. Nếu giải đấu được tổ chức vào mùa hè năm sau, nó vẫn sẽ tạo ra khoảng 2,1 tỷ Euro (2,5 tỷ dollar). Trừ đi 300 triệu từ 2,1 tỷ, và bạn vẫn sẽ kiếm được 1,8 tỷ. Khi hủy bỏ giải đấu, tức là bạn đang trừ đi 400 triệu Euro từ con số 0, và đó chính là những gì mà bạn nhận được nếu không tổ chức giải đấu.
 
Tại sao chuyện tiền bạc lại là vấn đề quan trọng ở đây? Bởi vì tiền của UEFA không thực sự là tiền của họ. Phần lớn những gì mà họ thu được sẽ chảy thẳng ra ngoài, chủ yếu là cho các câu lạc bộ, dưới dạng tiền thưởng cho việc tham dự Europa League và Champions League, cũng như các liên đoàn bóng đá quốc gia, dưới hình thức hỗ trợ trực tiếp và “thù lao” khi họ tham gia các giải đấu của UEFA. 
5Tac dong kinh te tieu cuc: Thach thuc lon nhat cua UEFA thoi Covid-191
 
Các sổ sách tài chính của UEFA là rất rõ ràng. Vào mùa giải 2017/2018, hơn 85% doanh thu của họ đã được trao cho các đội bóng tham dự những giải đấu thuộc UEFA, đóng góp cho các liên đoàn và thanh toán các khoản tiền solidarity payments (khoản tiền được phân phối thông qua các liên đoàn bóng đá quốc gia cho các câu lạc bộ để đầu tư vào các chương trình phát triển cầu thủ trẻ và/ hoặc các chương trình cộng đồng ở địa phương). Những chi phí trả cho việc tổ chức sự kiện, các trọng tài, các nhân viên làm việc trong những trận đấu và công nghệ/ phát sóng là lên đến 9,4%. Còn tiền lương và phúc lợi dành cho các nhân viên của UEFA là dưới 3%.  
 
Nói cách khác, giờ đây đã có một khoản “lỗ” 300 triệu Euro trong tài chính của UEFA, và nó có thể trở nên lớn hơn nữa nếu các đài truyền hình và các đối tác thương mại cố gắng thu hồi lại những khoản tiền mà họ đã chi ra cho Europa League và Champions League. Rốt cuộc, họ đã ký vào một bản hợp đồng để bảo đảm về một số lượng trận đấu nhất định và bây giờ, họ sẽ nhận được ít hơn so với những gì đã được hứa hẹn nếu – giờ đây đang rất có khả năng trở thành hiện thực  - chúng ta buộc phải chấp nhận một phiên bản rút gọn của giải đấu để có thể kết thúc mọi thứ vào cuối tháng 7. 
 
Vì vậy, khoản lỗ 300 triệu Euro đó có thể sẽ còn lớn hơn nữa, nhưng như đã nói ở trên, về mặt thực tiễn, đó không phải là tiền của UEFA. Phần lớn trong số đó là tiền dành cho các liên đoàn và các câu lạc bộ bóng đá thành viên. Câu hỏi là các chi phí đó sẽ được phân chia như thế nào: Bạn sẽ làm điều đó dựa trên tỷ lệ, hay là dựa trên nhu cầu? 
 
Trong các sổ sách được công bố vào mùa giải 2017/2018, Liechtenstein đã nhận được 1,14 triệu Euro (1,24 triệu dollar) cho đội tuyển quốc gia của họ. Moldova đã nhận được 1,3 triệu Euro (1,41 triệu Dollar). Dân số của Moldova cao hơn khoảng 70 lần so với Liechtenstein và GDP bình quân đầu người là 3.400 USD, gần bằng 1/30 so với Liechtenstein. Nếu cần phải cắt giảm, tôi nghĩ rằng mình biết đâu là đối tượng đã được chuẩn bị tốt nhất để đối phó với những vết cắt sâu hơn. 
 
