Giải đấu mang đậm chính chiến thuật, quá khốc liệt để giành được chiến thắng chung cuộc. Nếu như những người như Maradona tìm kiếm khoảng không để chơi bóng thì những Claudio Gentile sẽ làm mọi thứ có thể chặn đứng đối thủ.
Chưa bao giờ trong lịch sử bóng đá, nhiều ngôi sao đến vậy quy tụ về một giải đấu. Toàn cầu hóa đồng nghĩa với việc những gì tốt nhất sẽ đi cùng nhau, đặc biệt trong bối cảnh bóng đá hiện đại nhưng không gì có thể sánh được với giải đấu hạng cao nhất nước Ý vào những năm 1980.
Luật hạn chế số lượng cầu thủ nước ngoài quy định mỗi đội chỉ được đăng ký 2 cái tên đến từ bên ngoài nước Ý khiến cho các đội bóng chủ yếu lựa chọn ‘lính đánh thuê’ tăng cường hàng tấn công. Các HLV và hậu vệ sẽ lo phần phòng ngự.
Mùa giải 1984/1985, Diego Maradona lần đầu bước chân đến nước Ý chứng kiến Hellas Verona giành chức vô địch trong niềm cảm hứng của chân sút Đan Mạch Preben Elkjaer. Trong khi đó người đồng hương vĩ đại Michael Laudrup đang phục vụ cho Lazio.
Cùng thời điểm, Juventus sở hữu cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử Ba Lan Zbigniew Boniek và Michel Platini. Liam Brady và Karl-Heinz Rummenigge khoác áo Inter trong khi AC Milan bắt đầu gầy dựng đế chế thống trị ở nửa sau của thập niên 1980 với Paolo Maldini có màn ra mắt và trở thành người đá cặp với đội trưởng Franco Baresi.
Những ngôi sáng giá nhất của ‘thế hệ Brazil 1982’ cũng lần lượt đến Ý thử sức, trùng hợp, tất cả đều chọn những đội kém tiếng. Zico thi đấu cho Udinese, Socrates đến Fiorentina, Falcao được cổ động viên AS Roma yêu mến trong Junior khoác áo Torino.
“Junior chưa bao giờ được nhắc đến như một cầu thủ xuất chúng nhưng sự thật ông ấy rất tài giỏi. Cũng như Zico, không bao giờ được phép xem nhẹ tài năng của Junior” – Graem Souness nói với Sky Sport. “Tất cả những cầu thủ lớn đều có mặt ở Ý vào thập niên 1980”.
Khẳng định của Souness được minh chứng bằng việc 20 năm sau, Pele lên danh sách 125 cầu thủ xuất sắc nhất mọi thời đại – 13 trong số đó khoác áo các đội bóng Serie A mùa giải 1984/1985, nghĩa là hơn 10% trong số những cái tên vĩ đại nhất xuất hiện cùng một thời điểm tại cùng một giải. Cầu thủ vĩ đại duy nhất không có mặt ở Ý trong giai đoạn này là Gary Lineker.
Đó là chưa kể Roberto Baggio đang tìm kiếm cơ hội trong màu áo Vicenza ở Serie C, hay những gương mặt mang tính biểu tượng Marco Van Basten, Ruud Gullit, Frank Rijkaard, Juergen Klinsmann và Lothar Matthaeus chỉ đến Ý khi bước qua thập niên 1990. Ngay cả khi bạn không theo dõi Serie A, những cái tên này cũng bảo chứng cho sự khắc nghiệt của giải đấu. Tuần qua tuần, những ngôi sao hàng đầu thế giới xuất hiện trước mắt khán giả, thi triển những gì tốt nhất để giúp đội nhà giành chiến thắng, có điều, đừng chờ mong nó đồng nghĩa với một giải đấu phóng khoáng, cởi mở, Serie A cho thấy điều trái ngược hoàn toàn với dự tưởng.
Giải đấu mang đậm chính chiến thuật, quá khốc liệt để giành được chiến thắng chung cuộc. Nếu như những người như Maradona tìm kiếm khoảng không để chơi bóng thì những Claudio Gentile sẽ làm mọi thứ có thể chặn đứng đối thủ.
“Khi đó, nếu thứ bóng đá bạn muốn thi triển không có hiệu quả, giải pháp là chơi bóng ác ý một chút”
Bóng đá rất khắc nghiệt.
Trevor Francis trải qua 5 mùa giải ở Serie A từ 1982 đến 1987, 4 năm đầu khoác áo Sampdoria trước khi chuyển đến Atalanta rồi quay về vương quốc Anh. Ông nghĩ về những mảng ký ức độc nhất nhưng tránh nói trực tiếp vào sự khốc liệt đương thời.
