Bóng đá Anh ngày trở lại: Trăm nỗi buồn vui

Tác giả KDNX - Thứ Bảy 04/07/2020 09:57(GMT+7)

Zalo

Khi Premier League trở lại, nó trở lại trong im lặng, hay nói đúng hơn là trở lại trong những SVĐ im lặng, không có người. Sau 100 ngày vắng bóng đá, mọi thứ thật siêu thực. Các cầu thủ vốn quen thi đấu trước 50,000 khán giả giờ đây phải thi đấu trước số lượng vỏn vẹn 3000 người, bao gồm các quan chức, nhà báo và bất cứ ai có thể vào sân để tận hưởng chút gì đó quen thuộc.

Bóng đá Anh đã chính thức trở lại được hơn 2 tuần. Chắc chắn NHM bóng đá sẽ là những người vui nhất, đặc biệt là những CĐV Liverpool khi đội bóng của họ đã vô địch ở vòng thứ 31.

Bóng đá Anh ngày trở lại Trăm nỗi buồn vui hình ảnh
 
Tuy nhiên, những cảm giác lạ lẫm chiếm trọn trong tim mỗi chúng ta khi thấy môn thể thao mà chúng ta yêu thích thiếu vắng những thứ quen thuộc: những tiếng cổ vũ trên sân, những hàng ghế đầy ắp khán giả. Thay vào đó là những đoạn video Zoom mô tả cảnh các CĐV ăn mừng tại nhà hay những âm thanh cổ vũ được phát ra từ...những chiếc loa lắp bốn xung quanh sân. Vậy, NHM bóng đá Anh cảm thấy sao trong những ngày này ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của tác giả Nick Miller, một người Mỹ.
 
Sẽ đến lúc chúng ta tôn trọng những điều nhỏ nhặt đã qua. Những thứ bạn chưa từng để ý đến trước đây, hoặc những thứ khiến bạn khó chịu. Một pha phạt góc tệ hại khiến bóng đập vào cầu thủ đầu tiên. Một pha ăn mừng quen thuộc giữa hai cầu thủ. Những thứ khó chịu mà hậu vệ trái của bạn làm khi họ chưa biết phải làm gì.
 
Các bạn sẽ dần trân trọng những điều này vì nó là bóng đá. Có thể không phải là bóng đá như các bạn từng biết, dẫu thế nào đi nữa, nó vãn là bóng đá. Cụ thể hơn, thứ bóng đá của các bạn, thứ bóng đá mà các bạn quen thuộc. Trong những ngày này, khi thế giới bị đảo lộn, rung chuyển rồi sau đó phục hồi như một cái bảng Etch-A-Sketch, mọi sự quen thuộc đều khiến ta dễ chịu.
 
Premier League rốt cuộc cũng quay lại. Mọi người ở Anh đều rất hào hứng với điều này. Dù mọi thứ vẫn ổn, thậm chí khá vui, có cảm giác mọi thứ không giống như trước đây, vì đó không phải là bóng đá của chúng ta. Nó vẫn là bóng đá, nhưng là một thứ bóng đá đã bị cắt phăng mọi thứ. Chúng ta không biết rõ được những ý chính, những điểm yếu, những sự kỳ quặc, hay thậm chí không biết đến họ. Đây là thứ bóng đá bị loại bỏ nhiều thứ, một gì đó mà chúng ta từng quen thuộc, nhưng giờ thì không: cảm giác giống như đi ăn tối với một người họ hàng bạn gặp 4 năm một lần thay vì đi ăn với người bạn thân vậy.
 
Khi Premier League trở lại, nó trở lại trong im lặng, hay nói đúng hơn là trở lại trong những SVĐ im lặng, không có người. Sau 100 ngày vắng bóng đá, mọi thứ thật siêu thực. Các cầu thủ vốn quen thi đấu trước 50,000 khán giả giờ đây phải thi đấu trước số lượng vỏn vẹn 3000 người, bao gồm các quan chức, nhà báo và bất cứ ai có thể vào sân để tận hưởng chút gì đó quen thuộc.