Tất nhiên, chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn với Champions League và Europa League. Tại sao? Bởi vì các câu lạc bộ lớn mạnh hơn ở các thị trường truyền hình giàu có có thể lập luận rằng chính họ đã tạo ra phần lớn tiền mặt. Điều đó là chính xác: Các đài truyền hình từ Luxembourg đến Lithuania bỏ tiền ra cho bản quyền Champions League là dựa trên việc cung cấp cho các khán giả của họ những trận đấu có sự góp mặt của Real Madrid và Liverpool, chứ không phải là Krasnodar và Dinamo Zagreb. Đó là lý do vì sao bạn lại có những thứ như tiền “phân bổ thị trường” và giá trị lịch sử để thưởng cho các thương hiệu lớn từ những thị trường lớn, và đó sẽ là điểm khiến mọi thứ trở nên rắc rối hơn 
 
Nhiều câu lạc bộ đặc biệt không muốn phải chia sẻ. Họ thậm chí còn e ngại việc đó hơn khi mà họ đang bị đánh vào túi tiền theo nhiều cách khác nhau: Từ thiệt hại tiền bán vé, cho đến khả năng các đài truyền hình trong nước và nhà tài trợ cố gắng thu hồi lại tiền bởi cái thực tế rất đơn giản rằng một cuộc suy thoái toàn cầu do hậu quả của đại dịch đang có nguy cơ xảy ra (nếu bạn không nhận thấy, thì tôi xin nhắc rằng chỉ số Dow đã giảm gần 30% so với năm ngoái), mọi người đều “nghèo” hơn và khả năng chi tiền tất nhiên sẽ yếu đi hơn. 
 
Điều đó có nghĩa là “tổ công tác” do UEFA thiết lập để giải quyết vấn đề này đang phải đảm nhận một nhiệm vụ cực kì khó khăn. Việc phân chia một chiếc bánh nhỏ hơn trước đó rất nhiều khi mà mọi người đều đang đói (và một số người sắp chết đói) là một chuyện không hề dễ dàng. Họ có thể thực hiện những lời kêu gọi rầm rộ, bao gồm cả việc sử dụng đến khoản tiền mặt dự trữ của mình (hiện được ước tính là khoảng nửa tỷ dollar) hoặc nới lỏng các quy định của Luật công bằng tài chính (sẽ là một động thái không khôn ngoan cho lắm). Đối với các câu lạc bộ nhỏ, các vấn đề liên quan đến dòng tiền đã xuất hiện ngay lập tức. Ở Anh, Barnet đã buộc phải sa thải toàn bộ các nhân viên “không chơi bóng” của mình. Có thể sẽ có thêm nhiều câu lạc bộ khác phải làm như vậy, và một phần, đó là vì nhiều câu lạc bộ (có thể là quá nhiều câu lạc bộ) đã luôn phải sống trong cảnh “được tuần nào hay tuần nấy”, và ngay khi bị mất đi chiếc “cần câu cơm” chính của mình – tiền bán vé – họ sẽ nhanh chóng lâm vào cảnh khốn đốn. 
 
“Chúng tôi biết các câu lạc bộ được quản lý như thế nào. Họ luôn phải đối mặt với ranh giới của sự sống còn, hoặc thậm chí còn đứng ngay trên cái ranh giới đó,” Tổng thư ký của FIFPro, Jonas Baer-Hoffmann, nhận định. “Đơn giản là không có quá nhiều tiền dự phòng mà các câu lạc bộ có thể trông đợi vào. Nếu chúng tôi không phản ứng thật nhanh để ổn định dòng tiền của các câu lạc bộ, chúng tôi sẽ có một vấn đề rất lớn về tính thanh khoản. Chúng tôi cần phải tạo ra một hệ thống mà bóng đá có thể tự giúp đỡ chính nó.”
 
Vấn đề là bản chất của bóng đá vốn là một thế giới cạnh tranh khốc liệt, tranh giành, cắn xé lẫn nhau vì quyền lợi. Hồi tuần trước, Hans-Joachim Watzke, giám đốc điều hành của Borussia Dortmund, đã khẳng định rất thẳng thừng rằng: “Suy cho cùng, thì những câu lạc bộ đã nỗ lực dành dụm được một ít tiền trong những năm qua chắc chắn không đời nào lại đi thưởng cho những câu lạc bộ không làm điều đó … chúng tôi đang điều hành các doanh nghiệp trong một thị trường, và chúng tôi đang cạnh tranh với nhau.”