“Ngày nay, thật sảng khoái khi theo dõi các đội bóng hàng đầu châu Âu ra sức tấn công và tìm kiếm bàn thắng”.
“Dĩ nhiên nó đến từ việc phòng ngự bị hạn chế rất nhiều và không còn tuyệt mỹ như trong quá khứ, nhưng cái giá vẫn quá nhỏ để đổi lại những trận đấu thăng hoa”.
“Bóng đá đã thay đổi. Có nhiều thứ bảo vệ cho các tiền đạo. Luật chuyền về cũng thay đổi cục diện trận đấu, cụ thể là bóng đá Ý phải thay đổi cách tiếp cận trận đấu. Vào những ngày tôi còn thi đấu, họ không chú trọng việc tấn công nhiều đến vậy”.
Luật việt vị thay đổi 1990, quy định rằng nếu tiền đạo đứng ngang với cầu thủ phòng ngự sau cùng thì tình huống không tính việt vị. Đến năm 1992, FIFA ban hành luật cấm các thủ môn được phép chụp bóng trong những quả chuyền về của đội nhà. Có rất nhiều con số cho thấy bóng đá đã bị ảnh hưởng.
Mùa giải 1992/1993, Serie A chứng kiến 858 bàn thắng được ghi, nhiều nhất kể từ thập niên 1950 và tăng 163 bàn so với mùa trước đó. Số bàn thắng trung bình một trận của Serie A chưa có mùa giải nào xuống thấp hơn con số 2.4.
Nhưng quay lại thập niên 1980, giải đấu chưa bao giờ đạt đến con số 2.4 bàn trận, dù chỉ một mùa!
Ngay cả các đội chủ nhà cũng không bị ám ảnh bởi tư tưởng tấn công trước mắt khán giả này. Mùa giải 1980/1981, Perugia thiết lập cột mốc 9 trận đấu sân nhà kết thúc mà không có nổi bàn thắng được ghi. Trước đó hai mùa giải, họ bất bại cả mùa giải nhưng không thể giành được danh hiệu vô địch. 19 trong 30 trận của Perugia kết thúc có tỉ số hòa.
Como ở mùa 1984/1985 tái lặp lại thành tích 9 trận hòa không bàn thắng ngay trên sân nhà, thủng lưới chỉ 2 lần, một trong số đó đến từ cú sút penalty của Maradona. Đây là kỷ lục mà chưa có đội nào tái hiện lại. Chất lượng phòng ngự của Como gây ấn tượng mạnh với cả giải đấu và mang đến cơ hội làm việc ở Napoli cho HLV Ottavio Bianchi. Ông giúp đội bóng phương Nam lên ngôi mùa giải 1986/1987.
CLB thành phố Naples chỉ cần ghi 41 bàn thắng để hoàn tất danh hiệu đầu tiên trong lịch sử. 23 trong số là những bàn mở tỉ số, 4 dùng để gỡ hòa. Chỉ 14 bàn mang tính chất vô nghĩa – 13 bàn gia tăng cách biệt và 1 để gỡ gạc danh dự trong một trận đấu thảm bại.
“Có rất nhiều khác biệt giữa bóng đá Ý và Anh. Khi trận đấu còn 15 phút và đang dẫn 1-0, ở Ý người ta sẽ là tất cả những gì có thể để bảo toàn lợi thế thì tại Anh, các đội vẫn tiếp tục tấn công điên cuồng” – Sven Goran Eriksson nhận xét.
Nhìn lại chiến thắng của Manchester City trước Watford hồi tháng chín năm ngoái. Họ đạt đến cột mốc 13 bàn thắng ‘không có ý nghĩa’ khi Premier League mới diễn ra 6 vòng đấu. Chưa hết, họ còn tiếp tục giã vào lưới đội khách thêm 3 bàn để giành thắng lợi chung cuộc 8-0.
Điều đó chưa từng xảy đến với Napoli trong mùa giải 1986/1987. Mỗi trận đấu là một thách thức tột cùng. Vinh quang của Napoli được góp công lớn bởi 7 chiến thắng trên sân khách, nhiều hơn cả hai đối thủ cạnh tranh Juventus và Inter Milan cộng lại.
“Không nghi ngờ gì rằng việc thi đấu xa nhà khiến kết quả tốt hơn” – Francis nói.
Como đứng ở nửa sau của bảng xếp hạng chung cuộc nhưng thủng lưới ít hơn cả nhà vô địch Napoli; họ cũng chỉ ghi được 16 bàn thắng sau 30 trận, trở thành trường hợp dị biệt bậc nhất trong lịch sử bóng đá nhưng khái quát bản chất Serie A vào thời điểm bấy giờ.
Theo Adam Bate | Skysports