Bong da Anh ngay tro lai: Tram noi buon vui
 
Các cầu thủ sẽ dần nhận ra rằng mọi người vẫn đang theo dõi, nhất là ở những sân chiếu lại các đoạn phim từ ứng dụng Zoom quay lại cảnh người hâm mộ ăn mừng được quay ở các bảng quảng cáo góc sân, nhưng cũng có đủ ghế trống để nhận ra rằng họ đang nhảy múa cho...những hàng ghế trống xem. Jerry Seinfeld luôn nói rằng trình diễn hài trực tiếp luôn tuyệt hơn làm điều đó trên TV vì bạn có thể biết mình đang khiến người ta cười. Các cầu thủ đã ghi bàn trong những ngày gần đây đã bị tước đi sự hưng phấn thường thấy khi được NHM ăn mừng bàn thắng của họ. Tuy vậy, họ vẫn còn hai thứ để khích lệ: tiền bạc và sự ái mộ. Có thể họ vẫn nhận được hai điều trên, nhưng điều còn lại, sự sôi động trên sân bóng, thì không.
 
Bạn dần tự hỏi liệu đó có phải nguyên nhân vì sao chất lượng các trận đấu đã bị giảm xuống rất nhiều. Có lẽ 3 tháng không bóng đá là lý do lớn nhất, dù có tập nhiều đến đâu, các cơ bắp có thể mềm đi rất nhiều nếu không có những trận đấu. Nhưng sự lạ lùng khi có thể nghe thấy tiếng la hét cũng như những màn ăn mừng của mình dội vang bốn bề khi thường ngày không nghe thấy chúng bởi những tiếng ồn trên sân thực sự cũng tạo ra ảnh hưởng không kém.
 
Nói đủ về các cầu thủ rồi, giờ chúng ta sẽ nói về những người hâm mộ. Thứ bóng đá này đã khiến chúng ta có một suy nghĩ rằng: những gì diễn ra trên các khán đài của Premier League thực sự đáng xem hơn Premier League, tương tự như việc đêm giáng sinh luôn tuyệt hơn ngày giáng sinh vậy.
 
Có thật thế không ? Liệu đây có phải thứ chúng ta chờ đợi từ tháng 3 ?
 
Bạn dần cảm thấy như một đứa trẻ vô ơn, nhận được quà rồi lại đòi thêm một con ngựa. Thậm chí, nó khiến bạn phải tự hỏi: liệu tôi có thực sự thích bóng đá, hay chỉ thích những thứ xung quanh nó ? Nhưng rồi bạn nhớ ra mình cần phải kiên nhẫn, sau đó tin rằng mọi thứ sẽ tốt lên.
 
Trên hết, quan điểm chính của cuộc tranh luận của những người theo dõi bóng đá đó là: bạn có chấp nhận thứ âm thanh "giả tạo" trên TV. Một số cho rằng nó giúp cải thiện chất lượng trận đấu, khiến chúng dần ít giống một trận đấu tập hơn, số khác thì lại cho rằng nó khiến họ thấy giống chơi FIFA hơn là xem bóng đá thực.
 
Âm thanh của khán giả đã được thêm vào cho khán giả xem qua TV bởi các nhà đài cũng như SVĐ thông qua một phòng tối bởi một người theo dõi diễn biến trận đấu. Nhờ đó, các âm thanh sẽ đi theo đúng diễn biến trên sân: hò reo khi có bàn thắng, tiếng "ồ" tiếc nuối khi để lỡ cơ hội, thậm chí là...tiếng hô hoán phản đối. Thực sự rất thú vị khi nghĩ đến cảnh có một người đàn ông nào đó đang đứng trong studio cùng một chiếc cần gạt ghi trên đó dòng chữ: "hô hoán", kèm theo đó là "Chỉ giật khi gặp sự cố nhỏ" ghi ở phía dưới.
 
Có cảm giác rằng những thứ trên được tạo ra để tạo cho chúng ta cảm giác rằng mọi thứ vẫn ổn, nhưng rút cục, mọi thứ lại đi ngược lại, thậm chí khiến chúng ta cảm thấy như mọi thứ không hề bình thường chút nào. Những tiếng ồn trên sân này thực sự rất giống với những tiếng ồn trên sân ở những game bóng đá điện tử, một điều không có gì lạ khi xét đến chuyện các công tác trên sân được cung cấp bởi EA Sports), những lần cắt ngang, những phản ứng cứng nhắc ở các pha bóng cũng như những âm thanh rì rầm tạo ra bởi các máy thu thanh, cảm giác như có một cái tủ lạnh khổng lồ kề bên vậy. Thực tế, các trận đấu "thường" luôn có chút gì đó im lặng, sau đó là những sự vỡ òa trong cảm xúc ở các pha bóng.
 