4Tac dong kinh te tieu cuc: Thach thuc lon nhat cua UEFA thoi Covid-191
 
Ông ấy có thể đã phát ngôn giống như một gã ích kỷ, và chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nhắc lại việc chỉ cách đây hơn 1 thập kỷ, Dortmund đã phải đứng trên bờ vực phá sản, và rồi đã được đối thủ không đội trời chung Bayern Munich ra tay “nghĩa hiệp” để giúp đỡ. Nhưng điều đó không có nghĩa là quan điểm của ông hoàn toàn sai. Bất kì “gói cứu trợ” nào, cho dù là thanh toán trước tiền các bản quyền truyền hình, miễn các khoản thuế, hay các khoản vay lãi suất thấp, cũng đều phải đi kèm với những ràng buộc đính kèm, bắt đầu với một cam kết về sự minh bạch tài chính trong tương lai.

Phải có một sự giám sát nghiêm túc và những yêu cầu khó nhằn về tính thanh khoản và các khoản tiết kiệm. Bạn không thể có những ông chủ sở hữu đi vay tiền và đồng ý trao trả những tài sản có giá trị cho tổ chức đã cho bạn vay nếu không thể trả nợ bằng tài sản của câu lạc bộ, và đưa ra các quyết định rủi ro khác, như những gì đã xảy ra với Bury FC và tại một số câu lạc bộ khác. Cách tốt nhất đề đảm bảo sự giám sát là “crowdsource” ( là hình thức giao một công việc nào đó cho một cộng đồng hoặc một nhóm người, thông qua một “lời kêu gọi” để tất cả có thể cùng đóng góp thực hiện công việc đó) nó. Cũng như những yêu cầu về tính thanh khoản và tạo lập một cơ quan quản lý có quyền lực lớn, công khai tất cả mọi sổ sách dưới dạng trực tuyến để các fan hâm mộ và phương tiện truyền thông bản địa có thể theo dõi chặt chẽ. 

2Tac dong kinh te tieu cuc: Thach thuc lon nhat cua UEFA thoi Covid-191
 
Đó là một ý tưởng cho tương lai. Còn ngay hiện tại, tin tốt là các “diễn viên chính” đều đang phát ngôn những điều đúng đắn. FIFA đã đồng ý hoãn kì Club World Cup 24 đội từ năm 2021 đến một ngày nào đó trong tương lai mà không vấp phải sự phản đối nào. Họ cũng cho biết rằng mình sẵn sàng điều chỉnh lại cả các quy định về công tác chuyển nhượng lẫn lịch thi đấu quốc tế để giúp ích cho tình thế khẩn cấp này. Đó là những động thái hết sức cần thiết. Chắc hẳn bất kì ai cũng sẽ hy vọng rằng tinh thần ngoại giao và sự đoàn kết đó sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa. 
 
Chúng ta sẽ không thể biết được hết những gì đang nằm ở phía trước, và trong bao lâu nữa thì phải đối mặt với chúng. Chúng ta sẽ cần đến tinh thần ngoại giao, lòng vị tha và sự sẵn lòng từ FIFA, UEFA và các giải vô địch quốc gia trong việc đặt lợi ích cá nhân của họ sang một bên. Hãy nhớ đến lời tuyên bố huyền thoại từ vị huấn luyện viên Tony D’Amato của Miami Sharks, “các tổ chức điều hành cuộc chơi sẽ kề vai sát cánh với nhau và cùng tồn tại, hoặc họ sẽ sụp đổ với tư cách là các cá nhân riêng lẻ.” 
 
Nguồn: Lược dịch từ bài viết “UEFA's biggest challenge of the coronavirus crisis: Easing the economic impact on clubs, nations” của tác giả Gabriele Marcotti, Senior Writer của ESPN.
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow