Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

Đoàn Việt Nam bị xử ép: Chuyện quá đổi bình thường ở SEA Games

Thứ Sáu 20/12/2013 10:57(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Các đoàn thể thao, đặc biệt là đoàn TTVN liên tục than phiền về chuyện chủ nhà Myanmar được trọng tài ưu ái. Tuy nhiên, nếu xét kỹ, nếu không câu chuyện trên, e rằng SEA Games 27 không thể tồn tại, và phong trào SEA Games nói chung đã biến mấ

Nếu nhìn vào số lượng HCV mà đoàn chủ nhà Myanmar có được tính cho đến thời điểm này, so với số HCV mà họ từng có ở các kỳ đại hội trước, rõ ràng bất thường. Tính cho đến hết ngày 18/12, Myanmar đoạt 53 HCV, cách nay 2 năm, ở SEA Games 26, họ chỉ có vỏn vẹn 16 HCV.

Các nội dung quyền mang tính biểu diễn luôn là những nội dung gây tranh cãi về cách chấm điểm
Các nội dung quyền mang tính biểu diễn luôn là những nội dung gây tranh cãi về cách chấm điểm

Khoảng chênh lệch vài chục tấm HCV chỉ sau 2 năm ngắn ngủi ấy chắc chắn không thể nào đến từ chuyện xuất hiện ồ ạt một lứa VĐV có tài năng vượt trội hẳn so với chính các thế hệ VĐV mà Myanmar từng có. Và nếu không đến từ tài năng của các VĐV, hoặc nói cách khác nếu VĐV Myanmar không thắng được VĐV của các nước khác bằng năng lực một cách rõ ràng, thì thôi cứ để… trọng tài làm hộ.

Chúng tôi không có ý ủng hộ cho cách gom huy chương kiểu ấy, cũng không có ý trách các VĐV, HLV khi họ bức xúc rồi phản ứng trọng tài, vì cho rằng mình bị xử ép. Đấy hoàn toàn là câu chuyện không mới, nhưng vấn đề cũ rích liên quan đến trọng tài và nước chủ nhà cứ tồn tại hết kỳ SEA Games đến kỳ SEA Games khác thì lại là một vấn đề hoàn toàn khác.

Và nếu các VĐV, HLV của chúng ta đã chất vấn các trọng tài, chất vấn BTC của từng môn thi đấu ở mỗi kỳ SEA Games mà vẫn không ăn thua, có lẽ họ phải chất vấn luôn cả Đại hội đồng thể thao Đông Nam Á, trong đó bao gồm cả các quan chức của TTVN có tên trong đại hội đồng ấy.

Các môn thường bị than phiền về vấn đề trọng tài là những nhóm môn mang tính biểu diễn, chấm điểm hoàn toàn bằng cảm tính. Mà đã là cảm tính thì khó nói ai giống ai. Khi cảm thụ cái đẹp, mỗi người cảm thụ theo một góc nhìn khác nhau, có người thích hoa hồng, có người yêu hoa sen, người khác chỉ mê hoa Cúc…Trong các bài thi mang tính biểu diễn cũng vậy, chúng ta nói chúng ta múa đẹp, nhưng đấy là dưới góc nhìn của chúng ta, còn trọng tài không đồng ý với quan điểm này thì sao? Ai làm gì được họ?

Khác biệt cơ bản của Olympic và SEA Games là ở chỗ đó. Olympic rất hiếm các môn biểu diễn. Các môn võ của Olympic làm gì có các bài thi quyền nặng tính trình diễn như Kempo, Wushu, Karatedo, Taekwondo… như ở SEA Games.

2 môn võ nổi tiếng nhất Olympic là Boxing và Taekwondo là đấu đối kháng hẳn hoi. Dĩ nhiên, không bao giờ loại trừ hoàn toàn những trường hợp trọng tài “ăn gian”, nhưng trong đấu đối kháng muốn ăn gian khó hơn nhiều. Cụ thể là một người bị đấm, bị đá sưng mày sưng mặt trong thi đấu đối kháng, với một người mặt mày vẫn còn tỉnh táo thì khán giả thoạt nhìn cũng có thể đoán được ai chiến thắng.

Riêng các môn biểu diễn ở Olympic gồm TDDC, cưỡi ngựa nghệ thuật và nhảy cầu cũng khó chấm điểm bậy hơn hẳn các môn biểu diễn ở SEA Games. Riêng ở 2 môn TDDC và cưỡi ngựa nghệ thuật, thi không khéo là té lộn cổ chứ chẳng chơi, lúc đó trọng tài có muốn thiên vị chắc cũng chẳng dám.

SEA Games vốn dĩ gây tranh cãi vì ở sân chơi này tồn tại quá nhiều môn chỉ đơn thuần biểu diễn, quá nhiều môn mang tính cảm tính, có quá nhiều môn không đáng để tồn tại. Nhưng nó vẫn tồn tại vì theo giải thích của nhiều quan chức thể thao, trong đó có cả các quan chức của chúng ta, rằng nếu không thi các môn ấy ở SEA Games, một bộ phận không nhỏ VĐV, HLV sẽ chẳng biết tranh tài ở đâu? Và thành ra tiền đầu tư cho các môn vừa nêu sẽ trở thành lãng phí, nếu không được đưa đi tranh tài.

Và nếu đã chấp nhận các môn nặng tình trình diễn ấy tồn tại, chúng ta cũng chẳng nên than phiền quá nhiều, điều đó nói cho cùng là vô ích và vô nghĩa. Dám cá rằng, nếu không dựa vào những môn chấm điểm theo cảm tính để nâng số lượng HCV, chắc gì chủ nhà Myanmar đã chịu tổ chức SEA Games 27? Nhiều quốc gia chủ nhà khác trước đó và sau này có khi cũng vậy thôi, và khi đó chắc gì SEA Games còn tồn tại?

Chỉ có một cách để giảm bớt tranh cãi ở SEA Games, đó là loại bớt các môn nặng tính trình diễn. Nhưng làm thế thì như đã nói ở trên, sẽ có nhiều lời than phiền khác về chuyện hàng loạt VĐV, HLV thiếu sân chơi, và ngay chính nhiều bộ phận trong ngành thể thao của chúng ta chắc gì đã chịu?

Theo Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X