Khi không có những âm thanh của các khán giả, chúng ta phải làm gì đó để xóa đi sự yên ắng. Ở trận Everton gặp Liverpool trên sân Goodison Park, một khu dân cư dân gần đó bắt đầu luyện tập thổi kèn saxophone ở khoảng giữa hiệp. Không rõ họ hay làm thế vào chủ nhật hay họ nghĩ rằng đây là lúc để tài năng âm nhạc của mình được vang xa. Bạn có thể nghe thấy những âm thanh này trên TV ở các buổi phỏng vấn sau trận khi Dominic Calvert-Lewin đang đưa ra phân tích của mình trên sân.
 
Một lợi ích của điều này đó là chúng ta có thể nghe được các cầu thủ nói gì với nhau, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm những góc nhìn chiến thuật tuyệt vời hay những chiến thuật khích lệ tinh thần từ các HLV hay cầu thủ, có lẽ bạn nên nghĩ lại. Những điều bạn có thể nghe thấy đó là...tiếng chửi thề, đôi khi khiến nhà đài phải xin lỗi về việc những tiếng chửi thề "đi lạc" vào các micro. Ở trận Tottenham hòa Man United, chúng ta có thể vài lần nghe thấy Jose Mourinho thúc giục "Winksy", khiến chúng ta dần bỏ đi cái ý niệm rằng các HLV có thể tạo nên ảnh hưởng xuyên suốt trận đấu, thêm vào đó, chúng ta cũng dần nhận ra rằng các phương pháp huấn luyện của họ trông cũng chẳng khác gì các bậc cha mẹ huấn luyện con cái mình đá bóng mỗi sáng chủ nhật vậy.
 
Có cảm giác bóng đá không khán giả đã gạt bỏ cái huyền bí của bóng đá và để lộ ra những sự thật khó chịu về bóng đá cũng như cuộc sống: chúng ta luôn nghĩ rằng mọi người luôn biết phải làm gì. Thế nhưng, họ thường không thực sự biết phải làm gì.
 
Một cách khác các HLV dùng để ảnh hưởng lên trận đấu đó là các pha thay người. Các đội bóng giờ đây được đăng ký 9 cầu thủ dự bị và được thay người 5 lần thay vì được đăng ký 7 cầu thủ dự và được thay tối đa 3 người ở các trận đấu thông thường. Ảnh hưởng chính của điều này đó là việc nó gây ra khó chịu khi luôn gián đoạn trận đấu, khiến chúng ta nhớ tới những trận giao hữu mà ở đó, các đội bóng có thể thay cả đội hình trong vòng một tiếng. Nhưng thực sự khó để có thể biết được thay đổi này đã ảnh hưởng thế nào lên các trận đấu: một vài bàn thắng muộn được ghi, điều có thể khiến người ta nghĩ rằng các cầu thủ mới vào sân đã tận dụng những đôi chân mệt mỏi của các cầu thủ đã thi đấu suốt 90 phút, tuy vậy, thống kê cho thấy chỉ một số ít trong số đó là được ghi bởi các cầu thủ dự bị.
 
Với một số người, có thể thấy rõ rằng những âm thanh được phát ra ở các trận đấu "bình thường" không phải là một sự cải thiện chất lượng, mà là một sự đánh lạc hướng. Vì vậy, họ dễ dàng theo dõi bóng đá hơn khi không có khán giả. Điều đó cũng đúng nếu như bạn là một người theo dõi bóng đá thực sự, tức dạng NHM chỉ tập trung vào 22 cầu thủ trên sân.
 
Việc xa rời bóng đá trong một khoảng thời gian dài cũng để lộ ra những sự mong manh của con người. Rõ ràng, việc nghỉ ngơi đã giúp các HLV đưa ra phương án, nghĩ về các trận đấu cũng như phát triển triết lý của mình. Tuy nhiên, nó cũng khiến họ nghị quá sâu, tự vấn mình nhiều hơn rồi sau đó đưa ra những phương án trông qua thì có vẻ tốt, nhưng lại nhanh chóng biến thành trò hề trên sân.
 
Ví dụ như Aston Villa, đội bóng đang trên đường xuống hạng.  Có lẽ hy vọng duy nhất của họ lúc này là Jack Grealish, chân kiến tạo vốn thi đấu xuất sắc ở vai trò cầm bóng và điều khiển nhịp độ trận đấu. Có lẽ vì vậy nên HLV Dean Smith nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu thi đấu bóng dài, điều đó đồng nghĩa với việc Grealish phải chứng kiến bóng bay qua đầu mình hoặc đẩy bóng lên tuyến trên, hướng đến các cầu thủ ở tuyến tiền đạo.

mikel arteta
 
Arsenal cũng vậy. Họ phải chấp nhận một điều rằng Arteta, người được giao trọng trách xây dựng lại Arsenal hồi tháng 12, sẽ làm được điều đó trong 3 tháng nghỉ ngơi, sẽ giúp cái đội hình này trở lại phong độ. Tuy nhiên, Arsenal ngày trở lại một lần nữa thể hiện bộ mặt bạc nhược của mình thậm chí còn nhiều hơn trước. Ví dụ tiêu biểu chính là việc Bukayo Saka, người hồi đầu mùa thi đấu tốt ở vị trí hậu vệ trái, đòi chơi ở vị trí số 10.
 
Những ngày gần đây thực sự  lạ nhưng cũng dễ chịu. Có thể điều tương tự cũng xảy ra ở nước Mỹ khi MLS và NWSL trở lại. Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng đã quen với điều này nhanh như thế nào. Khi đó, bạn sẽ rất vui. Tóm lại, dù các trận đấu này có khiến bạn khó chịu thế nào, bạn vẫn sẽ cảm thấy vui khi biết được rằng: bóng đá đã quay trở lại.
 
Dịch từ bài viết: "Takeaways from the Premier League’s return: The differences and familiar comforts" của tác giả Nick Miller đăng trên The Athletics:
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khi bóng đá ngày càng trở thành công cụ bất chấp để kiếm tiền

Premier League một lần nữa bỏ nghỉ đông, trong khi những giải đấu ở cấp độ CLB khác như Champions League hay FIFA Club World Cup cũng tăng số đội tham dự, đồng nghĩa với việc tăng số trận đấu. Tình trạng tương tự cũng xuất hiện ở ĐTQG. Sau tất cả, chỉ những cầu thủ là người chịu thiệt thòi!

Tại sao các đội bóng Premier League không mạnh tay ở phiên chợ hè 2024?

Thị trường chuyển nhượng mùa hè 2024 tại nước Anh đã chính thức đóng cửa vào thứ Sáu tuần trước theo một cách khá ảm đạm. Ngày hạ màn đã không diễn ra theo đúng kỳ vọng, nhất là khi một vài thương vụ bom tấn từng được đề cập nhiều trước đó đã không trở thành hiện thực. Chúng ta có thể kể đến trường hợp của Marc Guehi chuyển đến Newcastle, hay như câu chuyện tốn nhiều giấy mực nhất về việc Victor Osimhen đầu quân cho Chelsea. Vậy đâu là nguyên nhân?

Xếp hạng chuyển nhượng của các CLB Premier League 2024: Man United làm tốt nhất

Kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024 chứng kiến 20 CLB Premier League chi gần 2 tỷ bảng Anh để mua về hàng trăm con người có kỹ năng dứt điểm, đánh đầu hoặc bắt bóng. Một số đội mua sắm như thể ở Lotte Mall, một số đội đến chợ Phùng Khoang và có một CLB mua cầu thủ như chơi Football Manager ngoài đời thực (Chelsea).

Quả bóng Vàng 2024 sẽ thuộc về ai?

Rạng sáng hôm nay 5/9, tạp chí France Football đã công bố danh sách 30 ứng cử viên cho danh hiệu quả bóng vàng 2024. Lần đầu tiên sau 21 năm, cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo đều không có tên trong danh sách đề cử. Có thể nói, tuổi tác cộng với việc không còn chơi bóng ở lục địa già, khả năng để hai huyền thoại sống này trở lại danh sách kia gần như không còn nữa.

X
top-arrow